Tuesday 31 August 2010
Khoảnh khắc
Saturday 28 August 2010
Hoàn toàn có thể: Một ví dụ từ văn chương
Thursday 26 August 2010
A tale of two cities
Wednesday 25 August 2010
Coi chừng bội thực
Thế nhưng, có những cuốn kiếm sách in thì khó, phải tốn kém nhiều, mà ebook thì sẵn, lại miễn phí. Thì đành chơi với ebook thôi.
Trong lúc sục sạo, tìm được kho ebook này hoàn toàn miễn phí và rất tiện: bạn chỉ cần yêu cầu, sách sẽ được gửi vào email của bạn. Hạn chế duy nhất là mỗi ngày bạn chỉ được "mượn" 5 cuốn. Kho này có vài ngàn cuốn, cả tiểu thuyết lẫn phi tiểu thuyết. Có cả những cuốn khá mới, chẳng hạn The Museum of Innocence của Orhan Pamuk, hoặc trọn bộ Cô gái xăm rồng/ đùa với lửa/ chọc tổ ong của Stierg Larsson. Các bạn lấy về mà đọc, nhưng đừng lấy một lần nhiều quá, coi chừng bội thực.
Nhân tiện, tôi đang nghĩ nếu kiếm được chỗ nào in ra và đóng lại thành cuốn cho dễ đọc thì tốt quá.
Tuesday 24 August 2010
Hải âu trong mưa
Hải âu trong mưa
Về con chim hải âu đậu trên mái nhà đối diện bàn viết của tôi
Con chim hải âu đậu trên mái nhà, trong mưa, như thể không có chuyện gì xảy ra. Như thể trời chẳng hề mưa; nó chỉ đậu trên ấy, hằng tĩnh tại. Hoặc giả nó là một triết gia vĩ đại, quá vĩ đại nên chẳng bận tâm. Nó đứng đó. Trên mái nhà. Trong mưa. Như thể nó đứng đó trầm tư, rằng tôi biết, tôi biết, trời đang mưa; nhưng tôi chẳng thể thay đổi được việc đó. Hoặc: Ừ, thì trời mưa, nhưng việc đó có gì quan trọng? Hoặc có thể như thế này: Đến giờ tôi đã quen với mưa rồi; mưa hay không chẳng khác nhau gì mấy.
Tôi không định nói rằng chúng rất can đảm, những chú hải âu này. Tôi ngắm chúng qua ô cửa sổ, tôi ngắm chúng những khi tôi đang cố viết lách, những khi tôi dạo tới dạo lui trong phòng; ngay cả hải âu cũng lo sợ về những việc vượt quá cuộc đời riêng của chúng.
Một con chim có con. Hai quả bóng xám nhỏ bằng len sạch tươm, chỉ hơi hứng chí và ngốc nghếch. Chúng mạo hiểm băng qua những mái ngói đã từng màu đỏ giờ trắng xóa vì vôi trong chất thải của chính chúng và mẹ chúng, ngoảnh qua ngoảnh lại, và chúng sẽ dừng lại đâu đó để nghỉ ngơi. Dù vậy, bạn không thể thực sự gọi đó là nghỉ ngơi, chúng chỉ dừng lại. Chúng hiện hữu, không gì hơn. Hải âu, như hầu hết con người và hầu hết sinh vật khác, tiêu phí thời gian vào việc không làm gì cả, chỉ đứng đó. Bạn có thể gọi đó là một hình thức của đợi chờ. Đứng trong thế giới này đợi chờ: bữa ăn kế tiếp, cái chết, giấc ngủ. Tôi không biết chúng chết như thế nào.
Những con chim non cũng không biết cách đứng thẳng. Một cơn gió thổi xù lông chúng lên, thổi xù toàn thân chúng. Rồi chúng dừng lại; chúng lại dừng. Phía sau chúng thành phố không thôi chuyển động; phía dưới chúng tàu, xe, cây cối thảy đều run run.
Con chim mẹ đầy âu lo mà tôi đang nói tới - đôi khi nó tìm được thức gì từ đâu đấy mang về cho các chú chim con. Lúc đó thực sự là xáo động: một sự bùng vỡ của hoạt động, sự chuyên chú xen lẫn hoảng sợ. Những bộ phận giống như mì ống của con cá chết - kéo, kéo, hãy thử xem có kéo nó ra được - được lôi ra và nuốt. Sau bữa ăn, tĩnh lặng. Các chú hải âu đứng trên mái nhà và chẳng làm gì. Cùng nhau chúng tôi chờ đợi. Trên trời là những đám mây chì.
Nhưng vẫn có gì đó thoát khỏi sự chú ý của tôi. Cái gì đó vụt đến với tôi khi tôi dạo bước trước ô cửa sổ: Cuộc sống của hải âu không hề đơn giản. Bao nhiêu là hải âu! Hải âu báo trước cái ác, đậu trên mọi mái nhà, lặng yên suy tưởng về điều gì đó mà tôi chẳng hề hay biết. Những ý nghĩ nguy hiểm, tôi cho là thế.
Làm thế nào mà tôi hiểu được điều này? Có lần, tôi để ý chúng đều chăm chú nhìn vào ánh sáng vàng của buổi bình minh, cái ánh sáng vàng yếu ớt ấy. Đầu tiên một luồng gió thổi đến, và rồi một cơn mưa màu vàng. Khi cơn mưa vàng đó đang thong thả rơi, cả đám hải âu đều quay lưng lại với tôi, và khi chúng cháo chát với nhau tôi biết rõ chúng đang đợi chờ gì đó. Bên dưới, trong thành phố, người người vội vã tìm chỗ trú trong nhà và trong xe; bên trên, đám hải âu đợi chờ, đứng thẳng và yên lặng. Lúc đó tôi nghĩ rằng tôi hiểu chúng.
Đôi khi, đám hải âu cùng nhau tung cánh bay chầm chậm vào không trung. Khi chúng bay, tiếng vỗ cánh nghe như tiếng mưa rơi.
Saturday 21 August 2010
The power of links
Monday 16 August 2010
Ergonomic
Tuesday 10 August 2010
Những mẩu chuyện Alpha
Ghi lại những mẩu chuyện về Alpha không lại quên.
1.
Ba đố con gái:
Mắt để làm gì?
Dạ mắt để nhìn.
Đúng rồi. Còn tai để làm gì?
Dạ tai để nghe.
Đúng rồi. Miệng để làm gì?
Miệng để nói, và để ăn nữa.
Alpha giỏi quá. Vậy mũi để làm gì con?
Dạ, mũi để… ngoáy mũi.
2.
Ba: Hôm nay, mình qua Phú Mỹ Hưng ăn bánh flan. Con có thích ăn bánh flan không?
Alpha: Dạ có.
Ba: Bánh flan có ngon không con?
Alpha: Dạ ngon. Ngon như là mây.
3.
Alpha có hai “em bé”. Một em bé đã cũ, tả tơi. Một em bé ba mới mua trong chuyến công tác gần đây. Alpha đã đặt tên cho cả hai em. Em bé cũ được đặt tên là Olivia, theo truyện về con heo Olivia. Em bé mới được đặt tên là Susu! Một hôm, thấy Olivia nằm giữa sàn nhà, ba hỏi, Olivia làm gì đó Alpha? Alpha nói, Olivia đang ngủ. Sao ba thấy Olivia nằm úp mặt xuống? Alpha nói, chắc là Olivia đang dỗi đó.
Saturday 7 August 2010
"Những" và "các"
"Tiếng mạo từ các cùng dùng về số nhiều như tiếng những. Song tiếng ấy thường đứng trước tiếng danh tự chỉ những người hay những vật mà người ta biết rồi và đã chỉ định trong trí não rồi, không cần phải chỉ rõ ở câu nói nữa:
Thưa các ngài
Nó làm các việc ở trong nhà."
Theo ý cụ, có thể hiểu các là mạo từ xác định và những là mạo từ không xác định.
Vấn đề là quy tắc này đúng tới đâu?
Friday 6 August 2010
Demo
Demo thôi, kẻo có bác bảo mua bản quyền rồi đấy, đừng có post lung tung:)
-----------------------
Tôi có thể nghe tiếng họ ngoài bếp. Tôi không nghe rõ họ nói gì, nhưng tôi biết họ đang cãi nhau. Rồi đột nhiên im lặng và mẹ bắt đầu khóc. Tôi thúc George một cùi chỏ. Tôi tưởng nó sẽ thức dậy và nói gì đó với họ để họ cảm thấy tội lỗi và thôi đi. Nhưng George là một con lừa. Nó bắt đầu đạp và càu nhàu.
“Mày có thôi chọt tao không, đồ chó chết,” nó nói. “Tao nói cho mày biết.”
“Thằng ngu,” tôi nói. “Mày có khôn lên một lần được không? Họ đang đập nhau và mẹ khóc kìa. Nghe đi.”
Nó lắng nghe, đầu trượt khỏi gối. “Tao đếch quan tâm,” nó nói và quay vào tường ngủ tiếp. George là một con lừa thượng hạng.
Lúc sau tôi nghe tiếng bố ra khỏi nhà bắt xe buýt. Ông đóng sầm cửa trước. Trước đây mẹ đã bảo tôi ông muốn làm cái gia đình này tan nát. Tôi đã không muốn nghe.
Một lúc sau mẹ vào phòng gọi chúng tôi dậy đi học. Giọng mẹ nghe buồn cười - tôi không biết nữa. Tôi nói tôi thấy đau bụng. Đó là tuần đầu tiên của tháng mười và tôi chưa nghỉ học ngày nào, vậy thì mẹ có thể nói gì? Mẹ nhìn tôi, nhưng cứ như bà đang nghĩ ngợi chuyện gì khác. George đã thức giấc và lắng nghe. Tôi biết nó đã thức bằng vào cái cách nó ngọ nguậy trong giường. Nó đang chờ xem kết quả thế nào để còn tính kế.
“Thôi được”. Mẹ lắc đầu. “Mẹ chẳng biết thế nào. Vậy thì ở nhà. Nhưng không được bật tivi, nhớ đấy.”
George nhổm dậy. “Con cũng ốm,” nó nói với mẹ. “Con nhức đầu. Nó chọt và đạp con cả đêm. Con không ngủ được tí nào.”
“Đủ rồi!” mẹ nói. “Con phải đi học, George! Con không được ở đây và cãi nhau với em con cả ngày. Bây giờ dậy mặc quần áo. Mẹ nói thật. Sáng nay mẹ không muốn có thêm một trận chiến nữa đâu.”
George đợi đến khi mẹ ra khỏi phòng. Rồi nó trèo ra phía chân giường. “Đồ chó chết,” nó nói và giật tấm đắp khỏi người tôi. Nó lỉnh vào phòng tắm.
“Tao giết mày,” tôi nói, không quá to để mẹ khỏi nghe.
Tôi nằm trong giường cho đến lúc George đi học. Khi mẹ chuẩn bị đi làm, tôi hỏi mẹ có thể trải chỗ nằm cho tôi trên sofa được không. Tôi nói tôi muốn học bài. Trên bàn uống trà tôi có cuốn sách của Edgar Rice Burroughs quà sinh nhật của tôi và sách môn Khoa học xã hội. Nhưng tôi chả muốn đọc. Tôi muốn mẹ đi làm để tôi còn coi tivi.
Mẹ giật nước toa-lét.
Tôi không thể chờ thêm được nữa. Tôi bật tivi lên mà không mở tiếng. Tôi đi ra bếp chỗ mẹ để gói thuốc rút ba điếu ra. Tôi giấu chúng trong tủ ly, quay lại sofa và bắt đầu đọc cuốn Công chúa sao Hỏa. Mẹ đi ra liếc qua tivi nhưng không nói gì. Tôi để mở cuốn sách. Mẹ chải tóc trước gương rồi đi vào bếp. Khi mẹ đi ra tôi nhìn xuống cuốn sách.
“Mẹ muộn rồi. Bye con.” Mẹ không nhắc nhở gì đến chuyện tivi. Đêm qua mẹ bảo mẹ không còn biết đi làm mà không bị “quậy” có nghĩa gì nữa.
“Đừng nấu nướng gì nhé. Con không cần phải bật bếp lên làm gì. Nếu con đói thì có cá ngừ trong tủ lạnh.” Mẹ nhìn tôi. “Nhưng con đang đau bụng, mẹ nghĩ con không nên ăn gì. Dù gì thì con không cần phải bật bếp. Nghe chưa? Con uống viên thuốc đó, con trai, và mẹ hy vọng đến tối bụng con sẽ ổn hơn. Có khi đến tối cả nhà đều thấy ổn hơn.”
Mẹ đứng ở lối ra vào và vặn quả đấm. Trông mẹ như thể định nói gì khác. Mẹ mặc áo trắng, thắt lưng đen rộng bản, và váy đen. Đôi khi mẹ bảo đó là đồ đi chơi, đôi khi mẹ bảo đó là đồng phục. Trong chừng mực mà tôi còn nhớ được, nó luôn được treo trong tủ hoặc trên dây phơi hoặc được giặt tay vào ban đêm và được ủi trong nhà bếp.
Mẹ đi làm từ thứ tư đến Chủ nhật.
“Bye mẹ.”
Tôi chờ mẹ khởi động xe và làm nóng máy. Tôi nghe tiếng mẹ đánh xe khỏi lề đường. Rồi tôi ngồi dậy vặn tivi to lên và đi lấy thuốc. Tôi hút một điếu và xóc lọ trong khi xem một show về bác sĩ và y tá. Rồi tôi bật sang kênh khác. Rồi tôi tắt tivi. Tôi chả có hứng xem tivi.
-
Từ điển Bắc - Nam Những ai đã từng sống ở cả Sài Gòn (tiêu biểu cho miền Nam) và Hà Nội (tiêu biểu cho miền Bắc) sẽ không khó mà nhận ra ...
-
BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN Tôi có người bạn viết ba cuốn sách vài trăm nghìn chữ mất 7 năm, lấy tựa chung “Bất hạnh là một ...
-
Chỉ có đọc lại mới đáng kể - một nhà nào đó đã nói về việc đọc sách, chính xác lại là "đọc lại sách", như thế. Một nhà nào đó k...