Thursday, 30 July 2009
Tứ tuyệt mới làm xong chưa đặt tên:)
Wednesday, 29 July 2009
Trâu, bò, trai, gái
Tôi có vài quan sát nho nhỏ từ các blog trai và gái như sau:
- Các blog trai có khuynh hướng cởi mở hơn, đề cao tinh thần dám làm dám chịu, đã đem blog ra chốn công cộng rồi thì mặc cho ném đá thoải mái, nên thường để ở chế độ ai comment cũng được. Ví dụ gồm blog Linh, 5xu, Goldmund.v.v. Các blog gái có khuynh hướng thận trọng, ai comment gì phải đợi chủ nhân duyệt rồi comment mới hiển thị. Ví dụ gồm blog Cát Khuê, Deep Memories.v.v.. Riêng blog Nhị Linh vốn vẫn để chế độ comment vô tư, nay dưới ách áp bức của một số bác ẩn danh, dường như chủ nhân đang định chuyển sang chế độ kiểm duyệt.
- Blogger gái dễ “xiêu lòng” hơn. Chẳng hạn, trước sự gợi ý tặng sách vô cùng dẻo dai và kiên nhẫn của tôi, chị Sonata đã hứa tặng một cuốn sách hoành tráng kèm theo tập thơ Rau tần của Trần Huyền Trân, còn bạn Cát Khuê cũng hứa tặng hai cuốn Interview người nổi tiếng cho tôi và hai bạn Alpha, Pi vẽ mặt trời. Không có phản hồi nào từ các blogger trai.
- Còn gì nữa nhỉ?
Monday, 27 July 2009
Thư gửi con trai 22 tháng tuổi
Chàng thanh niên bé bỏng của ba,
Hôm nay con tròn 22 tháng tuổi. Ba vốn rộng rãi, hay làm tròn, nên coi như là con trai được 2 tuổi đi. Nếu như không bị ai ép học chữ trước khi vào lớp 1, sớm nhất 4 năm nữa con mới có khả năng tự đọc được thư này của ba. Để hiểu được những gì ba viết trong đây, có lẽ mất thời gian hơn. Tuy nhiên, để giúp con, ba sẽ cố gắng viết bằng một thứ tiếng Việt thật giản dị . Ba hứa sẽ không chen tiếng Anh như mấy bác sản xuất đĩa nhạc, những người thường cố dịch những chữ tiếng Việt ai cũng hiểu sang tiếng Anh, và cố gắng dùng ít chữ Hán Việt đến mức có thể được.
Đầu tiên, ba muốn kể cho con sơ qua về những ngày ba đang sống. (Trong môn Tập làm văn mà sau này con học, đoạn này được gọi là “mở bài”!). Tính đến ngày ba viết thư này Việt Nam đã vào WTO được 3 năm, Sài Gòn được đổi tên Thành phố Hồ Chí Minh được 34 năm, và ba mẹ lấy nhau 5 năm. Những ngày này, sữa con đang uống có giá vào loại mắc nhất thế giới, hàng ngày ba đi từ nhà đến công ty mất một tiếng đồng hồ, tăng lên một tiếng rưỡi đến hai tiếng khi kẹt xe, và mẹ đang băn khoăn nên gửi con đi học trường nào mà không phải ‘chạy”. Những ngày này, nhiều người vẫn còn đang thương tiếc Michael Jackson, ngư dân Việt Nam thường bị tàu “lạ” đâm trên biển, công ty Vinafood đang cố gẳng tẩu tán giò heo đông lạnh đã bị niêm phong, và báo Tuổi Trẻ vừa có diễn đàn “Sống trung thực, được gì”.
Ba sẽ không nói rằng những ngày ba đang sống đây là “những ngày đẹp hơn tất cả, dù mai sau đời muôn vạn lần hơn”, vì ba thật sự mong rằng những ngày đẹp nhất là những ngày mà con sẽ sống. Trong số rất nhiều mong ước của ba, ba mong nhất rằng khi con lớn lên, câu hỏi “Sống trung thực, được gì” sẽ không còn được đặt ra nữa. Ba nghĩ rằng khi một câu hỏi như thế được đặt ra nghĩa là sự trung thực là hàng hiếm. Nếu như sự trung thực có mặt đương nhiên giữa đời thường như một lẽ tất yếu, có lẽ câu hỏi như trên đã không được đặt ra. Con sẽ không thấy ai đặt vấn đề “ăn cơm, được gì” hay “hít thở có lợi ích gì”, mặc dù người ta có thể thảo luận “ăn tổ yến, bổ chỗ nào” hay “lợi ích gì từ việc hít oxy tinh khiết”.
Khi hỏi được gì, có lẽ câu hỏi còn gồm ý, mất gì nếu sống trung thực. Tất nhiên ba là một thành viên của xã hội mà ba đang sống, do đó ba không lạ lẫm gì với những thua thiệt khi sống trung thực. Nhưng khi người ta phải đắn đo quá nhiều giữa việc có nên trung thực hay không, tôi mất gì, tôi được gì khi tôi trung thực thì quả là quá xót xa con trai ạ. Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn biết bao nhiêu nếu như người ta không phải ra điều kiện với sự trung thực, vì sự trung thực bản thân nó lấp lánh một vẻ đẹp mà không bất cứ thứ trang sức đắt tiền nào có được. Vẻ đẹp đó không thể được mặc cả. Sự trung thực lẽ ra không bao giờ nên là một món hàng để đem ra ngã giá. Nhưng con trai ơi, những điều ba đang nói đây có vẻ chỉ là một giấc mơ xa vời. Biết thế, nhưng ba vẫn mơ, vì mơ ước là một quyền tuy không được ghi nhận trong Hiến pháp nhưng có lẽ được thực hiện đầy đủ và trọn vẹn nhất. Đâu ai ngăn cản mình mơ những giấc mơ đẹp đâu con!
Đêm qua, con lại ngủ không yên. Nửa đêm, con lại hét váng lên, không biết con thấy gì trong mơ. Thanh niên bé bỏng của ba trông thế mà phức tạp ra phết. Bằng tuổi con, chị con đã biết ngủ thẳng một mạch rồi. Có thể vì chị con “vô tư lự” hơn. Cũng có thể trong tên của chị con có chữ “An”, nghĩa là bình an. Còn tên con...
Ba mẹ đã nghĩ về tên con rất sớm từ khi biết con sắp sửa có mặt trên đời. Qua rất nhiều tranh cãi và thỏa hiệp, con được đặt tên là Tùng Quân. Ba mẹ nghĩ đó là một cái tên đẹp, nam tính và không quá phổ biến. Nhưng hơn hết, tên con gồm cả một giấc mơ mà ba mẹ gửi gắm. Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, “tùng” là cây thông ruột đặc, “quân” là cây tre mắt thẳng, và “tùng quân” có nghĩa là “người khí tiết, ngay thẳng, trung thực”. Ba mẹ mong con sẽ là con người khẳng khái như cây tùng cây trúc, mong con luôn lấy sự trung thực làm lẽ sống. Ba mẹ muốn rằng sự trung thực đối với con là một nhu cầu nội tại, con cần đến nó cũng như cần ly sữa con uống, bát cơm con ăn, con cần nó như cần khí trời. Ba mẹ không muốn con phải suy nghĩ rằng con có được một cái gì đó khi con trung thực. Ba mẹ chỉ muốn rằng sự trung thực với con là một giá trị tự thân, mà thiếu nó con sẽ thấy xốn xang, khó chịu, theo một cách như con thấy đói, thấy khát, thấy khó thở. Như thế, có đòi hỏi quá đáng với con không? Hy vọng không, vì những ngày con sẽ sống sẽ khác những ngày ba đang sống. Ba mong và tin là như thế.
Thế thôi con trai nhỉ, ba viết dài nữa con lại mất ngủ, mẹ phát hiện ra nguyên nhân thì ba nguy to. Lần khác ba sẽ viết cho con về những đề tài khác nhẹ nhàng hơn, ví dụ như “làm thế nào để không tè trong quần”!
Ba
Sunday, 26 July 2009
Mình search gì thì mình search ra blog này
Tôi không gắn Google Analytics, chính xác là không biết cách gắn, nên không thống kê được mọi người dùng Google như thế nào để tìm ra blog mình. Tuy nhiên, cái counter nho nhỏ bên trái cho phép biết được trong vài ngày vừa qua người dùng internet đã dùng từ gì để tìm ra blog này. Sau đây là một số quan sát nhỏ thực hiện vào chiều chủ nhật:
Có bạn chắc muốn tìm thơ về con cò, không biết để làm gì, nên tìm “tho ta ve con co”. Kết quả bạn tìm ra entry “Còn có bao giờ em nhớ ta”. Đó là một entry về thơ Quang Dũng.
Có bạn chắc muốn học nhảy kiểu Michael Jackson, với cụm từ “chi nhay MJ”, tìm ra entry “MJ – Em không dối lừa”, đó là entry về lời phân bua của ông Tổng Giám đốc hãng sửa Mead Johnson.
Có bạn tò mò về xì căng đan của Thanh Lam, với cụm từ tìm kiếm là “thanh lam chui tuc”, bạn đã tìm ra entry “Tôi làm gì khi tôi chửi thề”, một entry phàn nàn về chuyện đi lại.
Tìm kiếm về ông Trần Đình Đàn khá nhiều, và tất nhiên nó dẫn thẳng đến entry “Ông Trần Đình Đàn không phải là Quốc hội’. Không biết tôi có nên xóa entry này:)
Bạn nào kiếm cụm từ này, chắc hẳn đang ôm ấp những dự án to tát: “làm dự án thay đổi thế giới”. Kết quả bạn tìm ra entry “Ánh mắt làm thay đổi thế giới”, một entry về chuyện xả rác ngoài đường.
Có mấy bạn chắc đang tìm hiểu tâm sinh lý bạn gái, nên cụm từ tìm kiếm là “muon biet ban gai thich chuyen do khi nao’ hoặc “khi moi quen ban gai noi chuyen gi”. Kết quả tìm kiếm dẫn tới entry “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện đời”, một entry nói về chuyện hoa trái tình yêu và những thứ liên quan.
Cuối cùng, có người tìm kiếm với cụm từ rất kinh, “cuoc thi lam tinh”, kết quả tìm kiếm là “Entry tham dự cuộc thi tinh dịch cho bác 5xu tổ chức”. Thế thì blog này xếp ngang hàng với cõi thiên thai à?
Hầu hết những dấu ngoặc kép ở các cụm từ tìm kiếm là do tôi thêm vào. Rõ ràng là nhiều người không biết khi tìm kiếm trên Google, chỉ cần thêm dấu ngoặc kép kết quả tìm kiếm có thể chính xác hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc tìm kiếm bằng tiếng Việt không dấu cũng góp phần đưa ra những kết quả hết sức trời ơi. Căn cứ vào quan sát này, có lẽ cần phải viết một entry về kỹ năng tìm kiếm trên Google.
------------
Bài này hay. Blog này hay. Không biết chủ nhân là ai.
Friday, 24 July 2009
Linh tinh trong lúc kẹt xe
Linh tinh trong lúc trời mưa thì không nhại ai cả, còn linh tinh trong lúc kẹt xe rõ là nhại Bảo Ninh rồi. Bảo Ninh có cuốn Lan man trong lúc kẹt xe làm với Đông A, tuy tôi từng nhìn thấy nhưng chưa mua và chưa bao giờ đọc cả (vì không ai tặng hay cho mượn). Như có lần nói, tôi không mặn mà gì lắm với truyện ngắn nên hiếm khi tự bỏ tiền ra mua một tập truyện ngắn, trừ khi có lý do "đặc biệt". Chưa đọc tất nhiên tôi không biết Bảo Ninh viết gì trong đó, không biết thật sự Bảo Ninh có viết về kẹt xe không, và ông nghĩ gì trong khi kẹt xe. Thông thường khi kẹt xe người ta chỉ muốn thoát khỏi cái đống bùng nhùng đó càng sớm càng tốt chứ chẳng nghĩ được gì cả.
Tôi, cũng như báo chí Việt
Trong entry trước, từ chuyện tôi ngó trời mưa và bắt bẻ văn trên TTVH, hai bạn Huong aka Phan Việt và Nhị Linh có những trao đổi thú vị về viết lách nói chung và cách đặt câu nói riêng. Dĩ nhiên, nhà văn không nhất thiết phải viết đúng ngữ pháp, nhất là khi họ cố tình làm thế, khi họ muốn “tu từ”. Tôi rất thích cách đặt câu của Phạm Thị Hoài trong Man Nương. Những câu thường dài, ít dấu phẩy, tràn lan ý này sang ý nọ. Tôi cũng thích cách đặt câu của Nguyễn Huy Thiệp. Những câu thường cộc lốc, ngắn ngủn, tủn mủn. Cho nên bạn PV cứ tự nhiên đặt câu lặp chủ ngữ nếu như bạn PV thấy cần như thế và km (i.e. kệ mẹ) bạn NL. Tuy nhiên, vẫn phải có chữ tuy, rất nên thận trọng khi đem lối viết khoa học sang văn chương nhé, nhà văn yêu quý như trái bí của tôi:) Nhân tiện thông báo tôi phát hiện ra bác Aristole rất hâm mộ tiểu thuyết Tiếng Người!
Theo mạch hai entry trước phần cuối sẽ dành cho random facts about me. Hôm nay chỉ có một cái thôi:
- Tôi rất, rất thích được tặng sách:) Ngoài ra, ai mượn sách tôi không trả tôi sẽ nhớ rất lâu. Tôi vẫn nhớ năm lớp 4 có một bạn khác lớp mượn tôi 4 cuốn sách mà không trả. Tên 4 cuốn sách đó là: Cuộc phiêu lưu của Bút Chì và Khéo Tay, Bút máu (của Vũ Hạnh), Ngựa ông đã về (của Hoài Anh, tiểu thuyết lịch sử về Lê Lợi) và Người mặt nạ đen ở xứ An-giép (tiểu thuyết toán học).
Wednesday, 22 July 2009
Linh tinh trong lúc trời lại mưa
1. Sáng nay, trời nắng. Đang định làm một quả linh tinh trong lúc trời nắng thì trời lại mưa. Nắng mưa là việc của trời. Tương tư là việc của tôi yêu nàng. Lẩy ra câu này thì lại nhớ, tất nhiên, Nguyễn Bính, rồi nhớ năm nào ăn Tết tha hương, mấy ngày Tết ngồi trên mạng thi search thơ Nguyễn Bính với bạn NL không mặc quần. Với kỹ năng Google tuyệt diệu tôi đã giành phần thắng trong cuộc chiến long trời lở đất đó. Có điều, ngày Tết mà đọc Tết này chưa chắc em về được/ Em gửi về đây một tấm lòng lòng cứ nao nao. Hình như trong các nhà thơ tiền chiền, chỉ có Nguyễn Bính trị thể loại hành, Xuân tha hương, Xuân lại tha hương, Hành phương
2. Hôm qua và hôm nay không phải đến công ty, đâm ra tránh được cái quốc nạn ngập. Gọi là quốc nạn bởi vì hôm trước Hà Nội phố hóa thành dòng sông uống quanh thì hôm sau Sài Gòn dang hai tay ôm nước vào lòng. Hà Nội gọi, Sài Gòn trả lời, tinh thần thi đua cứ gọi là phơi phới. Có vẻ như câu đùa cả thành phố chỉ còn một điểm ngập đó là toàn thành phố đang trên đà lạc hậu. Chẳng bao lâu nữa, chúng ta có thể tự tin nói rằng, cả nước chỉ còn một điểm ngập. Ngày đó đang đến gần, nếu như biết rằng Việt
3. Đọc ở đây thấy bạn này thử thêm chữ “long lanh” vào thơ của Văn Cao. Chữ long lanh khiến tôi nhớ đến một chữ long lanh khác mà Xuân Diệu từng dùng trong bài Nguyệt Cầm: “Long lanh tiếng sỏi vang vang hận/ Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người”. Tôi cực thích chữ long lanh ở đây. Thông thường, người ta dùng chữ long lanh để tả sắc thái, ví dụ, giọt sương long lanh, ánh mắt long lanh, vẻ đẹp long lanh. Ở đây long lanh được dùng để gợi âm thanh. Không chỉ thế, chữ long lanh còn gợi ra được hình ảnh những viên sỏi va vào nhau dưới suối. Ừm, ít ra nó gợi lên hình ảnh đó trong đầu tôi. Tôi ngờ rằng về mặt hình thức chữ, chữ “long” gợi ra hình ảnh viên sỏi, còn chữ “lanh” gợi ra âm thanh va vào nhau. Những cách dùng chữ như thế này thuộc loại không thể “tư duy” mà ra được. Nó chỉ vụt tới. Dĩ nhiên, nó không vụt tới với bất kỳ ai.
4. Hôm qua thử chạy random facts about my life 5 cái. Hôm nay thử 5 cái nữa:
- Tôi không ăn nho. Cái này kiểu như chim sợ cành cong. Có lần ăn nho bị Tào Tháo rượt quá cỡ nên từ đó cạch tuyệt đối không ăn nho nữa.
- Tôi không biết vẽ bất cứ cái gì, ngoại trừ hình tròn và đường thẳng. Dạo này bị hai bạn Alpha và Pi áp bức quá nên phải vẽ mặt trời. Cứ ngoạc một hình tròn, thêm mắt mũi miệng và mấy tia sáng xung quanh là có mặt trời. Hai bạn rất mê chiêu này nên suốt ngày đòi ba “vẽ trời”. Một hôm bạn Alpha hứng chí đòi ba vẽ con mèo, ba toát hết mồ hôi mới ngoạc ra được một hình thù gì đó. Được thể, bạn bắt ba vẽ bò, vẽ chó, gà, vịt, chuột, cá. Đến lúc bạn yêu cầu vẽ con hà mã thì ba chính thức đầu hàng. Cũng nói thêm, dưới sự sáng tạo của ba thì con bò và con chó trông giống nhau, gà và vịt cũng không khác mấy, còn con chuột thì Alpha cứ nhất định đấy là con cá.
- Tôi chưa bao giờ mơ ước trở thành luật sư. Việc thành luật sư chỉ là một tai nạn:)
- Tôi đã từng học tiếng Pháp ba lần, mỗi lần ba tháng. Bây giờ vốn tiếng Pháp của tôi bao gồm oui, non, và tres bien.
- Tôi thích được tặng sách:)
Tuesday, 21 July 2009
Linh tinh trong lúc trời mưa
1. Những lỗi viết câu như thế này không hiểu tại sao rất phổ biến:
“Thế nào rồi em cũng ra đi
Anh ở lại với ngôi nhà ký ức
Thế nào rồi cũng một ngày
Cánh xương hoa rã mục
Gió sẽ mang đi”
Đố các bạn thơ của ai?
3. Thế là anh Adebayor đã ký hợp đồng với Mancherster City. Ở đây, lương của anh sẽ là 170.000 bảng/tuần. Ở Arsenal, lương anh thuộc loại cao nhất đội 80.000 bảng/tuần. Anh bảo anh sang Manchester City để giành danh hiệu, vì Arsenal không giúp anh có được điều đó. Hóa ra dân Togo như anh cũng biết "tu từ". Mùa bóng vừa rồi, sau khi bị fan chỉ trích vì thái độ thi đấu thiếu tích cực, anh đã hôn lên phù hiệu Arsenal trên áo khi ghi được bàn thắng. Mùa này, chắc Manchester City nên thêu lên áo anh hình đồng bảng Anh.
4. Đang nghĩ nếu viết random facts about my life như bác Aristole thì sẽ viết gì. 50 cái chắc đuối, vả lại sẽ lộ quá nhiều secrets:), thử 5 cái vậy:
- Tôi thích biển. Có lẽ tại sinh ra ở núi. "Anh sinh ở núi mà yêu biển".
- Tôi thích ngửi mùi diêm quẹt. Một hình thức ma túy chăng?:)
- Tôi thích ăn buffet sáng ở một resort biển. Tại sao á? Tại vì sáng ngủ dậy ở resort là lúc thư giãn nhất, không phải lo lắng gì, chỉ phải ăn thôi. Mà buffet sáng ở resort thường rất nhiều món.
- Tôi không thích trời mây mù hay mưa. Nếu mưa hoài, chắc tôi sẽ leo lên xe bus và đi Florida quá:) giống như thằng cu Holden Caufield trong Catcher in the Rye.
- Tôi thích được tặng sách!:)
5. Có lần tôi đọc được một bài thơ trên Tuổi trẻ chủ nhật của một tác giả mà bây giờ tôi quên cả tên tác giả lẫn tên bài thơ. Nhưng tôi nhớ lúc đó tôi ấn tượng với bài thơ đó, nhất là lời đề tặng "Tặng ngôi nhà và năm người con gái". Không biết có ai biết bài đó không?
Saturday, 18 July 2009
Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện đời
Có câu chuyện thế này: Một cặp vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật ở một vùng quê. Họ thuê một căn gác tại một trang trại nọ và ở tịt trên ấy. Ông chủ trang trại chờ từ sáng đến gần trưa không thấy đôi vợ chồng trẻ xuống ăn sáng, mới ra sân đứng gọi vống lên gác “Này, anh chị xuống ăn gì đi chứ, không đói à”. Anh chồng thò đầu ra cửa sổ, bảo: “Chúng tôi ăn sáng rồi. Bằng hoa trái của tình yêu!” Ông chủ trang trại bảo: “Anh chị ăn sáng bằng hoa trái của tình yêu cũng được, nhưng đừng vứt vỏ ra cửa sổ nhé. Đã có ba con vịt của tôi chết vì nuốt phải vỏ rồi đấy”.
***
Hoa trái của tình yêu (đáng lẽ là “vỏ”, nhưng thôi cứ gọi là hoa trái cho nó “thơ”), ngày xưa chỉ bán ở tiệm thuốc Tây. Hồi mới ra trường, có lần tôi được các chị trong công ty phân công đi mua một hộp về làm quà sinh nhật cho một anh có vợ rồi. Ngày đấy một đám chơi chung nghịch như quỷ. Các chị (gọi là chị, nhưng chỉ hơn bốn, năm tuổi) còn khui ra một cái trông thử hình dạng nó thế nào.
Hoa trái của tình yêu ngày nay bày bán đầy các siêu thị, có nơi để ngay quầy tính tiền, rất tiện tay lấy. Công ty Unilever mới đây còn tung ra chiêu khuyến mãi mua một chai khử mùi Rexona thì được một cái hoa trái. Ý tưởng này cách đây 10 năm nếu nghĩ ra chắc cũng không ai dám làm.
***
Một đồng nghiệp người người Trung Quốc của tôi thỉnh thoảng email, bảo tôi gửi hình con gái tôi cho anh ấy xem. Tôi gửi, nhưng cũng tỏ ý hơi ngạc nhiên. Anh giải thích tao rất thích coi hình trẻ con. Mày biết không, tao chỉ có một đứa con trai. Tao muốn có thêm một đứa con gái nữa nhưng chính phủ tao không cho phép.
Ở Trung Quốc, sức tiêu thụ hoa trái chắc rất lớn. Ở xứ sở mà cái gì cũng có thể được làm giả, kể cả trứng gà, không hiểu có ai sản xuất hoa trái giả không. Nếu có, thì người sản xuất hàng giả nên bị bắt về tội gì, tội hàng làm giả hay tội gián tiếp vi phạm chính sách dân số gây hậu quả nghiêm trọng?
***
Ngày hôm qua, tôi đi phỏng vấn.
Người phỏng vấn hỏi tôi, tại sao bạn muốn tham gia vào chương trình này? Chương trình này là một chương trình tình nguyện. Chương trình chỉ chọn ba người để đi dạy kỹ năng máy tính căn bản và những thứ khác cho một trại trẻ mồ côi ở Quảng Trị trong vòng một tuần. Tôi bảo tôi có hai đứa con, một ba tuổi một gần hai tuổi. Hạnh phúc lớn nhất của tôi bây giờ là đi làm về được hai đứa ùa ra đón, trèo lên đùi ngồi, mỗi đứa một bên. Alpha thỉnh thoảng xô em Pi ra rồi tuyên bố "Con ngồi cả hai đùi”. Hai đứa còn tranh nhau cởi vớ cho ba. Alpha và Pi có ba mẹ, có tình yêu từ ba mẹ, ông bà. Từ khi có con tôi càng hiểu tình yêu quan trọng thế nào đối với sự phát triển của chúng. Những đứa bé trong trại mồ côi không có được điều bình thường mà xa xỉ ấy. Cho nên tôi muốn chia sẻ. Tôi muốn làm một điều gì đấy để giúp chúng trong chừng mực có thể. Và tôi cũng muốn thêm chút ý nghĩa cho cuộc đời của tôi.
Hy vọng tôi sẽ là một trong ba người được chọn.
***
Cũng ngày hôm qua, tôi dự lễ khai trương một văn phòng luật. Trong số khách mời tôi găp một nữ luật sư, trưởng một công ty luật có tên tuổi ở Sài Gòn. Chị tâm sự cái khổ của những luật sư như chị, rất tự tin về chuyên môn mà tự ti về ngoại ngữ, là không đọc được tài liệu bằng tiếng nước ngoài. Chị bảo tôi hãy dành thời gian dịch thuật hay biên soạn những tài liệu liên quan đến nghề “để đóng góp cho cộng đồng”.
Tôi chợt nhớ số luật sư Việt
***
Cách đây tám năm, khi tôi mới gia nhập chốn giang hồ internet được vài tháng, tôi được gặp một nữ kiệt trên mạng. Lần đầu tiên gặp nhau, hai chị em nói chuyện đến khuya về mọi thứ trên đời. Chị bảo nhiều người ở mình chỉ nghĩ đến tiền như là lẽ sống. Trong khi ở Tây, nhiều đứa nó chui vào rừng vẽ tranh cả tháng, hoặc đi lang thang từ nước này sang nước nọ. Với bọn đấy, như thế mới là cuộc sống. Còn chị thì sao, tôi hỏi. Chị bảo chị thích đi học. Với chị, đi học là một nghề. Hình như bây giờ chị vẫn đang làm tiến sĩ ở một nước nào đấy sau khi đã có rất nhiều bằng cấp.
***
Ngày hôm kia, tôi táy máy trong phần settings của blog, chuyển một số blog mà tôi theo dõi từ chế độ public sang chế độ anonymous. Tôi không biết rằng việc đấy cũng làm giảm số người theo dõi tại blog bạn. Tôi không ngờ rằng có bạn cũng để ý và lăn tăn rằng mình có làm cho ai đó phật lòng. Hóa ra việc theo dõi nhau trên blog cũng có ý nghĩa.
***
Rốt cuộc thì “ý nghĩa” có ý nghĩa gì?
***
Có lần tôi lò mò trên mạng tổng kết được Việt
Có lẽ Unilever nên khuyến mãi hoa trái của tình yêu khi người tiêu dùng mua bất cứ sản phẩm nào của họ, từ bột giặt Omo đến nước mắm Knorr. Như thế sẽ góp phần giải quyết việc đánh tụt hạng một trong ba thứ kể trên. Muốn đánh tụt hạng hai thứ còn lại sẽ là một long and winding road?
Friday, 17 July 2009
Tế Hanh - những câu thơ trong trí nhớ
Thế là thêm một nhà thơ thời Thi nhân Việt
Không sử dụng Google hoặc bất cứ tài liệu nào, tôi đang thử xem mình nhớ bao nhiêu thơ của Tế Hanh
Trước 1945, tôi chỉ nhớ:
“Tôi nhớ tôi thương những chuyến tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vướng víu trong hơi máy
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau”
“Đôi phen hồn nở theo hoa phượng
Lá trúc còn vương tiếng đọc bài”
Sau 1945, tôi nhớ:
“Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa
Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa
…
Hai ta như sen mùa hạ cúc mùa thu
Như tháng mười hồng tháng năm nhãn
Em theo chim đi về tháng tám
Anh theo chim cùng với tháng ba qua
Một ngày xuân em trở lại nhà
Nghe mẹ nói anh có về anh hái ổi
Em nhìn lên vòm cây gió thổi
Lá như môi thầm thĩ gọi anh về”
(Vườn xưa)
Anh xa nước nên thêm yêu nước
Anh xe em càng nhớ thương em
Trăng Tây Hồ vằng vặc sáng thâu đêm
Trời Hàng Châu bốn bề êm ái
(Bài thơ tình ở Hàng Châu)
Bài này có trong sách giáo khoa phổ thông lớp 9 :
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống mặt sông lấp loáng
…
Sông của quê hương sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thương yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
…..
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm của dòng trôi
Ơi con sông đã tắm cả đời tôi
(Nhớ con sông quê hương)
Và bài gì về cơn bão :
…
Ta nắm tay em
Cùng qua đường cho khỏi ngã
Cơn bão tắt rồi – hàng cây xanh thắm lại
Sao cơn bão lòng ta thổi mãi
Chỉ nhớ được đến thế.
Thơ Tế Hanh tôi thấy nhìn chung hiền lành, không gân guốc, nặng về tình cảm, cũng không quá trau chuốt về từ ngữ. Trước 45, dường như ông chưa phải là tên tuổi lớn. Sau 45, ông được [ai nhỉ ?] liệt vào hàng năm ông bụt của chùa thơ Việt Nam hiện đại cùng với Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên và đương nhiên là Tố Hữu.
Một nén hương cho ông.
-------------------------
Post xong rồi, lượn trên Google tìm thấy bài Hà Nội vắng em của ông, một trong 15 bài thơ Việt Nam được đưa vào Tổng tập văn học thế giới. Đây là lần đầu tiên tôi biết bài này:
Thế là Hà Nội vắng em
Anh theo các phố đi tìm ngày qua
Phố này bên cạnh vườn hoa
Nhớ khi đón gió, quen mà chưa thân
Phố này đêm ấy có trăng
Cùng đi một quãng nói bằng lặng im
Phố này anh đến tìm em
Người qua lại tưởng anh tìm bóng cây
Anh theo các phố đó đây
Thêm yêu Hà Nội vắng đầy cả em.
Wednesday, 15 July 2009
Entry tham dự cuộc thi tinh dịch do bác 5xu tổ chức
Bác 5xu đang tổ chức thi dịch câu “Have more sex with her” sang tiếng Việt. Giải thưởng là cuốn 11 phút của Paulo Coelho. Giải thưởng vật chất thì tôi không ham hố lắm vì cuốn này tôi có từ lâu rồi. Tuy nhiên, tôi quyết giật cái giải danh dự để tranh danh hiêu Tinh dịch gia với bạn Nhị Linh. (Bạn này bây giờ rất nổi tiếng nhưng có một đoạn quá khứ đầy tủi hổ tại Thăng Long mà bạn ấy cố giấu như là mèo giấu […] ấy). Với quyết tâm sắt đá, tôi tham dự bằng một entry, chứ comment bên blog bác ấy chả bõ.
Bản dịch hiện tại bên blog bác 5xu là “Làm tình với vợ nhiều hơn”. Bác 5xu phê phán chữ này, bởi vì đây là “have sex” chứ không phải “make love”. Dịch chữ này không khó, vấn đề là ta dịch theo phong cách nào thôi. Sau đây là một số phong cách:
Dịch theo phong cách Hoàng Hưng, người từng có câu thơ sóng gió “Bạn ơi giao hợp nơi đâu/ Về căn gác nhỏ năm màu đong đưa”, chúng ta sẽ có bản dịch: “Giao hợp với vợ nhiều hơn”.
Dịch theo phong cách webtretho, nơi các ông bố bà mẹ thảo luận một cách hết sức cởi mở về đề tài này tại sub-forum Chuyện ấy (phải có account mới đọc được), chúng ta sẽ có bản dịch: “ xxx với bà xã nhiều hơn”.
Dịch theo phong cách CAND, nơi đang đưa luật sư LTL lên hàng ngôi sao (tham khảo entry này tại blog bạn Linh, nhớ đọc các comments ở dưới), chúng ta sẽ có: “Quan hệ với vợ nhiều hơn”.
Dịch theo phong cách hiện thực xã hội chủ nghĩa: “Tăng cường làm việc với vợ”.
Dịch theo phong cách Nike, nơi có câu slogan nổi tiếng Just do it (tiếng Việt là Cứ ấy đi), bản dịch của chúng ta sẽ là: “Ấy vợ nhiều hơn trước”.
Dịch theo phong cách miền Bắc thiên đường của các con tôi, bản dịch của chúng ta sẽ lạm dụng chữ Hán Việt một chút: “Hủ hóa với vợ tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái”.
Dịch theo phong cách Phong Hóa của Tự Lực Văn Đoàn, bản dịch sẽ là: “Ân ái với nàng bằng năm bằng mười năm ngoái”.
Dịch theo phong cách tối giản của Raymond Carver: “Nữa!”
Dịch theo phong cách Cõi Thiên Thai, bản dịch ở trong đầu các bác ấy! :)
Tuesday, 14 July 2009
Google, bản quyền, etc.
Các bạn báo chí hiểu nhầm tí. Vấn đề là các bạn ấy hiểu nhầm mà các bạn lại viết báo nên chữ tác thành ra chữ tộ.
Sỡ dĩ có thông báo này là vì Google đang bị kiện liên quan đến dự án Google Library Project. Dự án này bắt đầu từ năm 2004. Khi đó, Google thông báo rằng Google đã đạt được thỏa thuận với một số thư viện để số hóa sách và các xuất bản phẩm khác trong kho sách của các thư viện này. Google đã số hóa hơn 7 triệu bản sách, trong đó có nhiều sách vẫn còn trong thời hạn bảo hộ bản quyền. Do việc này, Google phải đương đầu với một vụ kiện tập thể (class action), theo đó Google bị cho là đã vi phạm bản quyền của tác giả, các nhà xuất bản và các chủ sở hữu sách khác vì đã số hóa (scanning) sách, tạo ra ra một cơ sở dữ liệu sách điện tử, và hiển thị nhiều đoạn của sách mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả liên quan.
Khái niệm kiện tập thể “class action” không tồn tại trong luật Việt
Tuy nhiên, Google và các nguyên đơn đã đồng ý được một thỏa thuận nhằm giải quyết vụ kiện mà không phải qua xét xử. Việc ký kết thỏa thuận sẽ giúp kết thúc vụ kiện mà không cần phải có tòa án hay bồi thẩm đoàn phân xử. Nhờ đó, các bên tham gia vụ kiện tránh phải những rủi ro chẳng hạn như thua kiện đồng thời tiết kiệm được chi phí tố tụng. Khi các bên đạt được thỏa thuận, các bên sẽ yêu cầu tòa công nhận thỏa thuận là công bằng và hợp lý. Trong vụ này, nếu như tòa công nhận thỏa thuận, Google sẽ không còn phải chịu trách nhiệm pháp lý về những yêu cầu mà nguyên đơn đã đưa ra lúc ban đầu.
Thỏa thuận giữa Google và nguyên đơn hiện đã được Tòa án chấp thuận sơ bộ. Thỏa thuận này sẽ liên quan đến quyền lợi của chủ sở hữu quyền tác giả của sách và và tác phẩm khác xuất bản trước ngày 5/1/2009. Sách xuất bản sau ngày này không thuộc phạm vi thỏa thuận.
Class members trong vụ này bao gồm bất kể ai cho đến thời điểm 5/1/2009 sở hữu bản quyền tại Mỹ đối với một hay nhiều cuốn sách. Tác giả và nhà xuất bản bên ngoài nước Mỹ cũng được bao gồm trong class nếu như tác giả đó có sách xuất bản tại Mỹ hoặc tại nước có tham gia công ước
Theo thỏa thuận sơ bộ giữa Google và các nguyên đơn, các class members sẽ được hưởng 63% doanh thu từ việc Google bán quyền truy các cơ sở dữ liệu sách điện tử, quyền truy cập sách online và doanh thu quảng cáo. Ngoài ra, Google đồng ý trả 34.5 triệu đô-la Mỹ để thành lập và duy trì một Book Rights Registry (chả biết dịch tiếng Việt là gì, đại khái cái Registry này giống như một tổ chức làm việc thu tiền từ Google và phân phối lại tiền đó cho các chủ sở hữu quyền tác giả). Google còn trả 45 triệu đô la Mỹ cho các chủ sở hữu quyền tác giả của những cuốn sách đã được Google số hóa không phép trước ngày 5/5/2009.
Google đã thông báo rộng rãi cho các đối tượng liên quan tại địa chỉ www.googlebooksettlement.com. Sau khi nghiên cứu thông báo các đối tượng liên quan có thể quyết định tham gia vào thỏa thuận (nếu tham gia thì không phải làm gì cả), hoặc phản đối thỏa thuận (phải phản đối trước ngày 4/9/2009), hoặc không tham gia thỏa thuận (opt out) và bảo lưu quyền kiện Google riêng rẻ (nếu opt out phải làm việc này trước ngày 4/9/2009). Các đối tượng này (tác giả và nhà xuất bản) cũng có quyền yêu cầu được bồi thường cho các đầu sách đã được số hóa trước ngày 5/5/2009 ( phải yêu cầu trước ngày 5/1/2010).
Đại để là như thế Các bạn có thể vào www.googlebooksettlement.com mà đọc chi tiết.
Cập nhật:
Bây giờ thì kinh quá rồi, xem đây: http://www.laodong.com.vn/Home/Cuoc-choi-voi-Google/20097/146890.laodong
Cái gì mà đàm phán với cả mất chì mất chài. Các bạn báo chí suy diễn ngày càng xa. Dưa hấu mà cứ tưởng dưa bở, càng lúc càng tưởng bở. Sao không chịu khó vào trang web chính thức của Google về vụ này mà đọc nhỉ?
Bây giờ có 3 phương án: Tham gia thỏa thuận thì không phải làm gì; không tham gia thì bảo không tham gia (opt out); gan hơn nữa thì phản đối thỏa thuận. Theo ý tôi, các tác giả và nhà xuất bản Việt Nam nên án binh bất động cho nó lành. Đằng nào cũng được một ít tiền. Còn opt out biết bao giờ mới kiện được nó.
Cập nhật 2: Các bạn quan tâm vấn đề này có thể tham khảo thêm bài của nhà báo Nguyễn Vạn Phú ở đây.
Monday, 13 July 2009
Much ado about something
Hôm nay Yahoo 360 đóng cửa. Thật ra tôi không quan tâm đến sự kiện này lắm, nhưng thấy khắp các nẻo mạng bà con nhiếc móc, mắng chửi, lưu luyến, hờn giận từ cả hơn tháng nay đâm ra không thể mũ ni che tai. Có người ví Yahoo 360 như người tình ngúng nguẩy, càng ân cần chiều chuộng nàng, thì nàng càng gắt gỏng, cau có, rồi đến một ngày nàng dứt áo ra đi mặc kệ người ta thề non hẹn biển ăn đời ở kiếp với nàng. Người ta trách móc mắng chửi nàng đủ điều. Có thể cũng vì người ta quá yêu nàng đấy thôi. Thương cho roi cho vọt, he he.
Nhiểu giả thuyết đặt ra về việc tại sao nàng ra đi, bỏ lại mấy trăm ngàn người tình chung thủy ở Việt
Tôi đến Yahoo 360 vào tháng 9/2007 khi người tình thứ thiệt của tôi phải đi xa mấy tháng làm nhiệm vụ cân bằng tỷ lệ giới tính trong gia đình. Khi nàng trở về, cùng với một thanh niên hào hoa tuấn tú là anh cu Pi (avatar), thì tôi cũng chia tay Yahoo 360. Nếu coi Yahoo 360 là người tình, thì với tôi đấy chỉ là một cuộc tình ngắn ngủi, nhưng không phải không có ý nghĩa, kể cả những ý nghĩa mà không ngờ sẽ có. Những thứ viết linh tinh ở Yahoo 360 không ngờ một ngày lại có giá trị chứng cứ, liên quan (phần nào) đến hạnh phúc của một con người. Tương thuật chuyến đi ăn cưới ở Nha Trang của tôi ngày nào rất có thể giúp chứng minh một đám cưới là có thật. Lãnh sự quán Mỹ cũng oái ăm. Làm thế nào để chứng minh được một đám cưới thật là có thật? Làm sao để những người xét visa kia tin rằng có một cặp vợ chồng, vì không muốn đi những con đường tắt, vì muốn danh chính ngôn thuận, mà vẫn chịu cảnh xa nhau nửa vòng trái đất, để rồi cái hồ sơ rất chính quy của họ bị bác đi? Người xét visa có chịu trách nhiệm về sự đau khổ của người khác? Sự đau khổ không hẳn chỉ vì vợ chồng tiếp tục cách xa, mà trên hết là vì sự trung thực bị nghi ngờ.
Nói đi cũng nói lại, nếu những người xét visa kia không bị xí gạt nhiều lần vì những hồ sơ giả, nếu không có quá nhiều đám cưới trên giấy chỉ với mục đích di dân sang nước Mỹ thiên đường, thì hồ sơ của bạn tôi có thể đã không bị xét nét bằng một con mắt nghi ngờ. Có lẽ họ, những người gác cổng vào nước Mỹ, đã đối phó với sự lừa dối bằng cách giả định họ đang bị bị lừa, còn người nộp hồ sơ xin nhập cư buộc phải chứng minh rằng họ trung thực. Bạn tôi chỉ là nạn nhân của sự thiếu lòng tin. Bạn tôi chỉ là nạn nhân của hiện trạng xã hội chúng ta, một xã hội đang vận hành trên sự thiếu lòng tin.
Ai đã từng xem trận bán kết Champions League mùa giải vừa rồi giữa
Thế cho nên, tôi thấy đề thi tuyển sinh đại học môn văn năm nay hay. Nhà báo NVP có những phê phán ở đây. Tôi thấy những phê phán đó hợp lý, tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng đề hay. Haytrước hết vì nó khác đề những năm trước, cho thấy đã có sự thay đổi trong tư duy của người ra đề. Hay còn vì nó đã phần nào cho thí sinh cơ hội trình bày suy nghĩ về một trong những vấn đề căn bản của xã hội hiện tại.
Entry này cũng chưa đâu vào đâu hết, mà giờ nghỉ trưa của tôi thì hết rồi. Trên blog của NVP còn có ý kiến về vụ Google. Nhà văn Lý Lan cũng có ý kiến ở đây. Tôi có một comment ngắn về chuyện này ở blog bạn Marcus. Much ado about something.
Friday, 10 July 2009
M.J – Em không dối lừa
Phải nói ngay M.J không phải là Michael Jackson.
Những ngày qua, báo chí lên tiếng mạnh mẽ về giá sữa ngoại trên trời trong khi chất lượng không hơn gì sữa nội. Tuổi Trẻ liên tục đăng tải ý kiến bạn đọc chia sẻ kinh nghiệm nuôi con bằng sữa nội. Cục Quản lý cạnh tranh cũng đưa ra một bản so sánh giá sữa tại Việt Nam và các nước lân cận, theo đó, giá sữa cùng nhãn hiệu tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia vài chục phần trăm. Chắc chắn dư luận đã ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Sài Gòn Tiếp Thị hôm nay đưa ra một biểu đồ, cho thấy khi nào dư luận “nóng” về giá sữa ngoại thì người tiêu dùng có khuynh hướng mua sữa nội nhiều hơn.
Đứng trước ba mũi giáp công, một trong những chủ sở hữu nhãn sữa ngoại đã lên tiếng phân bua:
“Tổng giám đốc Công ty Mead Johnson Nutrition Việt Nam Mark Hely chiều 1/7 đã bày tỏ bức xúc và khẳng định, thông tin trên là sai lệch và không phản ánh đúng thực tế. Bởi những số liệu lợi nhuận của công ty như báo cáo đã không phản ảnh toàn bộ chi phí mà Mead Johnson phải chi trả khi kinh doanh tại Việt Nam như hoạt động, phân phối (nhà xưởng, vận chuyển...), quảng cáo và đặc biệt là các loại thuế: VAT, thu nhập doanh nghiệp... "Tất cả loại thuế này làm giảm đáng kể lợi nhuận", ông nhấn mạnh. Chưa kể còn có các đầu tư cho đào tạo huấn luyện nghề nghiệp, nghiên cứu phát triển sản phẩm dinh dưỡng...” Đoạn phân bua này hôm nay được tăng tải hoành tráng hết một trang quảng cáo của Sài Gòn Tiếp Thị.
Đọc lời phân bua của ông, cái đoạn bôi đậm kia, bỗng nhiên thấy…ngứa. Không hiểu ông giả vờ ngây ngô (Tổng Giám đốc thì không thể ngây ngô thật được, chỉ có thế ngây ngô vờ), hay ông bị nhân viên soạn bài phát biểu chơi xỏ, hay là ông coi thường người tiêu dùng Việt
VAT là thuế gián thu, đánh vào người tiêu dùng, doanh nghiệp chỉ là người thu hộ. Về phía doanh nghiệp, số thuế VAT phải đóng là thuế VAT đầu ra trừ VAT đầu vào. Ví dụ doang nghiệp mua nguyên vật liệu hết 11 đồng, trong đó có 1 đồng thuế VAT, sau đó doang nghiệp bán sản phẩm với giá 16.5 đồng trong đó có 1.5 đồng thuế VAT thì số thuế VAT doanh nghiệp phải nộp sẽ là (1.5 - 1 = ) 0.5 đồng. Thuế VAT đầu vào chỉ trở thành chi phí khi doanh nghiệp không có hóa đơn chứng từ hợp lệ. Như vậy, nói VAT là một phần chi phí kinh doanh và làm giảm đáng kể lợi nhuận là nói bậy.
Còn nói thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm đáng kể lợi nhuận là đại đại bậy! Ngay cả cái tên của loại thuế này cũng đã chỉ ra thuế đánh trên thu nhập, hay lãi của công ty. Công ty lãi nhiều thì đóng thuế nhiều, lãi ít đóng thuế ít, không lãi thì không đóng thuế. Đã là thuế thu nhập thì làm sao mà tính vào chi phí được mà lại bảo thuế thu nhập làm giảm đáng kế lợi nhuận. Trẻ con nó cũng cười cho.
Thế mà cứ leo lẻo rằng em vô tội, “em không dối lừa”!
Thursday, 9 July 2009
Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện đường
Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện đường là phần 2 của Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện cầu. Nhà tôi ở vùng sâu vùng xa. Trụ sở công ty cũng ở vùng sâu vùng xa. Hàng ngày, nếu không tận dụng quyền wfh (work from home, not what’s the f*** hell), tôi phải lưu lạc ít nhất hai tiếng đồng hồ trên các nẻo đường Sài Gòn. Đâm ra trong tôi nảy nở một tình yêu sâu nặng với ngành cầu đường nước nhà.
Dạo gần đây, sau nhiều năm trường kỳ thi công, Sài Gòn đưa vào sử dụng khá nhiều cây cầu mới: Nguyễn Văn Cừ, Chà Và, Calmet, Khánh Hội, Thủ Thiêm .v.v.. Mỗi khi một cây cầu mới được đưa vào sử dụng, người ta thường thấy phấp phới trên các ngả đường lân cận băng rôn với dòng chữ: “Kể từ ngày N, cầu ABC được phép lưu thông”. Bravo ngành giao thông công chính! Chỉ thắc mắc tại sao không phải là “Kể từ ngày N, được phép lưu thông qua cầu ABC”. Cái cầu ABC tự nó có đi được đâu, bây giờ lại được cấp phép, nó biết đi đâu và về đâu?
Trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn chân cầu Thủ Thiêm, nơi công cuộc đào hầm gì đó vẫn chưa hoàn thành, người ta xây một cái siêu lô cốt. Đoạn đường này do đó hẹp, xe tải phá đường ổ gà thành ổ voi, lại thêm tình trạng ngập nước mỗi khi mưa hoặc triều cường nên kẹt xe xảy ra như cơm bữa. Đi từ hướng cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh về gần tới siêu lô cốt, ta có thể thấy một băng rôn màu xanh với dòng chữ (đại ý) “Các phương tiện chú ý, đường bị thu hẹp dễ kẹt xe”. Xuất sắc. Hết sức hiện thực xã hội chủ nghĩa. Khi đã đọc được băng rôn đó rồi, người ta có muốn rẽ trái hay phải cũng không được, vì làm gì có đường khác mà rẽ, trong khi xe phía sau cứ ùn lên. Chỉ có một con đường là nhằm thẳng quân thù mà tiến và lao vào bãi kẹt xe. Hẳn ngành giao thông công chính toàn những người thích đùa, vì nếu không thích đùa mà thực tâm muốn giúp người đi đường, lẽ ra người ta phải treo băng rôn nói trên cách siêu lô cốt ít nhất vài trăm mét, kèm theo hướng dẫn rẽ sang đường khác nếu không muốn lao vào đoạn đường hẹp và tận hưởng không khí kẹt xe.
Có những biển cảnh báo khác xuất sắc không kém và còn phổ biến hơn đó là biển “Đoạn đường này thường xảy ra tai nạn”. Chấm hết. Và không gì đoan chắc rằng đoạn đường đó sẽ bớt xảy ra tai nạn sau khi cái biển báo [vô trách nhiệm] kia được cắm lên. Sao không cắm biển báo rằng là đường cong, đường trơn, độ dốc cao hay thậm chí “trước mặt có ổ voi, giảm tốc độ xuống còn 10km/h”, hay đặt gờ giảm tốc, xây con lươn, v.v. bất kỳ biển báo hay biện pháp nào có tính cách thiết thực, giúp người đi đường biết hoặc phải làm gì để hạn chế tai nạn?
Đã nói chuyện đường không thể không nói tới tên đường. Tên đường Hà Nội nhìn chung giàu chất “thơ” và chất “nhân văn” hơn tên đường trong Sài Gòn. Tên đường Sài Gòn, dĩ nhiên trừ những đường mang tên những vị ai cũng biết như Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Lê Thánh Tôn v.v., nhìn chung dân dã hơn: Lê Thị Riêng, Trần Đình Xu, Ngô Văn Năm, Đoàn Văn Bơ, Huỳnh Văn Bánh, Nguyễn Văn Đậu .v.v. Bơ, Bánh, Đậu, nghe kích thích ẩm thực dã man. (
Quan thì hài hước, dân thì lạc quan. Khảo sát mới đây của một tổ chức quốc tế nào đấy cho thấy Việt
Bonus một bài hát trẻ con:
Đường em đi là đường bên phải
Đường ngược lại là đường bên trái
Đường bên trái là đường em không đi.
Đường bên phải là đường em đi
Wednesday, 8 July 2009
Khi ta hai mươi
Khi hai mươi tuổi bạn hay làm gì? Khi tôi hai mươi tuổi, tôi hay làm thơ. Những bài thơ thường được nguệch ngoạc trên một tờ giấy nào đó (hồi đó máy vi tính chưa phổ biến như bây giờ). Một số bài sẽ được lưu lại trong sổ tay. Một số bài khác sẽ sống cuộc đời vất vưởng đâu đó, có khi một người bạn giữ hộ, có khi được kẹp vào một cuốn sách hay một cuốn tập nào đó rồi bị chính tác giả của nó quên biến đi.
Cách đây vài ngày, trong khi lục một số giấy tờ cá nhân, một tờ giấy rơi ra từ trong một tờ báo cũ. Đó là một tờ giấy A4, một mặt là một bài tản mạn, photocopy lại từ một bản viết tay. Bài tản mạn có tựa (km NL) là Biển sóng. Bài này không phải của tôi. Tuy nhiên, nó có liên quan đến hai câu thơ này: “…Còn ai ngồi bên biển sóng/ Phác thảo mãi một chân dung chưa định hình lại xóa”. Mặt kia của tờ giấy là hai bài thơ cùng đề ngày 21/4/1994. Bài thứ nhất là bài Ký ức, được lưu giữ cẩn thận ở đây. Bài kia là một bài mà tôi hoàn toàn quên biến suốt 15 năm qua, nay đọc lại có cảm giác như phát hiện lại chính mình cái thời mười chín, hai mươi tuổi. Post lại ở đây chia sẻ cùng các bạn.
Khúc tháng Tư
Hẳn ta lại đi nhầm ngăn ký ức
Nhớ trong vui toàn những chuyện buồn
Lơ ngơ mãi rồi thấy ta ngồi khóc
Tháng Tư trời đã có mưa tuôn
Khúc thơ mưa trò chơi năm cũ
Còn theo ta tận khúc mưa này
Nào là lúc thấy ta thành trẻ nhỏ
Đi trốn đi tìm trong mưa bay?
Ta biết rồi sẽ có một ngày
Chết trong mưa – một vì sao phía chân trời vụt tắt
Mọi người quen sẽ buồn – rồi sẽ quên ngay
Em có giữ chút ta trong đáy mắt?
21/4/1994
Monday, 6 July 2009
Ánh mắt làm thay đổi thế giới
Bạn có tin một ánh mắt sẽ làm thay đổi được thể giới?
Bạn có tin một ánh mắt sẽ làm thay đổi được một con người?
Tôi, thì tôi không biết chính tôi có tin hay không, nhưng tôi hy vọng vào điều đó. Chẳng hạn như, tôi hy vọng rằng người phụ nữ mà tôi đã nhìn vào thứ sáu tuần trước sẽ thay đổi.
[Tèng teng teng, chỗ này theo đúng kiểu VTV sẽ có vài phút cho quảng cáo. Muốn mì gói hay dầu gội đầu trị gàu nào?:)]
Người phụ nữ ấy tôi nhìn thấy khi đang thong thả đi bộ dọc đường Đồng Khởi. Đồng Khởi là con đường có giá cho thuê mặt tiền vào loại mắc nhất Sài Gòn. Đồng Khởi cũng có thể nói là con đường, không hẳn tốt nhất để đi bộ, mà là con đường cho người ta cái cảm giác thích đi bộ. Đường Đồng Khởi, chắc tương tự như ngành du lịch Việt
Khi tôi đang thong thả đi bộ dọc đường Đồng Khởi tôi nhìn thấy người phụ nữ ấy. Khi đi bộ, tôi hay nhìn xuống đất. Không phải tôi bẽn lẽn. Cũng không phải tôi sợ người ta nhìn thấy cái bản mặt đẹp trai của tôi. Mà vì tôi thuộc lòng một câu trong một quyển truyện nào đó tôi đọc lâu lắm rồi: “Những người hay bay bổng trên mây thường hay vấp ngã vì ổ gà dưới đất”. Vỉa hè Sài Gòn không có ổ gà, nhưng qua bao cuộc làm đi làm lại gần như năm nào cũng làm nó chưa bao giờ đủ bằng phẳng để người ta có thể tự tin thẳng người cao bước, mắt hướng về phía trước. Chưa kể vỉa hè còn có thế có mìn. Nhìn xuống đất là một thói quen nhằm hạn chế rủi ro.
Có lẽ vì nhìn xuống đất mà tôi đã thấy người phụ nữ ấy. Người phụ nữ ấy nằm dưới đất chăng? Không, không, cô ta không có ở đó. Cô ta chỉ ném một thứ xuống đất, sát vỉa hè, và rất gần tôi. Cô ngồi trên một chiếc xe hơi khi đó đang dừng đèn đỏ. Kính xe từ từ hạ xuống, và xoạch, một cái hộp nhựa, có lẽ đựng đồ ăn sáng, được ném toẹt xuống đường. Hu-ra!
Tôi hy vọng người phụ nữ ấy, nếu chưa phải là một người biết xấu hổ, thì hôm đó sẽ biết xẩu hổ. Tôi hy vọng rằng cô ta sẽ phải cắn rứt day dứt lương tâm, đêm về phải vò đầu vào gối mà trằn trọc băn khoăn vì đã quẳng rác xuống đường ngay trước mắt tôi. Ấy là tôi cứ hy vọng thế. Sống mà không hy vọng thì còn biết làm gì?
Giá mà có một cái camera nào ghi lại ánh mắt tôi lúc đó. Tôi nghĩ tôi có thể làm một diễn viên tốt, chỉ diễn xuất bằng ánh mắt mà không cần ra rả luôn miệng như vô số diễn viên truyền hình Việt
Cô ta cũng nhìn tôi trâng trối.
------
Dạo này stress quá. Có khi phải kiếm mấy công ty như thế này để làm việc cho nó bớt stress.
Friday, 3 July 2009
Từng cặp một, mã nguồn mở
Từng cặp một, mã nguồn mở
Tôi quyết liệt
Tôi bại liệt
Tôi triệt tiêu
Tôi cầu tiêu
Tôi khánh thành
Tôi thị thành
Tôi đấu đá
Tôi chó đá
Tôi cùng đinh
Tôi linh đinh
Tôi đồng tính
Tôi toan tính
Tôi nam châm
Tôi phương châm
Tôi tha hương
Tôi thiên hương
Tôi tiền vệ
Tôi Tuệ Vệ
Tôi nhĩ phong
Tôi khả phong
Tôi cần mặc
Tôi Hàn Mặc
Tôi thất kinh
Tôi hành kinh
Tôi ngữ nghĩa
Tôi bất nghĩa
Tôi vô nghĩa
7/2009
© Goldmund
-
Từ điển Bắc - Nam Những ai đã từng sống ở cả Sài Gòn (tiêu biểu cho miền Nam) và Hà Nội (tiêu biểu cho miền Bắc) sẽ không khó mà nhận ra ...
-
BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN Tôi có người bạn viết ba cuốn sách vài trăm nghìn chữ mất 7 năm, lấy tựa chung “Bất hạnh là một ...
-
Chỉ có đọc lại mới đáng kể - một nhà nào đó đã nói về việc đọc sách, chính xác lại là "đọc lại sách", như thế. Một nhà nào đó k...