Tuesday 28 February 2012

Mắt người Sơn Tây





Quang Dũng là một trong vài nhà thơ yêu thích nhất của tôi, và Mắt người Sơn Tây là một trong vài bài của Quang Dũng mà tôi mê nhất, nên không lạ khi vừa nhận được tập Mắt người Sơn Tây - thơ văn tinh tuyển do Nhã Nam ấn hành là tôi giở ngay bài này ra. (Vầng, lại được tặng đấy, các bác gì đừng ganh tỵ quá nhé, hại cho sức khỏe!:)

Trong tập này, trang 46 là bài Mắt người Sơn Tây như by lâu nay vn ph biến trên giang h. Nhã Nam đã cn thn chú thêm các d bn, y là vic nên làm vì thơ Quang Dũng vn lưu truyn qua chép tay nhiu không tránh khi tam sao tht bn, ngay c mt thi gian dài tên bài thơ này cũng được chép thành Đôi mắt người Sơn Tây, bản thân Quang Dũng còn tng b min Nam đn đoán thành con trai Tn Đà!  Ngoài ra, trang 193 của sách còn có th bút bài này ca Quang Dũng. Bn th bút có vài ch khác bit so vi bn trang 46.  Đáng chú ý nht là câu th hai, kh thứ nht là "Tôi từ đêm y cũng chia ly" thay vì "Tôi từ chinh chiến cũng ra đi"; câu thứ hai, kh th hai là "Mắt em như nước giếng thôn làng" thay vì "Mắt em dìu du bun Tây phương"; và câu thứ ba kh th năm là "Thương vườn rung khôn khuây" thay vì "Buồn vin x khôn khuây".  Hơi thc mc vì sao đã có th bút thế này mà bn trang 46 vn là bn cũ như lâu  nay ta vn biết, mc dù, tôi vn quen thuc vi bn đó hơn, và thy bn đó hay hơn bn theo th bút.

Tôi chép lại toàn bài thơ theo th bút Quang Dũng dưới đây:

Mắt người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chy gic v
Tôi từ đêm y cũng chia ly
Cách biệt bao ngày quê Bt Bt
Chiều xanh không thy bóng Ba Vì.

Vầng trán em mang tri quê hương
Mắt em như nước giếng thôn làng
Tôi nhớ x Đoài mây trng lm
Em đã bao ngày em nhớ thương?

Mẹ tôi em có gp đâu không
Những xác già nua ngp cánh đng
Tôi nhớ mt thng em bé nh
Bao nhiêu rồi xác tr trôi sông

Từ đ thu v hoang bóng gic
Điêu tàn ơi li ni điêu tàn
Đất đá ong khô nhiu sui l
Em đã bao ngày lệ cha chan.

Đôi mắt người Sơn Tây
U ẩn chiu lưu lc
Thương vườn rung khôn khuây

Bao giờ tr li đng Bương Cn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm ngun qua Ph Quc
Sáo diều khuya khoắt thi đêm trăng.

Bao giờ tôi gp em ln na
Chắc đã thanh bình rn tiếng ca
Đã hết sc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nh ta?

1949

Xong cuốn này, cơ h Nhã Nam đã "tr n" xong cho các thi sĩ min Bc. Nhng ai cn và đáng làm tuyn xem như đã làm xong: Trn Dn,u Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Nguyn Duy, Hoàng Cm, Quang Dũng (cun Lê Đt nhà nào làm tôi không nh rõ, nhưng nói chung có ri). Bao gi đến lượt các thi sĩ min Nam? M màn đã có Bùi Giáng, nhưng Bùi Giáng thì không gây háo hc lm vì thơ Bùi Giáng vn được in đu đu bao năm nay. S rt sướng vui nếu được thy tuyn ca Thanh Tâm Tuyn, Mai Tho, Nguyn Đc Sơn, Nguyn Bc Sơn, Tô Thùy Yên, .v.v.

Monday 27 February 2012

Oneku review

  1. Cuộc sống ở trước mặt (Romain Gary): Phi công rất trẻ lái máy bay khá già.
  2. Người thủy thủ bị biển khước từ (Yukio Mishima): Bữa tiệc [thịt] mèo.
  3. Bản đồ và vùng đất (Michel Houellebecq): Michel Houellebecq tự giết mình nhưng không phải tự sát.
  4. Khám lớn Sài Gòn (Vương Hồng Sển): Cụ Vương lèm bèm về mấy tấm hình cũ.
  5. The story of the night (Colm Tóibín): A story of a gu/ay.
  6. Trái tim bạc nhược  (Javier Marias): Tim bạc nhược nhưng văn rất được.
  7. Red dust (Ma Jian): Tưởng là hay, hóa ra không hay.
  8. Cuộc nổi dậy ngoạn mục (Natsume Soseki): Tưởng là hay, hóa ra …chẳng có gì hay.
  9. Gỗ mun (Ryszard Kapuściński): Đương nhiên là hay, vì viết về gỗ mun mà!
  10. Thirst for love (đã có bản dịch là Khao khát yêu đương)(Yukio Mishima): Yêu không được thì đập bỏ (bằng xẻng).
  11. Những kẻ thiện tâm (Jonathan Littell): Thể loại tiểu thuyết mới: tiểu thuyết lừa đảo: Cả cuốn sách chẳng có ai thiện tâm cả.
  12. Bản sonata Kreutzer (Lev Tolstoy): Chống chỉ định đối với những cô định chống lầy.
  13. Người phàm (Philip Roth): Khi người ta già.
  14. Những thứ họ mang (Tim O’Brien): Họ mang theo rất nhiều, và để lại cũng rất nhiều.
  15. Đổi chỗ (David Lodge): Đời là một cuộc đổi trao.
  16. The Savage Detectives (Roberto Bolano): Một tiểu thuyết về làm thơ và làm tình.
  17. Chiếc chìa khóa (Tanizaki): Chiếc chìa khóa không phải bằng vàng hay truyện ly kỳ về thượng mã phong.

Sunday 26 February 2012

Không đầu không đuôi 30-33

30.  Lần đi Hong Kong trước, tôi chỉ mua một cuốn sách là cuốn The Rules of Parenting của Richard Templar. Hồi đó cuốn này còn chưa được dịch ra tiếng Việt, giờ thì có rồi, tên bản tiếng Việt là Những quy tắc làm cha mẹ. Trong cuốn này, có một câu chuyện kể về một bà mẹ khi thấy cậu con trai đang tòn teng trên một thanh xà cách mặt đất khá xa và đang rất hốt hoảng, thay vì rú lên, mà nếu rú cậu bé có thể hoảng hơn và rơi xuống với hậu quả có thể rất khó nghĩ, đã bình tĩnh hướng dẫn con trai leo vào vị trí an toàn rồi xuống đất. Tưởng rằng sau đó bà mẹ sẽ cấm tiệt cậu bé leo trèo, nhưng không, bà không nói gì. Bà tin rằng sau những gì diễn ra cậu bé đã tự học được bài học cần thiết. Tôi nhớ đến mẩu chuyện này khi đọc tới đoạn Ranz và bác bảo vệ trong Trái tim bác nhược đã thuật lại ở đoạn 27. Trong cả hai trường hợp, Ranz và bà mẹ có một cách ứng xử giống nhau: không nhặng xị.

31.  Đi Hong Kong lần này, ngoài việc vác về một cái mũi sụt sịt do cái máy lạnh chạy như ngựa của khách sạn Mariott, như thường lệ tôi còn vác về mấy cuốn sách. Sách mua vội ở sân bay, không phải là rẻ lắm, nhưng cái tật thấy /sách/ là ham khó bỏ. Trong mấy cuốn này, tôi đã đọc xong Nemesis của Roth. Thường thì tôi không đọc ngay những cuốn mới có, nhưng lần này chắc vì có bạn trên FB đợi review của tôi nên tôi đọc ngay. Tôi không chắc có thể nói gì nhiều về cuốn này vì tôi hoàn toàn không thích nó, ngay cả việc đọc hết cuốn sách nhanh như thế tôi cũng tự lấy làm ngạc nhiên. Ở cuốn sách thứ 32 của mình này, Roth chọn một đề tài hoàn toàn khác những cuốn trước đây. Nemesis (tên nữ thần báo thù trong thần thoại Hy Lạp)  lấy bối cảnh trận dịch bại liệt diễn ra vào năm 1944 ở Newark. Bucky, một giáo viên thể dục trẻ tuổi, bất lực nhìn thấy các học trò của mình lần lượt trở thành nạn nhân của bệnh dịch không rõ nguyên nhân này. Thoạt đầu, anh quyết tâm ở lại khu phố cùng các học trò, cùng chia sẻ và chịu đựng với gia đình các nạn nhân, nhưng đến một lúc không còn đủ vững chãi để trụ lại nữa, anh đi như trốn chạy đến công việc mới ở một khu trại hè nơi anh sẽ gặp lại bạn gái của mình. Nhưng trận dịch cũng không tha nơi này. Các thiếu niên ở đây, cả em của bạn gái anh, và chính anh, lần lượt bị trận dịch quật ngã. Nhiều năm sau, người kể chuyện, một trong những học trò của anh ngày xưa, sẽ gặp lại anh, và câu chuyện được kể lại…Đọc cuốn này, tôi có cảm tưởng mình đọc một trong vô số kịch bản phim làng nhàng của Hollywood hơn là một tiểu thuyết của Roth, một nhà văn từng đoạt gần như không sót giải thưởng văn chương danh giá nào, trừ Nobel. Tôi vẫn thích một lối kể chuyện giấu kín cảm xúc. Tuy nhiên, tôi thấy cách kể chuyện của Roth trong cuốn này, dù vẫn được các nhà điểm sách trời Tây khen nức nở, khô, gượng, mệt mỏi, không gợi ra chút cảm xúc nào, cho dù câu chuyện được kể có vẻ là một câu chuyện xúc động, như thể ông đã cạn nguồn. Nếu chưa đọc cuốn nào của Roth, mà lại đọc cuốn này đầu tiên, chắc tôi sẽ không động đến cuốn thứ hai của ông. May mà ít ra tôi đã đọc được dăm ba cuốn khác. Nói ngắn gọn, tôi không recommend Nemesis.

32.  Có bạn hỏi tôi đã đọc xong Những kẻ thiện tâm chưa? Tôi đọc xong rồi, nhưng tôi cũng không recommend cuốn này với bạn, mặc dù vì một lý do hoàn toàn khác. Những kẻ thiện tâm là một cuốn sách nặng ký cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.  Bản tiếng Việt gồm hai tập, với hơn 1.200 trang khổ to ken đặc chữ. Đây là một cuốn sách tuyệt vời, nhưng nó hoàn toàn không dành cho những ai thần kinh yếu. Bản thân tôi trong thời gian đọc cuốn này (hơn một tuần) đã gặp ác mộng liền mấy hôm. Nếu tôi recommend cho bạn, và bạn gặp ác mộng như tôi thì tôi có thể gặp rắc rối. Nên thôi. Tôi không biết nói gì hơn về cuốn này ngoài việc bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước tác giả (và cả dịch giả:)).  Bạn có thể đọc thêm những entry rất uyên bác của Đông A về cuốn này.

33.  Chương trình Mỗi ngày một cuốn sách hôm nay xin được khoe một cuốn của Masatsugu Ono, nhà văn “trẻ” Nhật Bản mới viếng thăm Việt Nam gần đây.


Sunday 19 February 2012

Không đầu không đuôi 25-30

25.  Nhân dịp đi dự khai trương triển lãm tranh Bất khả phục hồi của họa sĩ Mộng Mỵ, cả nhà bạn Alpha lần đầu tiên có cơ hội đặt chân vào Bảo tàng Mỹ thuật. Bất khả phục hồi, theo giải thích của họa sĩ là kiểu như bút sa gà chết, hay diễn dịch theo bối cảnh mỹ thuật là cọ sa họa sĩ chết (vì tiếc). Nói thế chứ thành thật tôi không biết Mộng Mỵ vẽ bằng gì, cọ hay bút, nhưng tôi biết chắc chắn chất liệu là lụa. Vẽ trên lụa, theo Mộng Mỵ, đặt bút (hay cọ) xuống vẽ nét nào là coi như xong, không có cơ hội sửa chữa, nếu không hài lòng chỉ có nước vứt tấm lụa đó đi lấy tấm lụa khác (nên mới có chuyện chết vì tiếc!), cũng như trong cuộc đời có những chuyện xảy ra rồi thì sau này ta có cố gắng cứu chữa thế nào đó vẫn là một chuyện đã xảy ra rồi chẳng thể nào xóa đi được cái sự thể ta đã từng làm một việc dại dột.  Thơ Phan Nhiên Hạo: Khi còn bé tôi đã nhổ nước bọt vào bàn tay ngửa ra của một người mù/ Bây giờ tôi phải làm gì trong mùa thu? Mộng Mỵ tức là blogger Chu Chỉ Mỵ, một blogger ít viết nhưng thỉnh thoảng có những comment hết sức duyên dáng. Triển lãm kéo dài đến hết tháng.

26.  Đã bước chân vào Bảo tàng Mỹ thuật, cả nhà bạn Alpha quyết định đi xem bảo tàng luôn. Cảm nhận đầu tiên là tranh ít quá. Đi lòng vòng bảo tàng chỉ đủ làm bạn Pi mỏi chân vì bạn ấy chỉ quan tâm đến xe tăng và súng, chứ bạn Alpha thì vẫn hăng hái lắm, xem tranh nào cũng hỏi ai vẽ, vẽ cái gì, mà khổ, có phải tranh nào ba mẹ bạn cũng biết là vẽ cái gì đâu. Khổ nhất là xem những bức khỏa thân, bạn cứ oang oang hỏi chẳng chút ý nhị nào, mẹ ơi, sao cô này hở ti? rồi thảng thốt hơn, mẹ ơi, cô này hở cả đít, sao cô không mặc quần áo gì hết. May mà Bảo tàng chỉ có khách nước ngoài, chứ chẳng có khách Việt nào nên không ai ý kiến gì. Ba bạn trả lời quấy quá, chắc tại vì cô nóng quá con, mà ở đây thì không có máy lạnh.

27.  Nhân nói tới bảo tàng, tôi nhớ đến một mẩu chuyện trong cuốn Trái tim bạc nhược của Javier Marias.  Marias là một nhà văn Tây Ban Nha rất oách và cuốn Trái tim bạc nhược mà nhà Bách Việt dịch và in tại Việt Nam cũng là một cuốn rất oách, tuy nhiên, cũng như nhiều cuốn oách khác đã in tại Việt Nam, nó chia sẻ số phận hẩm hiu của sự thờ ơ và lãng quên vì những tờ báo lớn nhất nước chẳng mấy tờ có lấy một mục điểm sách cho tử tế.  Lan man rồi, đây không phải chỗ ném đá báo chí và các nhà báo. Trong Trái tim bạc nhược, có một mẩu chuyện thế này: Ranz khi đó là chuyên viên viện bảo tàng một chiều trước khi ra về bắt gặp một bác bảo vệ lâu năm của bảo tàng đang bật hộp quẹt gaz tính đốt một bức tranh nổi tiếng của Rembrandt vì Ranz tìm hiểu ra rằng bác ta không chịu nổi cái con mụ béo phị trong tranh ấy. Tình hình lúc đó rất chi gay cấn vì nếu Ranz hô hoán lên hay có bất cứ một hành động nào khác thì bức tranh cũng bị hư hại bất khả phục hồi. Ranz đã rất khôn ngoan  chia sẻ sự bức xúc của bác bảo vệ và yêu cầu bác lui ra để Ranz đích thân dùng bình cứu hỏa nện cho con mụ béo phị trong tranh ấy một trận nên thân. Bằng cách ấy, Ranz đã kích thích được tính chuyên nghiệp của bác bảo vệ vì ngay lập tức bác ấy đã cất hộp quẹt đi và ngăn không cho Ranz đập con mụ ấy lại còn dọa báo cáo giám đốc bảo tàng nữa. Bức tranh được cứu, tất nhiên bác bảo vệ không báo cáo về Ranz, mà Ranz cũng đã lựa chọn không báo cáo về hành vi bất thường của bác bảo vệ. Ranz nghĩ rằng bác ấy đã là một bảo vệ chuyên nghiệp, nhiệt thành trong mấy chục năm thì không có lý gì bác ấy lại không tiếp tục là một bảo vệ tốt như thế.  Ranz chỉ sắp xếp cho ông chuyển sang phòng tranh khác để khỏi phải thấy con mụ béo phị kia đồng thời quan tâm hơn đến đời sống của ông động viên ông chuẩn bị cho cái tuổi già sắp đến. Bài học rút ra là... tôi lỡm đấy tôi chúa ghét cái việc viết bài học rút ra trừ khi tôi muốn rút ra một thứ gì đó trớt quớt hoặc muốn manipulate một chuyện gì khác.

28.  Câu chuyện ở trên chỉ là một mảnh nhỏ trong cuốn tiểu thuyết Trái tim bạc nhược. Căn bản, đây là một tiểu thuyết về cuộc đời. Dĩ nhiên, câu tôi vừa nói là một câu ngớ ngẩn vì tiểu thuyết nào mà chẳng viết về cuộc đời, chỉ có khác nhau là dở hay hay, hời hợt hay sâu sắc. Trái tim bạc nhược thuộc loại thứ hai: nó tràn ngập những quan sát tinh tế, khiến ta có cảm giác cả cuộc đời tác giả cầm kính lúp săm soi cuộc đời và lúc cầm bút bất cứ khi nào cũng có thể chèn vào một mẩu quan sát tinh tế, đầy ngạc nhiên. Tôi còn chưa nói đây là một cuốn tiểu thuyết nói về hôn nhân và việc giết vợ. Sao cuốn tiểu thuyết nào nói về việc giết vợ cũng hay? Là tôi nói lại ba xàm đó. Tôi chỉ nhớ ra hai cuốn viết về chuyện giết vợ mà hay, cuốn thứ nhất cuốn Bản sonata Kreutzer của Lev Tonstoy và cuốn thứ hai là cuốn này.

29.  Chương trình mỗi ngày một tấm ảnh, một cuốn sách hôm nay có đến hai tấm ảnh. Tuy  hai mà một. Xin giới thiệu hai bản dịch khác nhau một tiểu thuyết của Yukio Mishima.



Friday 17 February 2012

Không đầu không đuôi 19-24

19. Tuần trước tôi đi ăn cưới. Hình như tôi đã nói chuyện này rồi. Tiệc cưới trên lầu một khách sạn lớn. Người ta cho các cô cậu phục vụ ăn mặc đẹp đẽ đứng từ chân cầu thang lên cửa sảnh tiệc để đón khách. Các  cô cậu này có người gật đầu chào khách, có người không, nhưng tuyệt nhiên không ai cười. Sao không ai cười? (Nghe như một truyện ngắn của Kundera nhỉ?)

20. Về nụ cười: Có lần tôi đi chơi Bangkok. Lúc xuống máy bay, có một cô gái Thái xinh ơi là xinh đeo một vòng hoa vào cổ tôi. (Tôi không nói với bạn là cô ấy đeo hoa cho tất cả khách đâu.) Cô đứng bên cạnh tôi cười thật tươi, còn tôi đứng bên cạnh cô cười hết cỡ chụp một tấm hình mà bây giờ vợ vẫn còn ghen. Chắc chắn tôi sẽ quay lại Bangkok.

21. Lại về nụ cười: Sếp tôi sang Hà Nội. Tôi dẫn sếp đi ăn tại nhà hàng La Verticale. Đây là một nhà hàng Pháp, món ăn khá cầu kỳ, mang món nào ra cậu bồi bàn cũng phải giảng giải ăn như thế nào, món gồm các thành phần gì.v.v. Trước khi vào món chính thì tôi đã gần no với các món khai vị (có tận 9 món khai vị) vì món nào cũng tuyệt. Tôi ngỡ là tôi không thể nào ăn hết món chính, nhưng vì đồ ăn quá ngon, nên càng ăn có lẽ bao tử tôi càng to ra, rõ là nó rất biết các thích nghi với hoàn cảnh. Tôi chẳng những ăn được gần hết món chính (rất ngon), ăn sạch sẽ bánh mì (cực ngon), mà còn chén hết cả món tráng miệng (siêu ngon). Xong bữa tối đó thì 24 giờ sau tôi không cần ăn lại.  Sếp tôi, một người rất sành ăn và từng đi rất nhiều nước, cũng công nhận đây là một trong vài nhà hàng ngon nhất ông từng vào.  Ông nói thậm chí nhà hàng này có thể được xếp hạng trên cái hệ thống gì đó mà tôi quên béng tên. Duy có điều làm ông không hài lòng đó là thái độ phục vụ. Ông nhận xét về cậu bồi bàn: Nó có kiến thức, có một công việc tốt. Nhưng trông nó có vẻ không thích thú với công việc của nó. Sao nó không cười?

22. Thỉnh thoảng, có người đọc blog tôi rồi liên hệ qua email nhờ tôi tư vấn cái này, trả lời cái kia. Tôi trả lời email xong, người kia biến mất hút không hề trả lời trả vốn cảm ơn cảm iếc gì. Gần đây nhất, có một bạn phóng viên một tạp chí gì, phỏng vấn tôi mấy câu về việc viết blog. Lúc liên hệ thì bảo anh trả lời gấp cho em nhe.  Bữa đó đang quỡn, nên tôi trả lời ngay luôn.  Xong bạn đó bặt chim tăm cá. Kể cũng lạ. Ít ra nếu không hài lòng với trả lời của tôi, thì cũng nên quay lại càu nhàu một tiếng, chứ sao cứ lặng mà đi rồi khuất bóng thế kia?

23.  À, hay là cái bạn kia cáu với câu trả lời của tôi. Bạn hỏi như vầy: “Một số chuyên gia cho rằng viết nhật ký, tự sự có thể giúp tháo gỡ những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo lắng, giận dữ, ý kiến của anh như thế nào về nhận định này? Anh đã từng có trải nghiệm tương tự?” Tôi trả lời như vầy: “ Bạn không nói một số chuyên gia là ai và bao nhiêu người. Tôi đồ rằng nếu bạn hỏi “một số chuyên gia” khác thì có thể họ lại có ý kiến hoàn toàn khác với một số chuyên gia trên. Tôi hay viết, nhưng lúc giận dữ thì vẫn giận dữ, lúc lo lắng thì vẫn lo lắng. Trầm cảm thì không. Nhưng những chuyện đó tôi nghĩ không liên quan gì đến việc viết. Thực tế, còn có những nhà văn còn tự tử vì trầm cảm. Nếu viết được mà hết trầm cảm thì họ đã không tự tử.”

24.  Còn đây là chương trình mỗi ngày một cuốn sách, mỗi ngày một tấm ảnh. 


Thursday 16 February 2012

Hoa, tranh, thơ

* Hoa



Hoa cho ngày 14/2

*Tranh


Tranh cho ngày 14/2. Tác giả tất nhiên là Alpha

* Thơ, không liên quan đến 14/2. Hai bài của Phùng Cung trích trong tập Xem đêm, Nhã Nam vừa in trước Tết.

Vết thơm

Em về phố rồi
Trái ổi chín
Để nhiều vết bấm
Mấy chiếc kiến đen
Ngơ ngác tìm thơm


Trà

Quất mãi nước sôi
Trà đau nát bã
Không đổi giọng Tân - Cương.


Tuesday 14 February 2012

Không đầu không đuôi 11-18


11.Hình như có một cuốn sách tựa là Đừng bao giờ ăn trưa một mình. Hình như đó là một lời khuyên về networking, về mở rộng quan hệ, hình như vậy. Lời khuyên đó đúng với giới kinh doanh, giới văn phòng, thế giới các công ty, thậm chí thế giới công chức. Nhưng nghệ sĩ thì nên ăn sáng một mình, ăn trưa một mình, ăn tối một mình, một mình một mình. Tại vì không một mình thì không sáng tạo được cái gì ra hồn.

Tin buồn: giới nghệ sĩ của ta rất ưa tụ tập.

12.Roberto Bolano viết: “I’m much happier a reader than a writer”. Công nhận, làm người đọc sướng hơn làm người viết nhiều, sướng hơn cả làm nhà phê bình. Nhà phê bình khen chê phải có chứng minh. Còn người đọc được quyền phán như thánh.  Ví dụ thánh phán: “Cái thiếu nhất và cũng có thể là yếu nhất của tiểu thuyết Việt Nam không phải là khả năng nói lên một cái gì đó trọng đại mà là khả năng đi vào ngóc ngách tâm hồn con người. Các nhà tiểu thuyết Việt Nam thiếu chi tiết, hay vội vàng, ưa khái quát hóa, lười quan sát, nên nhân vật tiểu thuyết thường giản đơn, nhợt nhạt”. Phán thôi, chứng minh thế đếch nào được.

13.Thế quái nào mà người Việt ta không biết xếp hàng? Ở châu Phi, người ta xếp hàng dưới cái nắng kinh hồn để chờ lấy từng thùng nước (ref Gỗ Mun, Kaspucinski). Ở Sarajevo, người ta xếp hàng nhận thực phẩm trong lúc thành phố bị oanh tạc và những kẻ bắn tỉa rập rình (ref The Cellist of Sarajevo, Steven Galloway). Ở Berlin, thế chiến thứ hai, người ta cũng xếp hàng trong lúc máy bay Anh Mỹ dội bom và xe tăng Hồng quân cận kề (ref Những kẻ thiện tâm, Jonathan Littell). Thế mà ở ta, ở những chỗ bán sản phẩm văn hóa như các nhà sách, lại không ai xếp hàng lúc tính tiền, mà nhà sách cũng không buồn treo cái bảng nhắc nhở, đâm ra chỗ tính tiền thành ra một chỗ rất lộn xộn.

14.Về sự lộn xộn: Giao thông Việt Nam là một kiệt tác tạo hình đô thị, một công trình performance art ngoại hạng có sự tham gia của toàn dân, chính xác hơn là có sự tham gia của toàn bộ những “người tham gia giao thông”.  Bài thi bằng lái xe ô tô ở Việt Nam lẽ ra nên bao gồm: (i) lái xe qua bùng binh giờ cao điểm; (ii) lái xe trong hẻm; (iii) đậu xe trên vỉa hè. Qua được ba bài này thì chạy xe trong sa hình có là cái đinh gì.

15.Về sự phô trương: “…nghệ thuật cần chống lại sự phô trương. Ông ta cầm cây bút bi vẽ những vòng tròn đồng tâm nguệch ngoạc lên tờ giấy giống như bọn trẻ con đang làm toán; ông ta vẽ một cách say mê như chẳng để ý cái gì khác. Rồi đột nhiên ông ta rơi vào một trạng thái trầm ngâm khó hiểu. Nhưng làm thế nào để nhận biết sự phô trương tôi nói. Cái đó chỉ là tương đối ông ta nói sau một hồi suy nghĩ giống như thể ông ta vừa du hành trong một thế giới khác rồi sau đó trở về và mang theo câu trả lời.  Người phô trương tìm đến sự phô trương như một cách để họ giấu mình ông ta nói còn đối với kẻ giấu mình thì ngay cả việc giấu mình cũng là một hình thức phô trương.” (trích tiểu thuyết chưa xuất bản Chết trong ngày Chúa nhật của Nguyễn Nguyên Phước.)

16.Nguyễn Nguyên Phước là một trong hiếm hoi nhà văn Việt Nam đương đại tôi thích đọc. Văn Nguyễn Nguyên Phước hiện đại, hiện đại một cách tự nhiên, không gồng gánh. Đọc Nguyễn Nguyên Phước người ta biết rằng ông đã đọc rất nhiều và  quan trọng hơn đã tiêu hóa tốt cái sự đọc đó, nên cái ông viết ra nó đã thoát ra khỏi cái  hay được các nhà phê bình và nhà báo có viết những bài liên quan đến văn học gọi là “nỗ lực tìm tòi, làm mới”.  Nó mới, tự nó mới, thế thôi. Cứ như hít không khí của thời đại nào thì thở ra không khí của thời đại đó.

17.Đã nói xấu giới nhà văn và nghệ sĩ rồi, nay chuyển sang nói xấu tiếp các nhà phê bình. (Thực ra chẳng nói xấu gì, chỉ nói sự thật, mà chẳng may sự thật nó hơi xấu thôi.)  Các nhà phê bình của ta rất thích ăn sẵn, ăn đi ăn lại những món xào đến nát bét ra rồi. Chúng tôi thích món mới. Hãy dọn món mới.

18.Đây là món mới nhân ngày Valentine:



Một trái tim đau, một trái tim bằng xôi. Trái tim đã nhiều lần chạy trốn tình yêu...



Monday 13 February 2012

Không đầu không đuôi 1-10


1.       Tôi mới đi ăn đám cưới về. Bao giờ cũng thế, ngồi trong đám cưới sợ nhất là nghe MC ba hoa, vì thế nào tôi cũng nổi da gà. “Diễn văn” của họ bao giờ cũng ken đặc sáo ngữ và những lời ngớ ngẩn, quái gở. Đi đám cưới, chỉ vui ở chỗ gặp những bạn bè lâu ngày không hoặc ít gặp, còn lỡ mà đi phải đám cưới không quen biết ai thì đúng là cực hình.

2.       Có những người có khả năng viết rất dễ dàng về bất cứ thứ gì. Họ viết gần như không cần một nỗ lực nào, hoặc ít ra, đọc văn họ ta có cảm giác họ không cần nỗ lực gì khi viết. Roberto Bolano là một người như thế. Tôi ganh tị với ông. Nhưng ông không thể ganh tị với tôi, vì ông đã chết rồi, lúc mới có 50 tuổi. Thế cũng đã là thọ hơn Whitney Houston. R.I.P, diva của một thời si mê.

3.       Tôi vẫn chưa đọc 2666 của Bolano, nhưng trừ vài phần trong The Savage Detectives, tôi không thích các tiểu thuyết và truyện ngắn  khác của ông tôi mấy.  Hơi monotone.  Nhưng các bài viết ngắn của ông đọc lúc nào cũng thích, rất thông minh và luôn luôn dí dỏm, kể cả những chỗ cay độc. Nhất là những chỗ cay độc. Nhờ dí dỏm mà bớt cay độc.

4.       Cái thiếu nhất và cũng có thể là yếu nhất của tiểu thuyết Việt Nam không phải là khả năng nói lên một cái gì đó trọng đại mà là khả năng đi vào ngóc ngách tâm hồn con người. Các nhà tiểu thuyết Việt Nam thiếu chi tiết, hay vội vàng, ưa khái quát hóa, lười quan sát, nên nhân vật tiểu thuyết thường giản đơn, nhợt nhạt.  

5.       Từ lâu lắm rồi tôi không còn đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh. Không biết sau này thì sao, chứ trước đây nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh chưa bao giờ thủ dâm. Thật lạ lùng, truyện viết cho thiếu niên mới lớn mà không bao giờ có chuyện thủ dâm. Vậy mà truyện vẫn bán chạy, thật là lạ lùng.

6.       Giữa Osamu Dazai và Yukio Mishima, tôi khoái Mishima  hơn. Dazai đến cả tự sát mà làm cũng không nên thân, phải năm lần mới thành, đấy là chưa kể tự sát kiểu gì mà người mình rủ rê tự sát thì chết mà mình thì sống. Mishima “làm việc” hiệu quả hơn, seppuku một lần là xong.

7.       Đoạn 6 nói nhảm, bỏ qua. Nhưng tôi vẫn thích tiểu thuyết của Mishima hơn Dazai. Người thủy thủ bị biển khước từ rất tuyệt nhé, Kim các tự cũng thế, và cả Lời thú tội của mặt nạ nữa.

8.        Đọc truyện ngắn Trong tiếng reo hò của lửa của Lê Minh Phong trên SGTT. Tôi khá có cảm tình với tác giả này sau lần đọc bài trả lởi phỏng vấn của bạn ấy. Nhưng cái truyện này, đọc ba câu đầu đã thấy có vẻ hỏng. Ráng đọc hết truyện thì thấy hỏng thật. Gồng quá.  Cái gì mà “kết nối với người nào đó ngoài ông” với “duy trì hành động”?  Rồi hình ảnh những người đàn bà bán hàng rong đánh lửa bằng cuội, tay soát vé liên tục tự tát vào má, chuyến tàu không có người thức, .v.v. quả là một kết hợp gượng gạo của những ẩn dụ gượng gạo.

9.       Tôi đang tính mua một cái Kindle. Có lẽ phải thế thôi chứ không lẽ đóng thêm kệ sách hoài. Vả lại, có nhiều cuốn chỉ có e-book, mà không có Kindle thì chẳng thể nào đọc được, nhất là những thể loại sách quái gở của mấy tay nhà văn lười nhác chả chịu chấm câu với xuống dòng.

10.   Dòng này là đúng 12 giờ đêm.

Saturday 11 February 2012

Làm thế nào để biện minh cho một thư viện cá nhân

Nói chung, từ bé đến giờ, tôi luôn là đối tượng của hai (và chỉ hai) trò chọc ghẹo: “Cậu là người lúc nào cũng trả lời” và “Tiếng cậu vang vọng khắp các thung lũng”.  Suốt những năm đầu đời tôi tin rằng, vì cơ duyên lạ lùng nào đó, tất cả những người tôi gặp đều ngu xuẩn. Thế rồi, khi đã trưởng thành, tôi buộc phải kết luận rằng  có hai quy luật không ai thoát khỏi: ý tưởng đầu tiên vụt đến trong đầu một người sẽ là ý tưởng hiển nhiên nhất; và, khi đã có một ý tưởng hiển nhiên, chẳng ai có bao giờ nghĩ rằng trước đó người khác có thể đã có ý tưởng giống như vậy.

Tôi có một bộ sưu tập tít các bài báo, bằng mọi ngôn ngữ trong hệ Ấn-Âu, từ “Tiếng vọng của Eco” cho đến “Một cuốn sách với những tiếng vọng”. Trong trường hợp sau tôi ngờ rằng tít được in không phải là ý tưởng đầu tiên đến với tòa soạn. Chuyện có thể đã diễn ra như thế này: ban biên tập họp, họ tranh cãi với nhau về khoảng hai mươi cái tít, và cuối cùng gương mặt vị tổng biên tập  bừng sáng  lên, ông ta nói, “Này, các cậu, tớ có ý này tuyệt lắm!” Và những người khác đáp, "Sếp, anh đúng là quái vật.  Anh moi đâu ra cái ý tưởng đó chứ?”.  “Trời cho đấy,” ắt hẳn ông ta trả lời như thế.

Tôi không có ý nói người ta nhàm chán. Nếu xem như một cảm hứng tuyệt diệu, hoặc như một ánh chớp của tính sáng tạo, một điều gì đó mang tính hiển nhiên sẽ hé lộ một sự tươi mới nhất định về tinh thần,  một mối nhiệt thành với cuộc đời và tính bất khả đoán của nó, một tình yêu về các ý tưởng  - cho dù có thể chúng nhỏ nhặt. Tôi sẽ luôn nhớ buổi gặp mặt đầu tiên của tôi với con người vĩ đại Erving Goffman ấy, người mà tôi ngưỡng mộ và yêu quý về tài năng cũng như khả năng xuyên thấu mà nhờ đó ông có thể nhận diện những khía cạnh vi tế của hành vi  trước đó không ai nhận ra. Chúng tôi đang ngồi ở một quán cà phê ngoài trời thì ông nói, sau khi ngắm nhìn đường phố một lúc,  “Anh biết gì không? Tôi nghĩ là có quá nhiều ô tô lưu thông trong các đô thị của chúng ta.” Có lẽ trước đó chưa bao giờ ông nghĩ tới điều này vì có bao  điều quan trọng hơn nhiều phải nghĩ đến; ông chỉ chợt nhận ra và vẫn còn có sự tươi mới về tinh thần để bộc lộ nó. Còn tôi, một kẻ hợm nhỏ mọn bị nhiễm cuốn Unzeitgemässe Betrachtungen [Những suy tư trái mùa] của Nietzsche,  sẽ lưỡng lự để nói ra điều này, kể cả nếu tôi có nghĩ tới.

Một loại sốc nhàm chán thứ hai xảy ra với nhiều người ở tình trạng như tôi - đó là, những người sở hữu một thư viện tương đối quy mô (trong trường hợp của tôi là đủ lớn để ai bước vào nhà cũng không thể không nhận thấy; thực ra, nó choán hết cả nhà). Vị khách bước vào nhà và nói, “Lắm sách thế! Anh đọc hết chưa?” Thoạt tiên tôi tưởng câu hỏi này chỉ tiêu biểu cho những người không mấy quen thuộc với sách vở, những người quen nhìn thấy vài cái kệ với dăm cuốn truyện vụ án bìa mỏng và một bách khoa thư trẻ em, mua trả góp. Nhưng kinh nghiệm dạy tôi rằng những lời tương tự cũng được thốt ra bởi những người trên mức nghi ngờ. Có thể nói rằng họ vẫn là những người xem kệ sách chỉ là một cái kho chứa những cuốn sách đã đọc và không hề nghĩ tới thư viện như một công cụ lao động. Nhưng đằng sau đó còn nhiều ý nghĩa hơn thế. Tôi tin rằng, đối diện với quá nhiều sách, bất kỳ ai cũng bị nỗi đau khổ về hiểu biết chiếm lấy, và không tránh khỏi rơi vào việc hỏi cái câu hỏi bộc lộ nỗi giày vò và hối hận của mình.

Điều rắc rối là khi ai đó nói, “Eco? Cậu là người lúc nào cũng trả lời,” bạn có thể đáp bằng một cái cười nhẹ, và nhiều nhất là nói thêm, nếu bạn muốn tỏ ra là người lịch sự, “Câu đó hay đấy!” Nhưng câu hỏi về những cuốn sách của bạn phải được trả lời, trong khi hàm bạn cứng lại và mồ hôi lạnh chảy thành dòng dọc sống lưng. Trước đây tôi từng dùng một giọng châm biếm khinh khỉnh. “Tôi chưa đọc cuốn nào cả; đọc rồi thì để đây làm quái gì?” Nhưng đây là một câu trả lời nguy hiểm vì nó mời mọc câu hỏi kế tiếp hiển nhiên: “Vây đọc xong rồi thì anh cất chúng ở đâu?” Câu trả lời hay nhất luôn luôn là câu mà Roberto Leydi dùng: “Còn nữa, thưa ngài, còn nhiều nữa,”  câu này làm đối phương tê cứng và đẩy anh ta vào trạng thái ngưỡng mộ sững sờ. Nhưng tôi thấy cách này tàn nhẫn và gây hấn. Giờ tôi rút lui về câu đáp này: “Không, đây là những cuốn  tôi phải đọc từ giờ cho đến cuối tháng.  Những cuốn khác tôi để ở chỗ làm,” một câu trả lời một mặt gợi ra một chiến lược tiện lợi tuyệt vời, và mặt khác khiến vị khách phải chong chóng cuốn gói ra về.

(GM dịch từ bài How to Justify a Private Library trong tập How to Travel with a Salmon của Umberto Eco, bản dịch tiếng Anh của William Weaver)

Friday 10 February 2012

Bìa, có một cái bìa



Sách sẽ ra mắt vào dịp Hội sách tháng 3 tới. Giá bìa rất rẻ, chỉ có 23.000 đồng, đề nghị mỗi người mua 5 cuốn:)

Thursday 9 February 2012

Kỹ năng đọc

Có một câu đố tương đối phổ biến trong giang hồ như thế này: Trong một căn phòng có treo ba bức tranh: bức thứ nhất vẽ một ổ bánh mì cháy, bức thứ hai vẽ một tướng quân thất trận, và bức thứ ba vẽ một người đàn bà mang bầu. Đố biết ba bức tranh có điểm gì chung?
***

Đọc sách dĩ nhiên là một việc cần nhiều kỹ năng. Tất nhiên nói ra câu này thì thừa, nhưng không nói e rằng thiếu, vì chưng có bao việc đơn giản hơn mà còn cần đến bao nhiêu chỉ dẫn cụ thể, từng bước từng bước một, chẳng hạn làm thế nào để đặt con voi vào tủ lạnh (mất ba bước), làm thế nào để  khui một lon sữa bò (mất bảy bước), làm thế nào để thở dài đúng cách (mất mười hai bước), làm thế nào để du lịch với một con cá hồi (cần nguyên một cuốn sách) hay làm thế nào để giãy giai trong vòng mười ngày (cần Kate Hudson  cộng thêm một bộ phim), huống hồ một việc phức tạp như đọc sách. Để tích lũy các kỹ năng cần thiết, ác thay, không có cách nào khác hơn việc buộc phải đọc thật nhiều sách, chứ còn chỉ đọc một vài cuốn sách về kỹ năng đọc sách thì chẳng khác gì muốn bơi thạo mà chỉ đọc sách dạy bơi. Nhưng làm thế nào để đọc được nhiều sách, trong khi sách thì quá nhiều mà cuộc đời thì vô vàn cám dỗ? Thì đã bảo, đọc sách dĩ nhiên là việc cần nhiều kỹ năng cơ mà!

***

Ở trên net có một ổ cổ súy cho cái là đạo luật người đọc sách. Đạo luật đó về cơ bản bao gồm các quyền sau:
-          Quyền được không đọc;
-          Quyền được nhảy cóc;
-          Quyền được không đọc xong (nên sử dụng quyền này triệt để, chẳng có lý do gì phải cố đọc xong một quyển sách dở, hoặc chả có gì mới mẻ)
-          Quyền được đọc lại;
-          Quyền được muốn đọc gì thì đọc;
-          Quyền được đọc ở đâu thì đọc (Tiến sĩ Aue trong NKTT hồi bé chuyên đọc sách trong toa let, giống mình phết);
-          Quyền được đọc lướt;
-          Quyền được đọc to;
-          Quyền được không phải bảo vệ gu của mình;
-          Quyền được đọc bất kỳ trang nào;
-          Quyền được đọc nhiều cuốn cùng một lúc;
-          Quyền được nhảy từ cuốn này sang cuốn kia.

***

Trả lời cho câu đố ở đoạn đầu : Điểm chung của ba bức tranh là đều nói về một kỹ năng đọc sách cơ bản.
--------


Hai mươi tiệm sách đẹp nhất thế giới: http://flavorwire.com/254434/the-20-most-beautiful-bookstores-in-the-world#1

Tuesday 7 February 2012

(hông phải ghi chép biên tập) Jonathan Littell cũng làm toán

Các nhà văn Pháp, hoặc nhà văn viết tiếng Pháp, có vẻ ưa làm toán. (Còn nhà toán học Việt Nam học ở Pháp thì lại thích viết văn:))

------



"Số tử vong của Liên Xô: 20 triệu
Số tử vong của Đức: 3 triệu
Tổng số tử vong (mặt trận phía Đông): 23 triệu
Endlӧsung: 5,1 triệu
Tổng toàn bộ: 26,6 triệu, biết rằng 1,5 triệu Do Thái đã được tính vào sổ tử vong của Liên Xô […]


Giờ thì làm toán. Xung đột với Liên Xô kéo dài từ 22 tháng Sáu 1941 vào ba giờ sáng cho đến, một cách chính thức, mồng 8 tháng Năm 1945 vào lúc 23h 01, nghĩa là ba năm, mười tháng, mười sáu ngày, hai mươi giờ và một phút, hoặc nếu làm tròn, 46,5 tháng, 202,42 tuần, 1.147 ngày, 34.004 giờ, hoặc 2.040.241 phút (tính cả cái phút lẻ). […] Bây giờ thử làm một trò chơi con số với hai bên: với người Đức, như vậy là mỗi tháng có 64.516 người chết, mỗi tuần 14.821 người chết, mỗi ngày 2.117 người chết, mỗi giờ 88 người chết, và mỗi phút 1,47 người chết, đó là trung bình mỗi phút mỗi giờ mỗi ngày mỗi tuần mỗi tháng trong vòng ba năm, mười tháng, mười sáu ngày, hai mươi giờ và một phút. Với Do Thái, tính luôn cả Do Thái Liên Xô, chúng ta có khoảng 109.677 cái chết cho mỗi tháng hoặc 25.195 cái chết mỗi tuần hoặc 3.599  cái chết mỗi ngày hoặc 150 cái chết mỗi giờ hoặc 2.5 cái chết mỗi phút, trong cùng một khoảng thời gian. Cuối cùng, về phía Liên Xô, chúng ta có khoảng 430.108 cái chết mỗi tháng, 98.804 cái chết mỗi tuần, 14. 114 cái chết mỗi ngày, 588 cái chết mỗi giờ, hoặc 9,8 cái chết mỗi phút, cùng thời gian. Tức là tính tổng  sẽ có 572.043 cái chết mỗi tháng, 131.410 cái chết mỗi tuần, 18.772 cái chết mỗi ngày, 782 cái chết mỗi giờ, và 13,04 cái chết mỗi phút, tất cả các phút của tất cả các giờ của tất cả các ngày của tất cả các tuần của tất cả các tháng của mỗi năm trong khoản thời gian cho trước, để nhắc lại ba năm, mười tháng, mười sáu ngày, hai mươi giờ và một phút. Những kẻ từng chế nhạo cái phút lẻ ra, quả là cũng hơi có phần thông thái rởm, chỉ cần biết rằng cuối cùng có đến 13,04 cái chết, trung bình một phút, và chỉ cần tưởng tượng mười ba người quen biết của hắn ta bị giết trong vòng một phút, nếu hắn ta có khả năng tưởng tượng chuyện đó."

(Những kẻ thiện tâm, Jonathan Littell, Cao Việt Dũng dịch)

Cuốn này công nhận khủng. Dịch giả ngày ấy dịch cũng ác chiến, bây giờ thì đỡ nhiều rồi:)

Monday 6 February 2012

What they talk about when they talk about books

  • 'Outside of a dog, a book is a man's best friend. Inside of a dog it's too dark to read.' - Groucho Marx
  •  "I have always imagined that Paradise would be a kind of library." - Jorge Luis Borges.
  • "I took a speed reading course and read 'War and Peace' in twenty minutes. It involves Russia."  - Woody Allen
  •  "Be careful about reading health books. You may die of a misprint."  - Mark Twain.
  •  This is not a novel to be tossed aside lightly. It should be thrown with great force." - Dorothy Parker.
  • “When I have money, I buy books. If any money is left over, I buy food and clothes.” - Erasmus
  • “The man who does not read good books has no advantage over the man who can't read them.” -Mark Twain
  • "It's not that I don't like people. It's just that when I'm in the company of others--even my nearest and dearest- there always comes a moment when I'd rather be reading a book." Maureen Corrigan
  • "Reading, after a certain age, diverts the mind too much from its creative pursuits. Any man who reads too much and uses his own brain too little falls into lazy habits of thinking." Albert Einstein
GM (không phải Gabriel Marquez) sưu tầm và tuyển chọn

Friday 3 February 2012

Quà từ Pháp


Quà từ Pháp nên có một cuốn bằng tiếng Pháp, hẳn là để khuyến khích tôi đi học tiếng Pháp đây. Tiếng Pháp thì có gì mà sợ: Tôi từng học tiếng Pháp những ba lần rồi.:) Trong thời gian chờ đợi đi học tiếng Pháp lần thứ tư, cuốn này được đưa vào collection Thuận (vẫn còn thiếu Made in Vietnam đấy ạ, nhắc khéo đấy:). Cuốn của Trần Dần là từ wish list sinh nhật năm ngoái. À, mà sắp sinh nhật tôi nữa rồi đấy, bác nào định tặng tôi gì thì nói sớm cho đỡ trùng nhá:)




Còn cuốn này, sau khi lãnh một quả nhuận bút quá khủng bèn đi mua ngay, nhân cơn đang đua theo văn học Nhật. Endo hình như cũng như Graham Greene, là nhà văn Ki tô giáo thì phải.

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN