Tuesday 29 November 2011

Trên tủ giày có hoa




Hoa này là hoa anh ơi
Là hoa một bữa đẹp trời ta đi
(Xuân Diệu)


Đùa chứ không phải hoa anh ơi, càng không phải hoa em ơi, còn là hoa gì thì tùy người. Chẳng hạn, tôi thì thấy nó đúng là hoa pensée (păng-xê), còn cô bán hàng thì gọi đây là hoa cẩm nhung. Đằng nào thì đưa hoa cho tôi xong, cô bán hoa vẫn dịu dàng, khẽ khàng, ngọt ngào nói: Anh ơi, cho em xin bốn mươi ngàn!

Hoa này ít khi tôi thấy có ở Sài Gòn, nên thấy thì mua vội, dù biết rằng nhà không có bình nào cắm cho hợp. Về nhà, nhìn quanh nhìn quất thấy có cái hũ này là vừa nhất. Đây vốn là hũ cà phê tan Tchibo. Dạo này tôi toàn uống lại này, hay Nes Cafe Gold, cứ hai muỗng cà phê hai muỗng đường nửa phần nước sôi nửa phần sữa tươi pha ra khá giống cafe latte cứ thế mà quất tì tì nên nhà có kha khá hũ này ai muốn xin về cắm hoa thì cứ bảo một tiếng:). Thế nào cũng có người chê tôi uống cafe nhạt toẹt, ấy nhưng mà tôi bây giờ dễ tính lắm, cà phê kiểu gì uống cũng xong, cafe hòa tan được cái đỡ phải chờ cafe rơi từng giọt và nhất là đỡ phải rửa phin. Vả lại, giờ tôi cũng đã có tuổi, sắp về hưu rồi (có bạn trên FB bảo tôi thế), uống cà phê đặc quá chịu không nổi. Thời trai trẻ uống liền tù tì ba ly cà phê đen đặc không sao, chứ giờ làm hai ly cà phê Highlands đã say đứ đừ.

Tôi post hình hoa theo chủ trương thỉnh thoảng có một ngày không /sách/. Nghiêm cấm mọi bình phẩm về nghệ thuật chụp ảnh.



Update: Theo góp ý của bạn [già] lamnguyen bên dưới, bình hoa ở trên không phải penseé mà là cẩm chướng Nhật.  Hoa penseé theo ảnh trên internet nó ra thế này:





Sunday 27 November 2011

Bóng tiếp tục lăn...

Tiếp tục trích dịch bài phỏng vấn Bolano của tạp chí Playboy. Phần đầu ở đây


PLAYBOY:  Ngày ông trở thành bố lần đầu là ngày như thế nào?
BOLANO: Lúc đó là buổi tối, trước nửa đêm một chút,  tôi đang ở một mình và vì không được hút thuốc trong  bệnh viện nên tôi hút thuốc gần như  là cheo leo trên gờ cửa cách mặt đất bốn tầng.  Hên là  không ai nhìn thấy tôi từ dưới đường.  Amado Nervo  [nhà thơ Mexico] sẽ nói là không ai ngoại trừ mặt trăng. Khi trở vào, một y tá  bảo tôi rằng con trai tôi đã chào đời.  Cu cậu khá to, gần như hoàn toàn hói, và mắt nó mở to như thể muốn hỏi cái thằng cha đang ẵm mình là ai.
PLAYBOY: Liệu Lautaro sẽ trở thành nhà văn?
BOLANO:  Tôi chỉ mong nó hạnh phúc. Cũng có nghĩa là tốt hơn nếu nó làm gì đó khác. Chẳng hạn phi công, bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ, hay [bét ra thì cũng làm:)] biên tập viên.
PLAYBOY: Ông thấy cậu ấy giống ông ở điểm nào?
BOLANO: May mà nó giống mẹ nó hơn giống tôi.
PLAYBOY:  Ông có quan tâm tới xếp hạng doanh số sách của ông?
BOLANO: Không tẹo nào.
PLAYBOY: Ông có bao giờ nghĩ về độc giả của ông?
BOLANO:  Hầu như không bao giờ.
PLAYBOY:  Trong tất cả những điều độc giả đã nói về sách của ông, điều gì khiến ông xúc động?
BOLANO:  Tôi xúc động vì độc giả nói chung, vì những ai vẫn còn dám đọc Từ điển triết học của Voltaire, một trong những cuốn sách thú vị và hiện đại nhất mà tôi biết. Tôi xúc động vì lòng dũng cảm của những người trẻ tuổi đọc Cortazar và Parra, như tôi đã từng đọc họ và như tôi vẫn cố đọc họ. Tôi xúc động vì những người trẻ tuổi gối lên sách mà ngủ.  Sách là cái gối tốt nhất bạn có thể có.
PLAYBOY: Điều gì làm ông giận dữ?
BOLANO: Đến thời điểm này giận dữ chỉ tổ mất thời gian. Và đáng buồn là,  ở tuổi của tôi thời gian rất quan trọng.
PLAYBOY: Điều gì làm ông chán?
BOLANO:   Bài diễn văn rỗng tuếch của cánh Tả. Tôi coi bài diễn văn rỗng tuếch của cánh Hữu là chuyện tất nhiên.
PLAYBOY:  Điều gì khiến ông thích thú?
BOLANO: Ngắm con gái Alexandra của tôi chơi đùa.  Bữa sáng ở một quán bar bên bờ biển và ăn bánh croissant trong khi đọc báo. Tác phẩm của Borges. Tác phẩm của Bioy. Tác phẩm của Bustos Domecq [bút danh dùng cho các tác phẩm hợp tác giữa Borges và Bioy]. Làm tình.
PLAYBOY:  Ông biết tin mình bệnh nặng khi nào?
BOLANO: Năm 1992.
PLAYBOY:  Có phần nào trong tính cách của ông thay đổi do bệnh của ông?
BOLANO: Không có gì thay đổi. Tôi phát hiện ra là mình không bất tử, và ở tuổi ba mươi tám phát hiện như vậy là cũng đúng lúc.
PLAYBOY: Trước khi chết ông có muốn làm điều gì?
BOLANO:  Không có gì đặc biệt. Ừm, dĩ nhiên tôi thích mình không chết hơn. Nhưng sớm muộn gì thì quý bà vĩ đại ấy cũng bước vào thôi. Vấn đề là đôi khi bà ta không phải là quý bà, nói chi đến vĩ đại. Thay vào đó, như Nicanor Parra nói trong một bài thơ, bà ta là một con điếm rẻ tiền, đủ khiến răng ai cũng lập cập.
PLAYBOY: Ông thích gặp ai nhất ở kiếp sau?
BOLANO: Tôi không tin vào kiếp sau. Nếu quả thực có kiếp sau, tôi sẽ rất ngạc nhiên. Việc đầu tiên, tôi sẽ đăng ký học bất cứ lớp nào mà Pascal dạy.
PLAYBOY: Ông có bao gờ nghĩ về việc tự sát?
BOLANO: Đương nhiên. Có những lúc tôi sống sót chính xác vì tôi biết nếu tự sát mọi chuyện chỉ tồi tệ hơn thôi.
PLAYBOY:  Ông có muốn cắt chỗ nào trong cuốn The Savage Detectives?
BOLANO: Không.  Để cắt bất cứ chỗ nào tôi phải đọc lại nó và như thế thì đi ngược lại tôn chỉ của tôi.
PLAYBOY: Liên quan tới tác phẩm của ông thì ông nghe theo lời khuyên của ai nhất?
BOLANO: Tôi chả nghe theo lời khuyên của ai cả, kể cả lời khuyên của bác sĩ. Tôi cho đi lời khuyên tứ tung, nhưng không bao giờ nhận lời khuyên.
PLAYBOY: Có biện pháp cứu chữa nào cho thế giới không?
BOLANO: Thế giới hãy còn sống nhăn và không có thứ gì sống nhăn cần phải cứu chữa, cũng là may cho chúng ta.


Thursday 24 November 2011

Quên

Quên
Đã hẹn với em rồi, không tưởng tiếc
Quãng đời xưa, không than khóc gì đâu
Hãy buông lại gần đây làn tóc biếc
Sát gần đây, gần nữa cặp môi nâu.
Đêm nay lạnh tìm em trên gác tối
Trong tay em dâng cả tháng năm thừa
Có lẽ đâu tâm linh còn chọn lối
Để đi về cay đắng những thu xưa.
Trên nẻo ấy tơi bời, em đã biết,
Những tình phai duyên úa mộng tan tành
Trên nẻo ấy sẽ từ muôn đáy huyệt
Ái ân xưa vùng dậy níu chân anh.
Không, em ạ, không còn can đảm nữa
Không, nguồn yêu suối lệ cũng khô rồi
Em hãy đốt dùm anh trong mắt lửa
Chút ưu tư còn sót ở đôi môi.
Hãy buông lại đây làn tóc rối
Sát gần đây, gần nữa cặp môi điên
Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói
Đưa hồn say về tận cuối trời quên.
(Vũ Hoàng Chương)
T nhiên, chng vì lý do nào, tôi mang máng  nh mt câu thơ có my ch tình phai duyên úa mng tan tành nhưng chu không nh ra ca ai, và chính xác như thế nào.  Vào thi chưa có internet,  đ khi b giày vò bi cái cm giác không-nh-ra, hn tôi s phi xc tung thư vin ca mình đ tìm câu tr li. Nếu may mn, câu thơ trên nm trong đng sách ca tôi, thì sau na gi, mt gi, tôi có th sung sướng tìm ra bài thơ và tác gi. Nếu không may thì hn tôi phi hm hc đi đánh răng.  Vào thi nay, chuyn đơn gin hơn nhiu. Ch cn gõ my ch tình phai duyên úa mng tan tành vào ô tìm kiếm ca Google, tôi có th truy ra gn như tc thi my ch kia nm trong mt bài ca Vũ Hoàng Chương: Trên no y tơi bi, em đã biết/Nhng tình phai duyên úa mng tan tành/ Trên no y s t muôn đáy huyt/ Ái ân xưa vùng dy níu chân anh. Tình c, ta ca bài thơ Quên
Nhưng vẫn không nghĩ ra tại sao lại nhớ tới bài này.

Sunday 20 November 2011

Sự không hoàn hảo của ký ức



Rất nhiều khi trong đời, ta vừa tưởng ta tìm ra một sự thật, thì ngay lập tức có những manh mối khác mách ta biết rằng, cái ta biết chỉ là một phiên bản không chính xác của sự thật. Và nhiều khi, ta tưởng như ta nhớ hoàn toàn về một sự kiện gì đó trong quá khứ, chỉ để rồi phát hiện ra ta chẳng nhớ gì, hoặc nhớ hoàn toàn sai lệch. Trí nhớ luôn phản thùng ta.

 “Lịch sử là sự khẳng định sinh ra ở điểm giao nhau giữa sự không hoàn hảo của ký ức và sự thiếu hụt về tư liệu.” (History is that certainty produced at the point where the imperfections of memory meet the inadequacies of documentation.) Trong The Sense of an Ending (Dự cảm về một đoạn kết) của Julian Barnes, cậu học trò Adrian đã trả lời câu hỏi “Lịch sử là gì?” của thầy giáo của mình như thế. Adrian dùng cái chết của Robson, một người bạn trong lớp - một cậu trai tự tử sau khi làm cho bạn gái của mình có bầu - để chứng minh cho câu trả lời của mình:  Chúng ta biết cậu ta đã chết, nhưng liệu chúng ta biết gì hơn về cái chết đó? Cậu ta để lại lời nhắn nào? Lời nhắn đó có còn hay bị hủy? Liệu đứa con có đúng của cậu ta? Rồi năm mươi năm sau, khi ai đó muốn viết về cái chết của Robson, khi ba mẹ cậu ta đã qua đời và bạn gái cậu ta cũng biến mất thì sao?  Thầy giáo của Adrian trả lời rằng Adrian đã đánh giá thấp lịch sử và các sử gia, vì các sử gia luôn phải đương đầu với vấn đề thiếu chứng cứ trực tiếp. Tuy vậy, ví dụ trong trường hợp này, họ có thể truy tìm hồ sơ giám định pháp y, và Robson có thể để lại nhật ký, hoặc viết thư từ, rồi phúc đáp của cha mẹ cậu cho các thư chia buồn. v.v.  Bằng cách đó, các sử gia có thể phục dựng lịch sử cái chết của Robson.

Tony, nhân vật chính xưng tôi trong The Sense of an Ending, bạn của Adrian, ở  tuổi về hưu, đã ứng dụng câu trả lời của thầy giáo lịch sử năm nào, để đương đầu với sự không hoàn hảo của trí nhớ (Tony hoàn toàn quên mình đã viết một lá thư kinh khủng như thế nào cho Adrian và bạn gái cũ của mình) và sự thiếu hụt về tư liệu (cuốn nhật ký của Adrian mà Tony chỉ được đọc mỗi một trang) để phục dựng lại lịch sử cái chết của Adrian.  Cuộc tìm hiểu đó không thiếu những ngoắt ngoéo, mà phát hiện lớn nhất có thể là dù cho sống cả đời người ta cũng chẳng hiểu gì về cuộc đời cả.

Tuy nhiên, để viết được một cuốn sách như thế này, người ta cần có một sự hiểu đời sâu sắc.  Trong tiểu thuyết mới nhất của mình, Julian Barnes cho thấy mình vừa có vẻ của một giáo sư về cuộc đời - ông đặt ra quá nhiều điều để người đọc chiêm nghiệm chỉ trong 150 trang sách -  mà vừa có phong thái của một bác sĩ thực hiện những cuộc vi phẫu:  ngôn ngữ của ông là một thứ ngôn ngữ với độ chính xác cực kỳ cao.  Còn bản thân cuốn sách, một tiểu thuyết không quá dài nhưng đích thực là tiểu thuyết do hàm lượng cuộc đời của nó, lại cũng có dáng dấp của một truyện ngắn khi dường như không có chi tiết nào thừa.  Đọc  The Sense of an Ending, có thể ta không biết chắc ta hiểu tất cả những gì tác giả định nói, nhưng có một điều ta biết chắc: sẽ phải đọc lại ngay khi vừa đọc xong.


Bản đăng trên SGTT, dài hơn tí và đã "tút"http://sgtt.vn/Van-hoa/156149/Su-khong-hoan-hao-cua-ky-uc.html


Tuesday 15 November 2011

Và như thế, chuyện chúng ta bắt đầu

Chuyện chúng ta nhưng không phải chuyện của tôi:) mà là chuyện của Phan Việt và...Tobias Wolff!




Sách in đẹp, giấy nhẹ, nhiều chú thích. Hình thức là thế, còn nội dung xin khất đến khi nào đọc xong.

Còn đây là một cuốn nữa thuộc tủ sách Cánh cửa mở rộng, mà dịch giả hãy còn đang dấm dấm dúi dúi:)

Bonus một quả ảnh hai tác phẩm lớn của Ma Jian (Mã Kiến), để đua đòi:)






Friday 11 November 2011

Trắc nghiệm: Thế nào là một người đọc giỏi?



  1. Người đọc phải là thành viên một câu lạc bộ sách (kiểu như Bookaholic).
  2. Người đọc phải đồng cảm với nhân vật.
  3. Người đọc phải tập trung vào góc độ kinh tế xã hội.
  4. Người đọc ưa thích một truyện có hành động và đối thoại hơn là một truyện không có bắn nhau pằng pằng và không liến thoắng tằng tằng.
  5. Người đọc đã xem bộ phim chuyển thể từ cuốn sách.
  6. Người đọc là một tác giả tiềm tàng.
  7. Người đọc phải có trí tưởng tượng.
  8. Người đọc phải có trí nhớ.
  9. Người đọc phải có một cuốn từ điển.
  10. Người đọc phải có một cảm quan nghệ thuật nhất định.
Đây là bài trắc nghiệm nhỏ Nabokov dành cho sinh viên của mình. Sinh viên phải chọn bốn câu trả lời mà một người đọc giỏi (a good reader) theo Nabokov phải có.

Đáp án dĩ nhiên là bốn câu cuối.






Tuesday 8 November 2011

Thè lưỡi ở Tây Tạng

 Năm 1987, tập truyện ngắn Stick Out Your Tongue (Thè lưỡi ra) của Ma Jian (Mã Kiến), nhà văn Trung Quốc sinh năm 1953 hiện đang sống ở London, xuất hiện trên tạp chí  Nhân dân Văn học của Trung Quốc. Không lâu sau, cuốn sách bị thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc. Thông báo thu hồi có đoạn: "Thè lưỡi ra là một cuốn sách thô tục, dâm ô bôi nhọ hình ảnh của đồng bào Tây Tạng chúng ta. Mã Kiến không khắc họa được những tiến bộ to lớn mà nhân dân Tây Tạng đạt được trong công cuộc xây dựng một Tây Tạng xã hội chủ nghĩa thống nhất, thịnh vượng và văn minh. Hình ảnh Tây Tạng trong tác phẩm bẩn thỉu, đáng hổ thẹn này không có dáng dấp nào của hiện thực, thay vào đó là sản phẩm tưởng tượng của tác giả và khao khát ám ảnh về tình dục và tiền bạc của anh ta... Không ai được phép đọc cuốn sách này. Mọi bản in của tạp chí Văn học nhân dân phải bị thu hồi và tiêu hủy ngay tức khắc."


Tây Tạng, như được tả trong các truyện ngắn của Ma Jian trong tập này không phải là một xứ sở linh thiêng, thanh khiết như người ta thường nghe nói tới, mà là một xứ sở bán khai, khắc nghiệt đến mức gây sốc. Những chuyện được kể ở đây:  lóc thịt người chết cho chim ăn theo tục thiên táng, loạn luân nhiều thế hệ, treo xác chết trên tường, .v.v. có thể vượt quá sức chịu đựng của người đọc.  Tuy nhiên, nói như người kể chuyện trong một trong những truyện này, anh ta viết lại câu chuyện với hy vọng anh ta có thể bắt đầu quên nó đi.  Còn theo Ma Jian, thì " người Tây Tạng cũng có thể đồi bại và tàn bạo như tất cả chúng ta. Lý tưởng hóa họ là khước từ nhân tính ở họ."


Không chỉ Thè lưỡi ra, toàn bộ tác phẩm của Ma Jian đều bị cấm ở Trung Quốc. 




Bản dịch truyện Lễ quán đảnh của Hà Vũ Trọng mới được đưa lên Tienve


http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=4A258B12133EC645610472B2C1139E75?action=viewArtwork&artworkId=14831

Sunday 6 November 2011

Băng qua đường ở Sarajevo

Tôi luôn băng qua những con phố đông đúc ở Sài Gòn  ở chỗ kẻ vạch trắng mặc dù biết rằng chẳng mấy người nhường đường. Dù gì, những vạch trắng đó có lý để tồn tại: dành cho người đi bộ băng qua đường.  Nếu không sử dụng nó, nếu không ai sử dụng đến nó nữa, e rằng một ngày nó sẽ biến mất. Tôi băng qua đó với hy vọng  người khác - người băng qua đường không theo vạch trắng - nhìn thấy tôi băng qua đường nơi vạch trắng sẽ bắt đầu tự hỏi, tại sao anh kia lại băng qua đường ở nơi có kẻ vạch trắng, trong khi hẳn anh ta phải biết rõ rằng dù băng qua đường ở chỗ nào thì anh ta cũng phải tự len lỏi, quan sát, tránh né xe cộ từ mọi hướng?

***

Sáng nay, khi tôi bước chân lên vạch trắng, chuẩn bị băng qua một con đường đông đúc ở Sài Gòn, thì có hai du khách người nước ngoài bám theo chân tôi. Dường như họ đã đứng trên vỉa hè một lúc lâu, nhìn dòng xe cộ rối reng nườm nượp, chưa hình dung ra làm thế nào để có thể băng qua vỉa hè bên kia mà không bị một chiếc xe bất thần đâm vào.  Hầu hết bạn bè nước ngoài của tôi đến Sài Gòn đều ngán vụ băng qua đường. Có bạn còn hỏi, có nhiều người nước ngoài bị xe tông khi băng qua đường ở đây không. Tôi bảo, không có thống kê riêng cho người nước ngoài cũng không có thống kê riêng về tai nạn xảy ra khi băng qua đường, tuy nhiên, trên cả nước một năm có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn giao thông các  kiểu.

***

Ở một nơi nọ, trong một khoảng thời gian dài, băng qua đường đồng nghĩa đánh bạc với cái chết. Nơi đó là Sarajevo, thủ đô của Bosnia & Herzegovina.  Trong thời gian Sarajevo bị bao vây, lực lượng người Serb đã bố trí các tay súng bắn tỉa trên các ngọn đồi quanh thành phố. Trong số các nhiệm vụ của các tay súng bắn tỉa này có nhiệm vụ giám sát các giao lộ trong thành phố, và bắn vào bất cứ ai, già, trẻ, trai, gái, thường dân hay lính, băng qua đường. Đây là cuộc bao vây một thành phố dài nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.

***

The Cellist of Sarajevo  (Người chơi đàn cello của Sarajevo) là một tiểu thuyết của Steven Galloway. Cuốn sách mô tả cuộc chiến Sarajevo xoay quanh bốn nhân vật: một người chơi đàn cello, một tay súng bắn tỉa, một ông bố trẻ, và một người thợ làm bánh.

Người chơi đàn cello quyết định chơi đàn hai mươi hai ngày liên tiếp vào bốn giờ chiều mỗi ngày tại nơi hai mươi hai người dân đã chết vì đạn pháo trong khi đang xếp hàng mua bánh mì.

Tay súng bắn tỉa là một cô gái, một người dân của thành phố, thoạt đầu có nhiệm vụ hạ những tay súng bắn tỉa của kẻ thù, sau được giao nhiệm vụ bí mật bảo vệ người chơi đàn cello.  

Ông bố trẻ cứ vài ngày một lần phải đi bộ băng qua thành phố, đồng nghĩa phải băng qua nhiều giao lộ, để lấy nước về cho gia đình và cho một bà già hàng xóm cáu kỉnh, và khi mang được nước về đến nhà rồi anh sẽ đi nghe người chơi cello chơi nhạc.

Còn người thợ làm bánh cũng là một người dân bình thường của thành phố, có một lần mặc cho những tay súng bắn tỉa rình rập ông vẫn bình tĩnh, thong thả bước ra giữa một giao lộ để mang xác một người không quen vào, vì nghĩ đơn giản rằng ở thành phố này một xác chết không thể để nằm phơi giữa đường.  Khi mang được xác người không quen kia vào lề đường rồi, ông đi nghe nhạc.

***

Ở Sarajevo thời gian đó, khi băng qua đường, người ta cố chạy thật nhanh, dích dắc, cầu nguyện hôm nay mình chỉ gặp một tay bắn tỉa hạng xoàng. Trong gần bốn năm bị  bao vây, thành phố có khoảng 10.000 người chết.


Saturday 5 November 2011

Phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt

Những người phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt nhiệt tình hơn cả, không ai khác hơn là... ông bà ta. Có thể xem chứng cớ rành rành trong cuốn Tục ngữ phong dao do Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc sưu tập, bản in năm 1967.  Tôi lật ngẫu nhiên vài trang thấy như sau:






Lạ là cuốn này hồi ấy lại không bị thu hồi. Chắc ngày ấy nhiệt tình bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt chưa cao bằng bây giờ.

Thursday 3 November 2011

Người Anbani

"Người Anbani luôn luôn có cái thích thú giết người, hoặc để người khác giết mình. Không tìm được kẻ thù nào thì họ giết lẫn nhau."

Thế lực phản động thù địch nào đã bôi nhọ nhân dân Anbani như trên? Thưa, đó là Ismail Kadare, nhà văn thuộc loại lớn nhất của Anbani, chủ nhân giải Man International Booker năm 2005 , ứng cứ viên thường trực của giải Nobel Văn học. Câu vừa trên trích trong cuốn Viên tướng của đạo quân chết, đã được dịch ra tiếng Việt từ lâu.



+ Trong văn bản của một cơ quan chức năng cho ý kiến về một cuốn sách mới bị thu hồi có những dòng thế này: "9/13 truyện mô tả chi tiết cảnh quan hệ nam nữ... với những hành vi bản năng, đầy dục tính [...] với sự tham gia các tầng lớp xã hội khác nhau, ở những khung cảnh môi trường khác nhau kể cả có các cán bộ văn hóa và nơi hoạt động văn hóa."  Văn bản này còn nhận định câu "Này bọn dân mọi rợ, Này xã hội mọi rợ" của tác giả  là xúc phạm "nghiêm trọng" đến "cộng đồng người dân của thành phố". Đáng chú ý nhất là nhận định :"Tất cả 13 truyện đều không có cốt truyện, không có giá trị về văn học...".  

Wednesday 2 November 2011

Charles Simic

Nhân đang cầm trên tay cuốn The World Doesn't End mua hộ bạn kia, chép ra mấy bài vậy. Ai đọc thì đọc ai không đọc thì thôi:) chứ dịch thơ thì xin kiếu (mà dịch ra chắc đã ai đọc?:)


The city has fallen. We came to the window of a house drawn by a madman. The setting sun shone on a few abandoned machines of futility. "I remember," someone said, "how in ancient times one could turn a wolf in to a human and then lecture it to one's heart's content."


***


The hundred-year-old china doll's head the sea washes up on its gray beach. One would like to know the story. One would like to make it up, make up many stories. It's been so long in the sea, the eyes and nose have been erased, its faint smile is even fainter. With the night coming, one would like to see oneself walking the empty beach and bending down to it.


***


I was stolen by the gypsies. My parents stole me right back. Then the gypsies stole me again. This went on for some time. One minute I was in the caravan suckling the dark teat of my new mother, the next I sat at the long dining room table eating my breakfast with a silver spoon.


It was the first day of spring. One of my fathers was singing in the bathtub; the other one was painting a live sparrow the colors of a tropical bird.


***


Đúng kiểu thơ mình thích.

Tuesday 1 November 2011

Entry for February 25, 2008

Nhân vụ Hạ Long đang rầm rộ trở lại, giật lên một entry cũ từ 2008:)

----------
Làm ơn, làm ơn, đừng vote cho Vịnh Hạ Long nữa
Làm ơn, làm ơn, đừng vote cho Phanxipan nữa
Let's have real sex, do not masturbate
Come on, come on

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN