+ Thì ra bản Thượng đế đã chết trong thành phố mà bác NQT dịch từ La Peau đã bị cắt mất 2/3:
"Nhà xb Vàng Son chỉ là một chi nhánh của nhà xb Sống Mới. Ông chủ của nó có rất nhiều nhà xb như của ông Nhàn, thí dụ như một nhà xb của tay viết cuốn Đôi Mắt Người Xưa [Nguyễn Ngọc Linh ?]. Khi Gấu dịch xong, ông Nhàn mang trình xếp Sống Mới, ông Khoái, hay Khoát, ông này đưa cho tay Linh kiểm tra, Gấu nhớ là, tay này rất khoái bản dịch, nhưng than, bỏ nhiều quá, chỉ còn 1/3 cuốn sách, nhưng đây là quyết định của ông Nhàn."
http://www.tanvien.net/Roman/skin_1.html
+ The Black Boy của Richard Wright ít nhất đã có hai bản dịch tại Việt Nam, một bản là Cậu bé da đen tôi không nhớ ai dịch và dịch có đủ không, bản thứ hai là Chú nhóc đen do Vũ Văn Kha (Trần Dần) dịch từ tiếng Pháp. Tôi so bản Trần Dần dịch với nguyên gốc tiếng Anh, thì thấy Trần Dần dịch cực sát tiếng Anh, chứng tỏ bản tiếng Pháp được dịch cực sát tiếng Anh và Trần Dần dịch cực sát tiếng Pháp. Đọc bản Trần Dần dịch cực khoái. :)
Tuy nhiên, The Black Boy có hai phần, phần một là Southern Night, và phần hai là The Horror and the Glory. Trần Dần chỉ mới dịch hết phần một, và thêm độ chừng 3-4 trang nữa tôi chưa dò ra là từ đâu, nhưng nhiều khả năng không nằm trong phần hai, mà có thể là một phiên bản khác.
Đây là câu kết phần một bản tiếng Anh: "This was the culture from which I sprang. This was the terror from which I fled."
Câu dịch của Trần Dần: " Ấy chính là nền văn hóa hôm qua mà tôi lấy đà để sống. Ấy chính là sự khủng bố hôm qua mà giờ đây tôi thoát khỏi."
+ Để link đây, đọc sau: http://www.newrepublic.com/article/113948/orhan-pamuk-interview-taksim-square-erdogan-literature#
Wednesday 31 July 2013
Tuesday 30 July 2013
Mùa hè
Mùa hè, là tên cuốn sách của Edith Wharton. Sách hơi hay, dịch rất hay (Crimson Mai dịch), nhưng chìm lỉm trên thị trường sách. Bây giờ chắc đang vất vưởng đâu đó trên mấy kệ sách giảm giá.
Tôi chợt nhớ ra cuốn này khi vừa gõ xong tiêu đề "Mùa hè" cho entry này. Chứ thực ra chỉ định nói chuyện mùa hè thôi.
Mùa hè năm ngoái là một mùa khô hạn đối với sách vở. Tôi nhớ là suốt mấy tháng liền các nhà sách chả có cuốn nào ra hồn.
Mùa hè năm nay phì nhiêu. Các nhà liên tục ra những cuốn rất đáng đọc, hoặc ít ra, cũng nên thỉnh về cho chật thêm tủ sách. Có thể kể Nghe mùi kết thúc của Julian Barnes mà tôi hay đùa là Nghe mùi trứng tráng, vì có quả ốp-la vàng lộng lẫy trên bìa; Sói đồng hoang (Hermann Hesse) xưa nay trở thành Sói thảo nguyên với bản dịch mới của Lê Chu Cầu. Cái cuốn Sói đồng hoang này tôi đi tìm một thời gian dài, đến khi vừa kiếm được với giá khá chát thì có bản dịch mới. Dù sao, sách cũ có cái thú của sách cũ. Hesse thì với tôi là nhà văn của thời đã qua. Trừ cuốn Nhã khổ hạnh và gã lang thang, các cuốn khác nuốt không trôi nữa, kể cả Sói đồng hoang. Tình thực thì đã nuốt xong nhưng không thích thú gì. Alphabooks thì có quả Catalonia - Tình yêu của tôi của George Orwell, thuộc loại sách phải mua/xin/ăn trộm gì gì cũng phải có. Ngoài ra nghe đâu Alphabooks còn sắp ra cả Iliad với cả Odyssey. Alpha từ ngày có bác gì Lạc Phong Tùy Phong về ra sách hard-core ghê :). Tủ Cánh cửa mở rộng thì nhắc đến rồi, có Khởi sinh của cô độc của Paul Auster và Núi thần của Thomas Mann. The Invention of Solitude thành Khởi sinh của cô độc nghe trúc tra trúc trắc, ấy nhưng tôi cũng chưa nghĩ ra được cách nào khác. Đây là cuốn tôi rất thích. Vừa nói chuyện với một bạn thì dường như nam thích Paul Auster hơn nữ. Trừ bạn Người- tình-dang- dở- nghe- mùi- trứng- tráng và bạn Z thì tôi chưa biết bạn nữ nào khác thích PA.
Kể ra thế, nhưng tình thực dạo này tôi đọc toàn sách cũ, trong đó đáng kể nhất là Moby-Dick bản dịch của Sài Gòn trước 75 và Thượng đế đã chết trong thành phố. Cả hai đều tuyệt, và bản dịch cũng tuyệt. Một thắc mắc nhỏ tôi thấy The Skin tiếng Anh 334 trang, còn Thượng đế... 299 trang. Không biết ngày xưa bác NQT có lược bớt?
Tôi chợt nhớ ra cuốn này khi vừa gõ xong tiêu đề "Mùa hè" cho entry này. Chứ thực ra chỉ định nói chuyện mùa hè thôi.
Mùa hè năm ngoái là một mùa khô hạn đối với sách vở. Tôi nhớ là suốt mấy tháng liền các nhà sách chả có cuốn nào ra hồn.
Mùa hè năm nay phì nhiêu. Các nhà liên tục ra những cuốn rất đáng đọc, hoặc ít ra, cũng nên thỉnh về cho chật thêm tủ sách. Có thể kể Nghe mùi kết thúc của Julian Barnes mà tôi hay đùa là Nghe mùi trứng tráng, vì có quả ốp-la vàng lộng lẫy trên bìa; Sói đồng hoang (Hermann Hesse) xưa nay trở thành Sói thảo nguyên với bản dịch mới của Lê Chu Cầu. Cái cuốn Sói đồng hoang này tôi đi tìm một thời gian dài, đến khi vừa kiếm được với giá khá chát thì có bản dịch mới. Dù sao, sách cũ có cái thú của sách cũ. Hesse thì với tôi là nhà văn của thời đã qua. Trừ cuốn Nhã khổ hạnh và gã lang thang, các cuốn khác nuốt không trôi nữa, kể cả Sói đồng hoang. Tình thực thì đã nuốt xong nhưng không thích thú gì. Alphabooks thì có quả Catalonia - Tình yêu của tôi của George Orwell, thuộc loại sách phải mua/xin/ăn trộm gì gì cũng phải có. Ngoài ra nghe đâu Alphabooks còn sắp ra cả Iliad với cả Odyssey. Alpha từ ngày có bác gì Lạc Phong Tùy Phong về ra sách hard-core ghê :). Tủ Cánh cửa mở rộng thì nhắc đến rồi, có Khởi sinh của cô độc của Paul Auster và Núi thần của Thomas Mann. The Invention of Solitude thành Khởi sinh của cô độc nghe trúc tra trúc trắc, ấy nhưng tôi cũng chưa nghĩ ra được cách nào khác. Đây là cuốn tôi rất thích. Vừa nói chuyện với một bạn thì dường như nam thích Paul Auster hơn nữ. Trừ bạn Người- tình-dang- dở- nghe- mùi- trứng- tráng và bạn Z thì tôi chưa biết bạn nữ nào khác thích PA.
Kể ra thế, nhưng tình thực dạo này tôi đọc toàn sách cũ, trong đó đáng kể nhất là Moby-Dick bản dịch của Sài Gòn trước 75 và Thượng đế đã chết trong thành phố. Cả hai đều tuyệt, và bản dịch cũng tuyệt. Một thắc mắc nhỏ tôi thấy The Skin tiếng Anh 334 trang, còn Thượng đế... 299 trang. Không biết ngày xưa bác NQT có lược bớt?
Saturday 20 July 2013
Vẫn cần có tình yêu
Ban công lên trời* là tập truyện của một nhà văn Ba Lan mà tên tuổi còn khá xa lạ với chúng ta, Tomasz Jastrun, và chủ đề của tập truyện này là tình yêu và tình dục, mà chủ yếu là tình dục – một chủ đề không phải ít người viết nhưng lại là một chủ đề rất dễ khiến người viết sa lầy. Thế nhưng, nếu cái kéo người đọc đến với tập truyện là tình dục, thì cái giữ người đọc ở lại với tập sách là một cái gì đó khó gọi tên. Chất trữ tình hài hước chăng? Hay vẻ lọc lõi và ngây thơ cùng lúc của các nhân vật? Hay là nét bảng lảng của những sự thật trần trụi được phanh phui, khiến ta vừa thấy khó chịu vừa khoan khoái? Mà cũng có thể tất cả những yếu tố đó lắm chứ?
Ban công lên trời là một cái tựa rất nên thơ, rất dễ cho ta mường tượng ra những chuyện tình đầy mơ mộng. Ta sẽ đúng một nửa: chuyện tình thì có, mơ mộng thì không. Mười bảy truyện trong tập theo một cách nào đó đều là những câu chuyện tình: tình chớp nhoáng, tình qua tin nhắn SMS, tình qua internet, tình sưu tập, và đặc biệt rất nhiều ngoại tình; nhưng chúng có điểm chung là nhiều thất vọng và lắm phũ phàng.
Trong các truyện ngắn trong tập này, người ta đến với nhau nhanh chóng, ân ái trong vội vàng, để rồi cái còn lại chủ yếu là những ảo tưởng tan vỡ. Trong “Tên sát nhân và đứa bé”, ảo tưởng bị chôn vùi trong câu nói ơ hờ của người đàn bà từng có cuộc tình rất ngắn ngủi nhưng nồng nhiệt với một người đàn ông lạ trên một chuyến tàu mà kết quả của nó là một đứa bé : “Chồng tôi qua đời cách đây ba năm rồi, trong toa tàu.” Trong “Bức tranh thay đổi”, người phụ nữ góa chồng hẳn đã đặt bao nhiêu kỳ vọng trong lần viếng thăm của ông họa sĩ - tác giả của bức tranh có những thay đổi lạ kỳ treo trong nhà nàng; tuy nhiên, đáp lại những ao ước nóng bỏng của nàng, ông họa sĩ lại chỉ đề nghị mang thuốc vẽ đến để “khôi phục lại bức tranh như cũ” và sau đó “ôm chặt lấy nàng rồi ngủ thiếp đi”. Trong các truyện “Bí mật”, “Tảng băng nóng”, và “Bờ bên kia” , thì ngay sau những sẻ chia tưởng như không thể nào gần gũi hơn được nữa giữa một người đàn ông và người đàn bà, cái còn lại cũng là một điều gì đó lạnh tanh, ráo hoảnh: họ có thể nhìn nhau như người lạ, hay phát hiện ra mình chỉ là kẻ lấp vào chỗ trống của "bên kia". Còn trong “Cuộc hẹn hò với bóng tối” thì tất cả lãng mạn, mơ mộng gầy dựng bao lâu qua những tin nhắn điện thoại chíu chít đi về lại bị giết chết bằng tiếng gõ cửa sỗ sàng trong ngày đôi bên hẹn gặp.
Cách viết về tình dục trong Ban công lên trời có thể khiến người đọc nhớ tới tiểu thuyết Họp mặt của nhà văn Ireland Anne Enright. Nếu như những đoạn mô tả về tình dục trong Họp mặt cho thấy trong cái hành động ngỡ như mang hai con người lại gần nhau nhất, người ta lại có thể ở xa nhau đến mức nào, thì ở Ban công lên trời, người ta đến với nhau đầy khao khát, đầy nhục cảm, nhưng khi buông nhau ra, người ta cảm thấy nhạt nhẽo, toen hoẻn. Người ta chợt thấy rằng vẫn cần phải có tình yêu. Người đàn ông trong truyện "Dã tràng" sau một ngày hẹn hò mệt nhoài với bao nhân tình, tối về nhà nhìn thấy "hai chiếc máy điện thoại cũng đang ôm nhau nằm ngủ" thì chỉ thèm có một bờ vai để gục đầu vào.
Đọc Ban công lên trời, còn là để thích thú trước những so sánh bất ngờ như thế này: “Thành phố này mà không có cây cối thì nom chẳng khác gì một bà già khỏa thân” , hay “Bó hoa nom như thể mõm con thú dữ vừa mới xé xác con mồi”, hay nhất là thế này: “Chiếc lông vàng, co ro như đứa trẻ đang ngủ phủ mật ong”.
Đọc truyện ngắn, trong chừng mực nào đó, thách thức hơn cả đọc tiểu thuyết. Nếu tiểu thuyết là một thế giới lớn, người đọc chỉ cần chìm được vào thế giới ấy là có thể sống với cuốn tiểu thuyết, thì mỗi truyện ngắn là một thế giới, mà bước ra khỏi thế giới này rồi bước vào thế giới khác ngay chẳng khác gì bật công tắc on - off liên tục rất dễ khiến râu tóc bóng đèn trong đầu ta cháy rụi. Tuy nhiên, các truyện ngắn trong Ban công lên trời lại kết nối với nhau thành một thế giới tương đối thống nhất. Do vậy, gần như ta có thể đọc một mạch các truyện mà không e ngại vấn đề "cháy bóng đèn". Nói thế cũng có nghĩa là đây đó các truyện trong tập có sự lặp lại.
* Ban công lên trời, Tomasz Jastrun, Lê Bá Thự dịch, Phương Nam và NXB Hội Nhà Văn ấn hành
Ban công lên trời là một cái tựa rất nên thơ, rất dễ cho ta mường tượng ra những chuyện tình đầy mơ mộng. Ta sẽ đúng một nửa: chuyện tình thì có, mơ mộng thì không. Mười bảy truyện trong tập theo một cách nào đó đều là những câu chuyện tình: tình chớp nhoáng, tình qua tin nhắn SMS, tình qua internet, tình sưu tập, và đặc biệt rất nhiều ngoại tình; nhưng chúng có điểm chung là nhiều thất vọng và lắm phũ phàng.
Trong các truyện ngắn trong tập này, người ta đến với nhau nhanh chóng, ân ái trong vội vàng, để rồi cái còn lại chủ yếu là những ảo tưởng tan vỡ. Trong “Tên sát nhân và đứa bé”, ảo tưởng bị chôn vùi trong câu nói ơ hờ của người đàn bà từng có cuộc tình rất ngắn ngủi nhưng nồng nhiệt với một người đàn ông lạ trên một chuyến tàu mà kết quả của nó là một đứa bé : “Chồng tôi qua đời cách đây ba năm rồi, trong toa tàu.” Trong “Bức tranh thay đổi”, người phụ nữ góa chồng hẳn đã đặt bao nhiêu kỳ vọng trong lần viếng thăm của ông họa sĩ - tác giả của bức tranh có những thay đổi lạ kỳ treo trong nhà nàng; tuy nhiên, đáp lại những ao ước nóng bỏng của nàng, ông họa sĩ lại chỉ đề nghị mang thuốc vẽ đến để “khôi phục lại bức tranh như cũ” và sau đó “ôm chặt lấy nàng rồi ngủ thiếp đi”. Trong các truyện “Bí mật”, “Tảng băng nóng”, và “Bờ bên kia” , thì ngay sau những sẻ chia tưởng như không thể nào gần gũi hơn được nữa giữa một người đàn ông và người đàn bà, cái còn lại cũng là một điều gì đó lạnh tanh, ráo hoảnh: họ có thể nhìn nhau như người lạ, hay phát hiện ra mình chỉ là kẻ lấp vào chỗ trống của "bên kia". Còn trong “Cuộc hẹn hò với bóng tối” thì tất cả lãng mạn, mơ mộng gầy dựng bao lâu qua những tin nhắn điện thoại chíu chít đi về lại bị giết chết bằng tiếng gõ cửa sỗ sàng trong ngày đôi bên hẹn gặp.
Cách viết về tình dục trong Ban công lên trời có thể khiến người đọc nhớ tới tiểu thuyết Họp mặt của nhà văn Ireland Anne Enright. Nếu như những đoạn mô tả về tình dục trong Họp mặt cho thấy trong cái hành động ngỡ như mang hai con người lại gần nhau nhất, người ta lại có thể ở xa nhau đến mức nào, thì ở Ban công lên trời, người ta đến với nhau đầy khao khát, đầy nhục cảm, nhưng khi buông nhau ra, người ta cảm thấy nhạt nhẽo, toen hoẻn. Người ta chợt thấy rằng vẫn cần phải có tình yêu. Người đàn ông trong truyện "Dã tràng" sau một ngày hẹn hò mệt nhoài với bao nhân tình, tối về nhà nhìn thấy "hai chiếc máy điện thoại cũng đang ôm nhau nằm ngủ" thì chỉ thèm có một bờ vai để gục đầu vào.
Đọc Ban công lên trời, còn là để thích thú trước những so sánh bất ngờ như thế này: “Thành phố này mà không có cây cối thì nom chẳng khác gì một bà già khỏa thân” , hay “Bó hoa nom như thể mõm con thú dữ vừa mới xé xác con mồi”, hay nhất là thế này: “Chiếc lông vàng, co ro như đứa trẻ đang ngủ phủ mật ong”.
Đọc truyện ngắn, trong chừng mực nào đó, thách thức hơn cả đọc tiểu thuyết. Nếu tiểu thuyết là một thế giới lớn, người đọc chỉ cần chìm được vào thế giới ấy là có thể sống với cuốn tiểu thuyết, thì mỗi truyện ngắn là một thế giới, mà bước ra khỏi thế giới này rồi bước vào thế giới khác ngay chẳng khác gì bật công tắc on - off liên tục rất dễ khiến râu tóc bóng đèn trong đầu ta cháy rụi. Tuy nhiên, các truyện ngắn trong Ban công lên trời lại kết nối với nhau thành một thế giới tương đối thống nhất. Do vậy, gần như ta có thể đọc một mạch các truyện mà không e ngại vấn đề "cháy bóng đèn". Nói thế cũng có nghĩa là đây đó các truyện trong tập có sự lặp lại.
* Ban công lên trời, Tomasz Jastrun, Lê Bá Thự dịch, Phương Nam và NXB Hội Nhà Văn ấn hành
Tuesday 2 July 2013
Một danh sách cho trẻ em 4-7 tuổi
Thỉnh thoảng lại có bạn hỏi giới thiệu sách cho trẻ em. Xin chia sẻ một danh sách gồm những cuốn đọc cho Alpha và Pi quãng 2-3 năm trở lại đây mà hai bạn thích.
1. Totto-chan bên cửa sổ;
2. Phù thủy xứ Oz;
3. Bộ Chuyện Rừng (của tác giả Tony Wolf gồm 4 cuốn to, 2 cuốn nhỏ)
4. Chiếc chìa khóa vàng hay truyện ly kỳ của Buratino;
5. Ông khổng lồ ích kỷ (Oscar Wilde);
6. Bác Phi-ô-đo, con chó và con mèo;
7. Bạn gái yêu quý của bác Phi-ô-đo;
8. Cá sấu Ghena và các bạn
9. Cá sấu Ghena trên thương trường (6, 7, 8, 9 của cùng tác giả Edward Uspenski)
10. Chuyện con mèo dạy hải âu bay;
11. Chuyến phiêu lưu diệu kỳ của Edward Tulane
12. Con voi của nhà ảo thuật (11, 12 của cùng tác giả Kate DiCamillo)
13. Cuộc phiêu lưu của Mũi-tên-xanh (tác giả Gianni Rodari)
14. Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài)
15. Chuyện hoa chuyện quả (Phạm Hổ)
16. Khu vườn hiếu kỳ (Peter Brown)
17. Ai đã bĩnh lên đầu chuột chũi
18. Bộ truyện Ếch xanh (7 cuốn mỏng)
19. Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Expupery)
20. Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn.
1. Totto-chan bên cửa sổ;
2. Phù thủy xứ Oz;
3. Bộ Chuyện Rừng (của tác giả Tony Wolf gồm 4 cuốn to, 2 cuốn nhỏ)
4. Chiếc chìa khóa vàng hay truyện ly kỳ của Buratino;
5. Ông khổng lồ ích kỷ (Oscar Wilde);
6. Bác Phi-ô-đo, con chó và con mèo;
7. Bạn gái yêu quý của bác Phi-ô-đo;
8. Cá sấu Ghena và các bạn
9. Cá sấu Ghena trên thương trường (6, 7, 8, 9 của cùng tác giả Edward Uspenski)
10. Chuyện con mèo dạy hải âu bay;
11. Chuyến phiêu lưu diệu kỳ của Edward Tulane
12. Con voi của nhà ảo thuật (11, 12 của cùng tác giả Kate DiCamillo)
13. Cuộc phiêu lưu của Mũi-tên-xanh (tác giả Gianni Rodari)
14. Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài)
15. Chuyện hoa chuyện quả (Phạm Hổ)
16. Khu vườn hiếu kỳ (Peter Brown)
17. Ai đã bĩnh lên đầu chuột chũi
18. Bộ truyện Ếch xanh (7 cuốn mỏng)
19. Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Expupery)
20. Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn.
Subscribe to:
Posts (Atom)
-
Từ điển Bắc - Nam Những ai đã từng sống ở cả Sài Gòn (tiêu biểu cho miền Nam) và Hà Nội (tiêu biểu cho miền Bắc) sẽ không khó mà nhận ra ...
-
BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN Tôi có người bạn viết ba cuốn sách vài trăm nghìn chữ mất 7 năm, lấy tựa chung “Bất hạnh là một ...
-
Chỉ có đọc lại mới đáng kể - một nhà nào đó đã nói về việc đọc sách, chính xác lại là "đọc lại sách", như thế. Một nhà nào đó k...