Ngày xửa, ngày xưa, có một chàng hoàng tử chuyên bán cháo giò.
Thật ra, chỉ có cháo giò, chứ không có ngày xửa ngày xưa, mà cũng không có chàng hoàng tử nào hết; nhưng nói chuyện không có đầu có đũa coi sao đặng, thế cho nên mới cậy sự tích.
Cháo nói chung là món ăn dễ tiêu, thường dành cho trẻ con và người bệnh. Tuy nhiên, cũng có những món cháo khó tiêu, nếu như món cháo đó dùng phẩm màu hoặc những phụ gia thực phẩm khác không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế. Trong những trường hợp đó, cháo không những trở nên khó tiêu mà còn có thể gây ngộ độc.
Chính vì thế, trên một số nẻo đường thành phố, xuất hiện một số băng – rôn căng ngang đường, nội dung đại ý kêu gọi không dùng phẩm màu và phụ gia không được phép rồi gì gì nữa đó. Khẩu hiệu trên băng-rôn khá dài, nếu đọc hết, có nguy cơ bị xe sau đít bóp còi hoặc tệ hơn tung cho gãy cổ trước khi ngộ độc thực phẩm. Lẽ ra, khẩu hiệu có thể rút ngắn thành: “Không khuyến khích đầu độc người khác”:)
Chưa thấy cơ quan nào đánh giá hiệu quả tác động của những khẩu hiệu như vậy đến hành vi của những người đọc hết băng-rôn mà chưa gãy cổ. Cũng chưa thấy cơ quan nào thống kê số tai nạn giao thông xảy ra do những công dân kiểu mẫu sống làm việc theo pháp luật [và khẩu hiệu] cố gắng đọc bằng hết băng-rôn.
Tuy nhiên, dù băng-rôn có đề cập thực phẩm nói chung, thì món cháo giò nói riêng không nằm trên băng rôn mà nằm [trong cuộc sống] ở trước mặt.
Cuộc sống ở trước mặt của Romain Gary là một tiểu thuyết tuyệt vời về tình yêu của một cậu bé Ả-rập và người yêu 65 tuổi nặng 95 cân người Do Thái.
Trước khi ăn cháo: Mối tình đẹp không phải là mối tình mà tình nhân mong bên nhau mãi mãi. Khi thời gian trôi đi theo chiều tự nhiên thì mọi mối tình đều phải đến hồi kết. Mối tình đẹp là mối tình mà tình nhân mong muốn thời gian trôi ngược chiều để thấy quả táo rụng từ từ lăn về gốc rồi nhảy lại lên cành, đế thấy người yêu già nua trẻ lại, để mọi kết thúc quay về chốn khởi đầu. Cậu bé Momo mười tuổi đã nghĩ như thế (hoặc tôi nghĩ rằng Momo nghĩ như thế) trong lúc xem người ta lồng tiếng dựng phim cho phim giật lùi.
Allah là tên của Chúa trời/ Thượng đế theo Hồi giáo, nên “thánh Allah” tuy là một cách viết phổ biến nhưng có lẽ là không đúng (ref tr.128).
Cháo lua quanh, nợ trả dần. Ăn cháo chớ nên vội vàng, vì thế nấu cháo cũng quanh co một tí!
món cháo còn đang nấu dở hay sao mà chỉ có nhỏn miếng giò thế, anh?
ReplyDeleteMomo mười tuổi nghĩ đẹp quá, mà sao nghĩ giống Quang Dũng ghê, hihi :D
ReplyDeleteCafe: Giò mỗi cái, lắm phụ gia!:)
ReplyDeletehơ hơ.. entry về cháo.. nhưng thích đoạn trích cuối cùng của tác giả.
ReplyDelete"Đường trơn thì đi cho chóng, cháo nóng thì úp vòng quanh", cái này là mới thổi thổi chứ đã biết cháo ra sao đâu.
ReplyDeleteGiữ lại cái tên Allah (khi dịch) để chỉ Chúa/Thượng đế của người đạo Hồi cũng có cái hay, để phân biệt với Chúa của người Cơ đốc giáo, vì Chúa của Hồi giáo và Cơ đốc giáo tuy giống nhau mà lại khác nhau. Chúa của Hồi giáo là độc nhất (và bạo lực hơn :D)trong khi Chúa của Cơ đốc giáo có ba ngôi (Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần).
ReplyDeleteNhưng nếu dịch là "thánh Allah" dễ gây hiểu lầm Allah là ông thần ông thánh nào đó.
Polka Dots: You made the point!
ReplyDeleteDi sản mất mát:Đấy không phải đoạn trích!
em thích nhất là cháo hến ạ!
ReplyDeletehic hic hic
ReplyDeleteĐọc bài viết này của anh Mund, em liên tưởng đến phim The Curious Case of Benjamin Button. :)
ReplyDeleteAh mà cho em hỏi anh Mund là anh đọc sách thì anh thường đọc sách tiếng Việt hay tiếng Anh (đối với những tác phẩm nước ngoài)?
Dạo này toàn đọc bằng tiếng Mường bạn:)
ReplyDeleteĐùa chứ có gì đọc nấy.
Hôm nào chị về vào Sè goòng chơi, rủ Mun đi ăn cháo giò nhé. :)
ReplyDelete