Đến hẹn lại lên, mỗi cuối năm tôi sẽ tổng kết danh sách những cuốn sách ưa thích trong năm. Danh sách này phần lớn là tiểu thuyết, vì tiểu thuyết là quan tâm chính của tôi. Ngoài ra có thể có vài tập tiểu luận hoặc sách sử. Những cuốn nào tôi từng nhắc tới trên blog tôi sẽ để link đến các entry đó, thường không phải là các bài điểm sách mà chỉ nhắc qua, cách này hay cách khác. Những cuốn chưa từng nhắc tới tôi sẽ viết thêm vài dòng.
Cũng như những năm trước, đây là những cuốn tôi đọc trong năm, và không nhất thiết phải in trong năm. Có những cuốn in đã lâu nhưng bây giờ tôi mới đọc, nếu thích, tôi sẽ đưa vào đây. Tuy nhiên, tôi không hạn chế danh sách ở 10 cuốn như những năm trước, vì không nhất thiết phải tự làm khó mình quá. Để dễ theo dõi, tôi tách danh sách vài ra làm hai phần: phần 1 là sách tiếng Việt, và phần 2 là sách tiếng Anh. Các phần sách tiếng Hoa, Pháp, Đức, Nga, Ả Rập, Hebrew xin khất vô thời hạn. Tôi cũng xin giấu bớt một số cuốn kinh điển mới đọc trong năm, vì thò ra thì hơi xấu hổ:) Sách được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên.
Sách tiếng Việt:
1) Nếu một đêm đông có người lữ khách, Italo Calvino, bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng.
Cũng như những năm trước, đây là những cuốn tôi đọc trong năm, và không nhất thiết phải in trong năm. Có những cuốn in đã lâu nhưng bây giờ tôi mới đọc, nếu thích, tôi sẽ đưa vào đây. Tuy nhiên, tôi không hạn chế danh sách ở 10 cuốn như những năm trước, vì không nhất thiết phải tự làm khó mình quá. Để dễ theo dõi, tôi tách danh sách vài ra làm hai phần: phần 1 là sách tiếng Việt, và phần 2 là sách tiếng Anh. Các phần sách tiếng Hoa, Pháp, Đức, Nga, Ả Rập, Hebrew xin khất vô thời hạn. Tôi cũng xin giấu bớt một số cuốn kinh điển mới đọc trong năm, vì thò ra thì hơi xấu hổ:) Sách được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên.
Sách tiếng Việt:
1) Nếu một đêm đông có người lữ khách, Italo Calvino, bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng.
2) Những ngã tư và những cột đèn, Trần Dần: Trong Cát bụi chân ai, Tô Hoài có nhắc đến chi tiết Trần Dần đi phỏng vấn những người làm cho Pháp để viết một cuốn tiểu thuyết dưới ảnh hưởng của phong trào Tiểu thuyết mới. Đó hẳn phải là cuốn này, một tiểu thuyết như một bài thơ bậc thang dài. Không có quá nhiều tiểu thuyết Việt sau bốn mươi năm mà đọc vẫn còn tươi mới như cuốn này.
3) Chân dung Dorian Gray của Oscar Wilde, bản dịch của Nguyễn Thơ Sinh: Cuốn này tôi chôm được trong một quán cà phê của một người bạn và mang nó theo một chuyến đi chơi vì nó dày vừa đủ độ và vì lúc đó đang có tâm trạng đọc sách xưa. Thực sự là một áng luận văn tuyệt vời về nhục thể.
4) Tùy bút I của Võ Phiến. Tôi có nhắc đến trong bài về Hội An.
5) Bản Sonata Kreutzer của Lev Tolstoy, bản dịch của Trần Thị Phương Phương: Là cuốn hay nhất trong các cuốn thuộc Tủ sách Tinh hoa của Phương Nam năm nay, và là cuốn hay nhất của Tolstoy mà tôi từng đọc. Cuốn tiểu thuyết này như một nhát dao lách vào đời sống hôn nhân. Có lẽ nên nói thêm vào năm tám mươi tuổi, sau hơn năm mươi năm sống chung với vợ, bá tước Lev Tolstoy thu dọn đồ đạc lên tàu chạy trốn khỏi vợ. Ba ngày sau ông chết. Bài học rút ra: (i) Chạy trốn vợ thì sẽ sớm chết; (ii) Nếu muốn chạy trốn vợ, hãy đợi đến khi tám mươi tuổi.
6) Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885 của Yoshiharu Tsuboi.
7) Việt Nam thời Tây Sơn - Lịch sử nội chiến 1771 - 1802, Tạ Chí Đại Trường.
8) Bộ truyện tranh Ếch Xanh gồm bảy cuốn của Max Velthuijs do Alpha Kids ấn hành: Tranh vẽ đẹp, câu chuyện ngộ nghĩnh, thú vị, từng là cảm hứng cho một entry của tôi. Lựa chọn này được sự nhất trí cao của Alpha và Pi.
8) Bộ truyện tranh Ếch Xanh gồm bảy cuốn của Max Velthuijs do Alpha Kids ấn hành: Tranh vẽ đẹp, câu chuyện ngộ nghĩnh, thú vị, từng là cảm hứng cho một entry của tôi. Lựa chọn này được sự nhất trí cao của Alpha và Pi.
ủa, số 7 anh đọc lại hả?
ReplyDeleteMới đọc trong năm đấy chứ
ReplyDeletephải cuốn em mượn hông? hay là một cuốn khác nữa?
ReplyDeleteừ thì là cái cuốn chú mượn của anh rồi làm mất đấy
ReplyDeleteơ mất à? mất rồi thì giờ phải làm saoooooooooooooooooo?
ReplyDeleteViệt Nam thời Tây Sơn - Lịch sử nội chiến 1771 - 1802, Tạ Chí Đại Trường.
ReplyDeleteMình chèm chẹp cuốn này quớ :-D
2011 là năm đặc biệt đối với việc đọc sách của tôi, vì tôi được biết tới blog này.
ReplyDeletemong chờ các phần tiếp theo :)
ReplyDeletehôm qua mới thấy tamxuanthu lên báo TTCT
ReplyDeleteMình vừa đọc một lèo xong cuốn "Kẻ Giấu Mặt" của Jeffrey Archer (tên tiếng Anh là A Prisoner of Birth) - NXB VH 2011, Trần Hoàng Cương và Lê Đình Chi dịch. Lâu lắm rồi mình không vớ được cuốn nào có thể bắt mình hy sinh ngủ trễ đọc đêm như này.
ReplyDeleteÀ quên, sẽ tìm đọc "Bản Sonata Kreutzer". Có lẽ mình biết Phương Phương. Có chị Phương Phương trên mình vài khóa ở Tổng Hợp Odessa cực kỳ dễ thương.
ReplyDelete@Lana: ủa chị ơi, cuốn A Prisoner of Birth của NXH VH 2011 được dịch với tên "Kẻ Mạo Danh" mà chị... :-?
ReplyDeleteCuốn Chân dung Dorian Gray, Nguyễn Thơ Sinh dịch ok không anh? Em thấy ông này viết sách ớn qua ko biết dịch có ổn ko.
ReplyDelete@Long T: Ừa mình nhầm sorry sorry, chả là mới đọc "Kẻ Dấu Mặt" (Cody McFadyen) rồi qua Kẻ Mạo Danh (Jeffrey Archer) nên lộn tên.
ReplyDeleteNhân đây mình lăn tăn sao khi dịch tác giả lại chuyển ngữ tên sách mà lại đặt cái tựa khác nhỉ (mặc dù cũng lấy từ nội dung sách).
Tuyết Tùng: Chắc là OK:)
ReplyDeleteCó cái bộ phim gì mà nhân vật chính lập nên 1 list các cuốn sách mà y thích đọc ,sau đó y đi tìm giết tất cả những người có đọc những cuốn sách đó.Các bác ở đây cẩn thận nhé:ppp
ReplyDelete