***
Tôi còn có thể viết gì nữa về Chicago, thành phố nằm bên bờ hồ Michigan lộng gió, lần này tôi đến mùa hè nên may không bị gió thổi rụng tai như lần trước khi mùa đông tuyết chưa tan hẳn làm nhoe nhoét những lối đi? Thành phố Chicago rộng bao nhiêu mét vuông? Có bao nhiêu dân? Có bao nhiêu công viên? Bao nhiêu thùng rác? Bao nhiêu người nghiện hút? Đội hockey ở đây tên gì? Nhà Obama ở đâu? Và Hemingway? Cả anh chàng Lee – thần tượng âm nhạc mới nữa? Tôi đã đến, đã đi rong dưới những tán cây, đã cắm đầu vào những tiệm sách cũ, đã nghe hụt jazz, đã xem đọc thơ và nói chuyện về thơ, đã thấy những ngôi nhà gạch đỏ trăm năm, đã mê những công viên chạy dài ven hồ, đã đi ngang những khu nhà người Mễ và da đen để biết Chicago không chỉ có nhà cao tầng và sự tráng lệ. Vẫn còn bao điều tôi chưa thấy và tôi chưa biết. Nhưng tôi biết, ở Chicago, tôi có những người bạn.
***
Bốn ngày ở Silicon Valley là bốn ngày đi tôi đi tu. Có câu: Thứ nhất là tu tại gia/ Thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa. Tôi tu theo kiểu trên cả hạng nhất (hạng đặc biệt?): tu tại khách sạn. Các buổi họp diễn ra từ sáng đến chiều ngay tại khách sạn, ăn trưa ăn tối cũng cùng một nơi. Những buổi ăn là cơ hội để networking – tức là giao lưu với đồng nghiệp các nước, nên ăn cũng là làm việc. Chỉ có hai lần được đi ăn bên ngoài: một lần BBQ toàn công ty bên một bờ hồ, và lần thứ hai, đêm cuối của hội nghị, sếp dẫn đi ăn một nhà hàng Ý nơi những người chạy bàn mặc sơ mi dài tay trắng toát đeo cà vạt đen, có anh lại còn đeo kính, trông giống giáo sư hơn bồi bàn – họ ăn nói cũng lưu loát và duyên dáng hơn khá nhiều giáo sư.
Bốn ngày liên tục ăn toàn đồ Tây - mặc dù thật ra không quá tệ và tôi cũng đã không phàn nàn nhiều như các đồng nghiệp Trung Quốc – khiến tô phở mà hai vợ chồng chị P mời tôi ở Portland ngon hơn rất nhiều. Hai vợ chồng chị ra sân bay Portland đón tôi, chở đi ăn phở, rồi chở thẳng ra thác Multnomah cho tôi leo núi và ngắm cảnh– không quên chuẩn bị sẵn cho tôi một đôi giày thể thao. Tôi phăm phăm leo thẳng lên đỉnh ngọn thác cao thứ hai nước Mỹ và là điểm thu hút du khách số một của bang Oregon để thỏa những ngày cùn chân trong khách sạn và ra sức hít thở không khí mát dịu trong lành của vùng núi bù lại mấy hôm toàn hít mùi máy lạnh.
Oregon là xứ mưa. Chị P nói mùa thu mưa có thể rỉ rả cả tháng. Nếu Nguyễn Bính đến đây hẳn ông sẽ viết: Giời mưa Portland sao buồn thế/ Cứ kéo dài ra đến mấy tuần. Mấy ngày trước trời vẫn rất âm u. May cho tôi, hôm đến, nắng hửng, trời trong, gió nhẹ, những bông cỏ la đà trong không trung, thời tiết lý tưởng cho một ngày leo núi.
Rất nhiều người leo núi ngày hôm ấy. Trên đường lên đỉnh, tôi thấy nhiều gia đình cùng đi. Em nào bé quá thì được bố cõng trên vai. Nhiều bé tầm ba bốn tuổi cũng hăng hái leo. Tôi nghe một cậu bé đang hổn hển mặc cả với bố: Con muốn quay lại. Ông bố bảo: Nào, con có muốn nhìn thấy đỉnh thác không? Gắng lên. Thế rồi cả nhà lại tiếp bước. Cũng có những ông bà cụ ngoài tám mươi, da nhăn nheo, tóc bạc trắng nhưng bước chân hãy còn khá vững. Chị P bảo dân Mỹ rất thích những họat động ngoài trời. Nước thác Multnomah trong veo và lạnh cóng, tôi thò tay vào thấy chẳng khác nước để tủ lạnh, ấy là do tuyết trên đỉnh núi tan ra và chảy xuống.
***
Rời thác Multnomah, chúng tôi đi thẳng đến đập thủy điện Bonneville, để xem cá hồi ngược dòng Columbia, nhảy lên những bậc thang (fish ladder)để vào trong hồ. Bất giác tôi nhớ chuyện cá chép vượt vũ môn.
Tôi chép lại đây một chút về vòng đời của cá hồi (thật ra còn một số cá khác cùng họ, nhưng tôi không phải chuyên gia về cá, và để đỡ phức tạp tôi gọi chung là cá hồi), vì tôi nghĩ cũng như tôi phần đông mọi người ở Việt Nam chỉ nhìn thấy cá hồi khi đã lên đĩa chứ ít biết về cuộc đời đầy mạo hiểm và thú vị của loài cá này:
Cá hồi thuộc họ cá anadromous. Anadromous là một từ gốc Hy Lạp có nghĩa “ngược dòng sông”, ám chỉ hành trình từ sông ra biển và từ biển về lại sông của cá hồi. Khi cá hồi con nở ra và lớn lên, chúng hoàn toàn không còn cha mẹ để “dạy dỗ” chúng. Tuy nhiên, theo bản năng, chúng sẽ xuôi dòng bơi ra biển. Cá hồi xuất phát từ sông Columbia bơi về hướng Bắc lên tận Alaska hoặc biển Bering. Chúng chỉ bơi trong đêm và gần bờ để tránh bị các loài cá khác ăn thịt. (Bây giờ tôi mới hiểu tại sao Raymond Carver có một tập thơ tên At Night the Salmon Moves – Cá Hồi Bơi Trong Đêm). Sau hai đến bốn năm sống ở đại dương, cá hồi trưởng thành tìm đường về nguồn cội. Người ta cho rằng sở dĩ chúng có thể tìm về được nơi chúng nở ra là nhờ vào mùi nước: chúng ghi nhớ mùi nước trên đường ra biển và lần theo mùi để trở về.
Khi trở về, cá hồi trưởng thành bơi ngược dòng chảy. Nếu gặp trở ngại, chúng sẽ rất kiên tâm vượt qua, thà chết chứ không từ bỏ nỗ lực. Cũng trong hành trình này, chúng bắt đầu nhịn ăn, và sử dụng năng lượng tích lũy để sản sinh ra trứng và tinh trùng. Những con đực bắt đầu đổi màu để thu hút cá cái.
Vì bơi ngược dòng, nên cá hồi sử dụng quá nhiều năng lượng đến nỗi thịt da chúng bắt đầu tan rã, và cá cái sẽ chết đi sau khi đẻ trứng tại nơi chúng từng nở ra. Tài liệu không nói rõ nhưng tôi đoán cá đực cũng chết sau khi thụ tinh cho trứng. Cá hồi con mồ côi từ khi sinh, lại tìm đường ra biển và tái lập hành trình của cha mẹ chúng.
Khi xây đập thủy điện trên dòng Columbia, chính phủ Mỹ đã đầu tư hơn một tỷ đô phối hợp cùng các nhà khoa học và cư dân ven sông nghiên cứu tập quán của cá hồi. Nhờ đó, họ tạo ra những bậc thang (fish ladder) mô phỏng tự nhiên cho cá hồi vượt thang vào trong hồ , nếu không, cá hồi sẽ bỏ hàng tuần để cố gắng vượt qua đập, cố gắng đến chết mới thôi. Cá cái vào trong hồ rồi sẽ được bắt lên, mổ ruột, lấy trứng thụ tinh với tinh trùng cá đực. Người ta sẽ ươm trứng cho đến khi chúng nở rồi thả cá con về với tự nhiên.
Đây là đọan video ngắn tôi quay cảnh xem cá hồi vượt fish ladder.
***
Đoạn này viết trên máy bay từ Portland sang LA và post tại sân bay LA. Sẽ bổ sung và sửa chữa sau. Happy reading:)
ReplyDeletechuyện cá hồi hay quá, chứ trước giờ chỉ biết ăn thôi chẳng biết gì :P Tên tập thơ dịch ngược lại là Đêm cá hồi bơi có khi hay hơn đấy anh ạ. Nice flight home then! (Z)
ReplyDeleteĐi Portland mà sao không ghé thăm VK? Chị MH cũng ở Portland đấy ạ!
ReplyDeleteChuyện bác kể về Portland cũng giống chuyện bạn em kể quá.
ReplyDeletecho tới nay cái số VII này là cái xúc động và lãng mạn nhất bác Gỗ à.
ReplyDeleteBạn Mun được chiều quá nhỉ...
ReplyDelete(Cái phông này hơi khó xem và cái tranh yêu quý kia bị nhỏ lại, hơi bất mãn !)
CCM: Mình thích phần IV nhất, mình nghĩ lọat bài này bạn Mun đặt là Vừa đi đường vừa suy ngẫm cũng được ấy nhỉ, "đi đường" là kể chuyện rồi !
ReplyDeletebản năng tìm về cội nguồn để tạo ra thế hệ mới và để chết cuả cá hồi sao tôi cảm thấy có gì đó tương đồng như loài người.Ai cũng muốn tìm về đất mẹ cuối đời dù đôi khi chỉ thực hiện được trong tâm tưởng.Chuyện kể về cá mà sao rất nhân văn!Tạo hóa hay thật !
ReplyDeleteBác Gỗ đã ra lăng xin phép ông Cụ chưa mà đặt title cho loạt ký sự này ?
ReplyDeleteĐây là bài hay nhất đấy, cho đến giờ phút này.
ReplyDeleteVề vụ nhất nhất nhất: Anh còn giấu cái gì dưới đáy bàn phím không đấy? :))
ReplyDeleteNếu như mỗi ngày bạn cần chọn một và chỉ một niềm vui (hahaha) thì em thích bài về thiết hài nhất (số VI). Bài số IV về vụ đọc sách em (chủ động) không đọc, nên không xếp vào đây.
thì ra trên đời còn có người cực đoan bài xích các thể loại review hơn cả mình :|
ReplyDeleteBạn Càfê sữa đang nói tới mình đúng không? :) Nếu không đúng thì ... thôi, hê hê.
ReplyDeleteNếu đúng thì không phải cực đoan bài xích đâu, vấn đề là thời điểm: Mình không muốn đọc review trước để giữ cảm nhận/suy nghĩ của mình về cuốn sách sắp đọc như một tờ giấy trắng, như một căn phòng trống.
Sau khi đọc xong sách thì bắt đầu đào bới các thể loại review lên, nhiều khi còn không có để đọc ấy chứ, :)).
Về bài số IV của Anh GM: Hình như đó là bài dịch. Đây lại là chuyện khác: mình thích đọc bản gốc hơn bản dịch, chỉ đọc bản dịch những thứ tiếng không thể đọc bản gốc thôi. Vấn đề ở đây là gốc-không gốc chứ không phải dịch hay-dịch không hay.
@GM: Ặc ặc, "Other Colors: Essays and a Story" anh đang đọc là một bản dịch à? Em có wrong assumption là Pamuk viết bằng tiếng Anh, vì nghĩ ổng dạy ở Columbia về VHSS. :))
ReplyDeleteNếu vậy thì đọc GM dịch thôi. :D
Từ sân bay Narita xin trả lời các bạn:
ReplyDeleteZ: Nếu Đêm cá hồi bơi, thì tiếng Anh phải là The Night the Salmon Moves; khác đấy nhé!
BA: Pamuk viết tiếng Thổ. Anh dịch từ bản tiếng Anh. Đợi có tiếng Việt toàn bộ còn khước nhé. Cuốn này còn nhiều bài hay lắm.
CBD: Em kg biết. Em tưởng cả nhà chị ở NC hết. Lỡ cơ hội gặp mọi người tiếc quá! Đại xá, đại xá!
ReplyDeleteBác Phú, CCM, Chị So: Bài nào cũng có người thích hết là thích rồi. Tuy nhiên, phải nhìn tất cả lọat bài này là một bài, chỉ do viết tới đâu post tới đó thôi.
đúng là khác thật, vì cái từ "At" nhưng em nghĩ là nó nhấn mạnh tới không gian hơn là hành động cá hồi bơi ở trong tiêu đề đó, ko hiểu là có đúng ko vì em ko biết ngữ cảnh :P. Thế nên, nếu là em thì em vẫn nhấn Trong đêm lên trước :P (Z)
ReplyDeleteHay bác Goldmund chuyển sang làm nhà văn đi. Hic, thế nào mà em lại thấy văn bác đọc thích hơn là thơ.
ReplyDelete- bạn/chị BA: lại còn không chả là bài xích quá mà bài xích nhé! :)
ReplyDelete- Buổi đêm cá hồi bơi. - thế đủ sát chưa ạ? :D
Lo~ co* ho^i ga(p anh Goldmund, tiet nhi. Lan sau co' di Oregon nua thi hu' em 1 tieng nhe'.
ReplyDelete-VK
em không đồng ý với bác Linh nhé. em nghĩ bác GM thích gì thì viết đấy, còn việc thơ GM hoặc văn GM cái nào hay hơn thì để người đọc tự quyết định. đó là ba xu của em xin cống hiến.
ReplyDeleteđể trả lời những thắc mắc còn sót lại của bác GM về Chicago:
ReplyDelete1. Chicago rộng đâu 60,000 hecta (x 10,000 meter squared) (cityofchicago.org)
2. Đất dành cho công viên là 3,000 hecta, trong đó có 576 công viên. (chicagoparkdistrict.org)
3. Tổng số dân sống trong phạm vi thành phố là 2,725, 206 người dân (error margin là 11,581). Trong đó 21% sinh ở nước ngoài, 36% dùng ngoại ngữ tại gia), ~40% là Mỹ da trắng, ~35 Mỹ gốc Châu Phi, ~5% Mỹ gốc Á Châu, ~30% Mỹ gốc Mỹ Latin/Hispanic, 0.2% là người Mỹ gốc (native American). (nguồn: us census bureau)
4. Số người lớn (trên 18 tuổi) hút thuốc (em đoán ý bác là nghiện hút thuốc, chứ thứ khác thì em không có tra) ở Chicago 24%, so với 21% dân số cả nước. (us census)
5. Đội tên là Blackhawks, năm nay đoạt Stanley Cub, gần 50 năm sau lần đoạt giải cuối cùng 1961. (wikipedia)
6. Obama ở Hyde Park (không biết địa chỉ chính sát--cái này chắc chị Phan Việt biết. hehe.
7. Nhà của Hemmingway ở Oak Park, ngoại ô phía tây Chicago.
\8. Lee Dewyze gốc ở Mount Prospect, cũng là ngoại ô Chicago.
Now you know all there is to know about Chicago. :)
lh2501: Khi viết đoạn cá hồi, tôi cũng nghĩ đến Phạm Duy:)
ReplyDeleteCậu ấm: Đúng là tớ vừa đi đường vừa kể chuyện thì sao phải xin phép ai?:)
VK: Nếu có lần sau, nhất định sẽ ghé thăm. Không nghĩ VK ở Portland.
ReplyDeleteLinh: Không phải lần đầi tiên mình nghe nhận xét đó. Flattered either way!:)
QT: Wow, cảm ơn về thông tin, mặc dù câu hỏi của mình là câu hỏi "tu từ" thôi. Ý mình hỏi số người nghiện ma túy! Nhà Obama thì mình có tới gần nhưng thấy cảnh sát làm khó quá nên dỗi không thèm vào:)
ReplyDeletehehe, kiếm cớ nói tiếp chuyện Chicago thôi. :)
ReplyDeletenhắc bác Phạm Duy tự dưng lại nhớ chuyện ngày xưa còn đi học (Mund đừng cười là tôi thích kể chuyện cổ tích - đang mắc chứng bệnh trầm kha: tuổi già thích nhắc chuyện ngày xưa)
ReplyDeleteBác Hồ bao nhiêu tuổi mà già?
ReplyDeleteSao bác không gài một số tấm hình cho chuyện kể thêm sinh động nhỉ?
ReplyDeleteMấy hôm rồi post vội nên không post hình. Se post sau.
ReplyDeleteHồ trai 54 ,Hồ gái 44 ,Hồ là họ cuả "người tình trăm năm" của người họ Lê (người biết chị YT)
ReplyDeletePhù, sau một hồi loay hoay đã post được video clip đầu tiên len youtube!
ReplyDeletesao quay clip mà hông có thuyết minh dậy anh ơi :))
ReplyDeleteoh, dep qua!
ReplyDelete