Tôi chả nhớ đích xác lần đầu tiên mình đi taxi là khi nào, nhưng tôi
chắc chắn rằng đến bây giờ mình phải có trên hai mươi năm kinh nghiệm đi taxi
chứ không ít. Từ khi chưa đi taxi lần nào tôi đã biết taxi là một
phương tiện tốn tiền, nhờ vào sách Streamline English. Cái thời tôi bập
bẹ tiếng Anh, cả nước học cùng một giáo trình Anh ngữ. À, có thể hai,
ngoài Streamline English còn có New Concepts,
cả hai đều có những băng cát-sét sang đi sang lại chục lần, nghe tiếng
người nói thì ít, tiếng rọt rẹt thì nhiều, đâm ra có một thế hệ nói
tiếng Anh mở mồm ra toàn ọt ẹt. Sách Streamline English có một mẩu hội
thoại đại khái một cô bảo anh đi taxi đi thì anh kia trả lời tao ếch
phải là mi lơ ne. Từ đó tôi hiểu rằng phải mi lơ ne mới đi taxi được,
nên dân Việt bây giờ hầu như ai cũng [từng] đi taxi.
Tôi ghét
mọi sự khát quát hóa vội vàng, nhưng tôi tin quan sát taxi cho ta biết
khá nhiều điều về một thành phố. Ở Brisbane, Úc, các bác tài taxi thường rất
lịch thiệp, khách ngồi lên taxi rồi, đợi khách thắt dây an toàn xong sẽ
nhã nhặn hỏi, “Where are you travelling today?”. Thời tôi mới sang Úc,
do ảnh hưởng của sách Streamline English, nên cứ tưởng họ hỏi mình tính
du lịch ở đâu. Mất một thời gian tôi mới nhận ra “travel” không nhất
thiết phải là “du lịch” mà đơn giản chỉ là đi. Ở Singapore, tài xế taxi
thường là các bác người Hoa già, nói tiếng Anh đậm giọng Hoa, phóng xe
rất nhanh, thái độ cũng rất chuyên nghiệp, nhận thanh toán bằng thẻ tín
dụng. Ở New York, giữa hành khách và tài xế, có một tấm kính chắn lên ắt
vì tỷ lệ tội phạm cao ở đây, khách và tài xế giao tiếp với nhau thông
qua mấy cái lỗ thông hơi . Tài xế taxi ở Mỹ gọi khách bằng sir, lịch sự
nhưng không vồn vã, và dĩ nhiên khi xuống xe chớ quên tiền tip. Tài xế
taxi ở Thượng Hải hay Quảng Châu thì ưa đổi làn liên tục, hình như triết
lý của họ là làm đầy mọi khoảng trống, nên thấy bất cứ khoảng trống ở bất
cứ làn nào là lao vào ngay. Triết lý này phù hợp với những người thiếu
kiên nhẫn nhưng không thích hợp lắm với hội tiền đình.
Tài xế
taxi ở Sài Gòn những năm trước thì có tật ưa để tổng đài kêu rột rẹt,
nhưng giờ thì đỡ nhiều rồi. Lên taxi ở Sài Gòn, thường khách là người
nói nơi đến, vì các bác taxi Sài Gòn nhìn chung khá kiệm lời. So với
taxi Hà Nội chẳng hạn, thì các bác tài Sài Gòn đã ít bấm còi hơn rất
nhiều, và nói chung là không có kiểu đá đèn đòi vượt liên tục. Tài xế
taxi ở Đà Nẵng và Hội An lái xe lành, dễ thương, tuy nhiên vẫn có tật ưa
bấm còi.
Mặc dù vậy, vô địch thủ về bấm còi vẫn là taxi Hà
Nội. Các bác tài ở đây cũng rất ít kiên nhẫn, ưa đổi làn, và ưa chạy sát
đít xe trước và nhá đèn. Họ cũng tích cực tham gia câu chuyện của
khách. Nhiều lúc khách đang say sưa nói chuyện với nhau, chợt giật mình cái độp
vì từ ghế trước bác tài hào hứng lên tiếng góp chuyện. Khi không góp
chuyện, thì họ có thể gọi điện thoại, có khi còn nhắn tin, hoặc cao hứng
cất tiếng hát. Có lần, trên đường từ sân bay về, bác tài của tôi liên
tục gọi điện cho ai đó để hẹn điểm đón khách. Tôi bảo anh đang chở khách
đây, khi nào khách xuống rồi thì anh hãy lo tìm khách khác chứ. Bác tài
nghe chừng rất ngạc nhiên, bảo phải lo trước để khách này xuống thì có
khách khác ngay. Anh chăm tăng gia sản xuất thế, vợ con ắt rất vui, riêng
khách thì không vui lắm vì sợ anh ủn đít xe trước hay lủi vào con lươn.
Vậy hơn hai mươi năm kinh nghiệm đi taxi có ích gì? Thật ra cũng chẳng
ích gì, ngoài việc giúp gõ được vài dòng gọi là mua vui cũng được
một vài phút nghỉ trưa.
Monday 19 May 2014
Friday 2 May 2014
Giai cấp công nhân tiên tiến
Hôm
nay, thứ sáu ngày 2/5, ngày Quốc tế các Công chức, Viên chức, giai cấp
công nhân tiên tiến do không phải công chức viên chức nên vẫn đi làm.
Đường vắng như ngày giáp Tết, nên chẳng mấy chốc giai cấp công nhân đến
văn phòng, sớm hơm ngày thường những mười lăm phút. Văn phòng cũng vắng,
giai cấp công nhân bèn review nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ mới khai
trương.
Chuyện là người công nhân nghe báo đài nói Fahasa khai trương nhà sách mới ở 40 Nguyễn Huệ nên xăng xái đi xem. Đến nơi, hóa ra nó chính là nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ cũ, chỉ mông má lại chút ít, thế mà cứ ầm ĩ khai trương với chả khánh thành. Nhà sách bình mới rượu cũ, bình cũ rượu mới này về cơ bản không khác gì nhà sách trước đây, vị trí các phân khu sách vẫn thế, phong thủy vẫn ở chỗ phong thủy, đồ chơi vẫn ở chỗ đồ chơi, chỉ trông sáng sủa, sạch sẽ hơn vì mới được tân trang nội thất. Chắc ai đó vẫn tiếc mấy tấm thảm đỏ đỏ cũ cũ bẩn bẩn, nên đôi chỗ vẫn để lại như xưa, nhìn vào rất miên man ký ức. Một số kệ được dẹp bớt, chừa chỗ cho lối đi, nên trông thoáng hơn. Sách có cố sắp xếp để dễ nhìn hơn, các đầu sách cùng tác giả được xếp gần nhau, nhưng nhìn chung vẫn không hiểu được xếp theo trật tự nào, muốn tìm một đầu sách nhất định thì không có cách nào ngoài việc rảo hết các dãy kệ.
Sách ngoại văn dồi dào hơn trước. Khu tiểu thuyết, trước đây thường chỉ có sách trinh thám, hình sự và tiểu thuyết classic, thì nay có khá nhiều tiểu thuyết văn học đương đại. Một số tác giả được ưu ái khác thường: John Banville, Cormac McCarthy, Breathe Easton Ellis, Don Delillo mỗi người có năm bảy đầu sách. Có cả Essays in Love của Alain de Botton, The Savage Detectives của Roberto Bolano, Three Strong Women tức Ba phụ nữ can đảm của Van Ho. Đặc biệt, có tới bốn cuốn của Cees Nooteboom, nhà văn Hà Lan, mấy lần ngấp nghé Nobel. Giá các cuốn này đều khá mềm so với giá bán ở nước ngoài, thậm chí mềm so với sách Việt của NXB Trẻ hay Phương Nam. Cuốn The Savage Detectives đâu có hơn hai trăm ngàn, còn Blood Meridian của Cormac McCarthy có trăm chín chục.
Giai cấp công nhân đi về mà không mua cuốn nào, trừ bốn tập Doraemon cho giai cấp công nhân con. Trước đây, Fahasa mà lòi ra một đầu sách như thế thì biết tay chàng. Nhưng bây giờ, hơi nhiều lựa chọn tí, chàng đâm chảnh, tự nhủ, nhiều cuốn hay ho thế, chắc chả ai mua, lúc nào mình mua chả được. Về nhà, giai cấp công nhân lôi từ kho sách 3.000 cuốn của mình ra, bắt đầu đọc The Spy Came In From the Cold. Phê phê là.
Chuyện là người công nhân nghe báo đài nói Fahasa khai trương nhà sách mới ở 40 Nguyễn Huệ nên xăng xái đi xem. Đến nơi, hóa ra nó chính là nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ cũ, chỉ mông má lại chút ít, thế mà cứ ầm ĩ khai trương với chả khánh thành. Nhà sách bình mới rượu cũ, bình cũ rượu mới này về cơ bản không khác gì nhà sách trước đây, vị trí các phân khu sách vẫn thế, phong thủy vẫn ở chỗ phong thủy, đồ chơi vẫn ở chỗ đồ chơi, chỉ trông sáng sủa, sạch sẽ hơn vì mới được tân trang nội thất. Chắc ai đó vẫn tiếc mấy tấm thảm đỏ đỏ cũ cũ bẩn bẩn, nên đôi chỗ vẫn để lại như xưa, nhìn vào rất miên man ký ức. Một số kệ được dẹp bớt, chừa chỗ cho lối đi, nên trông thoáng hơn. Sách có cố sắp xếp để dễ nhìn hơn, các đầu sách cùng tác giả được xếp gần nhau, nhưng nhìn chung vẫn không hiểu được xếp theo trật tự nào, muốn tìm một đầu sách nhất định thì không có cách nào ngoài việc rảo hết các dãy kệ.
Sách ngoại văn dồi dào hơn trước. Khu tiểu thuyết, trước đây thường chỉ có sách trinh thám, hình sự và tiểu thuyết classic, thì nay có khá nhiều tiểu thuyết văn học đương đại. Một số tác giả được ưu ái khác thường: John Banville, Cormac McCarthy, Breathe Easton Ellis, Don Delillo mỗi người có năm bảy đầu sách. Có cả Essays in Love của Alain de Botton, The Savage Detectives của Roberto Bolano, Three Strong Women tức Ba phụ nữ can đảm của Van Ho. Đặc biệt, có tới bốn cuốn của Cees Nooteboom, nhà văn Hà Lan, mấy lần ngấp nghé Nobel. Giá các cuốn này đều khá mềm so với giá bán ở nước ngoài, thậm chí mềm so với sách Việt của NXB Trẻ hay Phương Nam. Cuốn The Savage Detectives đâu có hơn hai trăm ngàn, còn Blood Meridian của Cormac McCarthy có trăm chín chục.
Giai cấp công nhân đi về mà không mua cuốn nào, trừ bốn tập Doraemon cho giai cấp công nhân con. Trước đây, Fahasa mà lòi ra một đầu sách như thế thì biết tay chàng. Nhưng bây giờ, hơi nhiều lựa chọn tí, chàng đâm chảnh, tự nhủ, nhiều cuốn hay ho thế, chắc chả ai mua, lúc nào mình mua chả được. Về nhà, giai cấp công nhân lôi từ kho sách 3.000 cuốn của mình ra, bắt đầu đọc The Spy Came In From the Cold. Phê phê là.
Thursday 1 May 2014
Tư cách của độc giả
Sau hai năm lãng du với tiểu thuyết (Sông) và thơ (Chấm), với Đảo, Nguyễn Ngọc Tư trở lại với thể loại
sở trường của mình, truyện ngắn, và ngay lập tức chúng ta có một dấu ấn. Mặc dù
những truyện ngắn trong tập này không hoàn toàn mới được viết, nhưng khi đọc
chúng trong một tổng thể, dấu ấn đó dễ nhận ra hơn. Nếu với Ngọn đèn không tắt, Nguyễn Ngọc Tư thông
báo sự xuất hiện của một nhà văn, với Cánh
đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư khẳng định tư cách nhà văn của mình với đông đảo
độc giả, thì với Đảo, Nguyễn Ngọc Tư
xác định một tư cách mới: tư cách của độc giả.
Ở Đảo, chúng ta gặp
lại những câu lúc nào cũng gọn ghẽ, những từ lạ lẫm được ném ra bất ngờ dễ làm
ta u ơ, và gặp lại một thứ văn xuôi đầy nhạc tính (dẫu ta biết tác giả chỉ ưa
nhạc tài tử chứ không phải jazz hay alternative!) Ở Đảo,
chúng ta gặp lại những cảnh quê buồn tẻ, những mảnh đời tuyệt vọng của những
con người bình dân, chúng được nắm bắt thần tình, và được kể một cách cuốn hút,
thường từ những dòng đầu tiên. Đó chính là một Nguyễn Ngọc Tư mà chúng ta quen
thuộc.
Nhưng ở Đảo còn có
một Nguyễn Ngọc Tư khác, một Nguyễn Ngọc Tư nhà văn-độc giả, một Nguyễn Ngọc Tư
vận dụng vốn đọc thâm hậu không kém ngòi bút của mình vào tác phẩm. Trong tập này, lần đầu tiên chúng ta thấy có những
truyện mà ở đó trên nền những chất liệu quen thuộc Nguyễn Ngọc Tư tư duy về
ngôn ngữ, về sự đọc hoặc sự viết, hoặc xây dựng truyện với những cú nháy mắt tới
sự đọc và sự viết. Tình cờ, hoặc không tình cờ, đó cũng là những truyện xuất sắc
nhất tập.
Trong Biến mất ở Thư
viên, khi người yêu biến mất vào trong những trang sách, thì cô gái trở
thành một người đọc, cô chăm chú đọc đến độ người yêu kế tiếp của cô cũng biến
mất vào những trang sách, ắt để mong được nhìn thấy. Trong Vị
của lời câm, bi kịch của người con gái được khắc hoạ từ một khía cạnh độc
đáo của ngôn ngữ: lời. Hay chính xác hơn, lời không được nói ra, lời “ngậm lâu
nên chúng bợt bạt, tả tơi”, lời bị “nuốt trộng”, “mắc nghẹt muốn nín thở”. Còn
trong Đánh mất cô dâu, thì nhân vật
trong thao tác viết của tác giả lẫn lộn vào một câu chuyện về một cô dâu nào đó
rất có vẻ như có thật đâu đó ngoài đời.
Truyện đặc sắc hơn cả chính là truyện đặt ở cuối tập, Tro tàn rực rỡ. Đó là một truyện ngắn gần
như hoàn hảo, mà chỉ để phân tích một chi tiết chẳng hạn như “cái nhìn” trong
truyện này, ta có thể cần tới vài ba trang giấy. Với nhân vật người vợ - người kể chuyện trong
truyện này, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nên một nàng Scheherazade của riêng
mình. Nàng Scheherazade trong Nghìn lẻ một đêm kể chuyện để giữ tính mạng,
còn nàng Scheherazade của Nguyễn Ngọc Tư kể về những đám cháy nhà của một
đôi vợ chồng hàng xóm để chồng mình về nhà, để chồng mình nghe, hòng tìm lại
cái nhìn ngây say của đêm định mệnh xưa. Khi không còn đám cháy nào nữa để kể,
thì rất có thể chồng không về nữa.
Nếu có chỗ nào không hài lòng với Đảo, thì đó là đôi lúc tác giả tỏ ra hơi cầu kỳ với từ ngữ. Cầu vồng
vẫn có thể “chói chang” chứ không nhất thiết phải lộn ngược thành “chang chói”
(truyện Lưu lạc), hay một chàng thanh niên hai mươi bốn tuổi mà “xấp
xãi tắm táp” (truyện Biến mất ở Thư Viên)
nghe có vẻ hơi kém thanh niên đi một chút! Mặc dù vậy, với Đảo, Nguyễn Ngọc Tư đã làm khó những ai nhăm nhe ý định làm tuyển tập
truyện ngắn hay trong năm hay trong mười năm qua.v.v. bởi Đảo cung cấp nhiều hơn một ứng cử viên.
Quân Khuê
http://tusach.tuoitre.vn/ArticleView.aspx?ArticleID=605260
Subscribe to:
Posts (Atom)
-
Từ điển Bắc - Nam Những ai đã từng sống ở cả Sài Gòn (tiêu biểu cho miền Nam) và Hà Nội (tiêu biểu cho miền Bắc) sẽ không khó mà nhận ra ...
-
BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN Tôi có người bạn viết ba cuốn sách vài trăm nghìn chữ mất 7 năm, lấy tựa chung “Bất hạnh là một ...
-
Chỉ có đọc lại mới đáng kể - một nhà nào đó đã nói về việc đọc sách, chính xác lại là "đọc lại sách", như thế. Một nhà nào đó k...