Nhân lúc ngồi Paris Deli một mình chờ đến giờ họp, tôi có ném một ít đá. Đá như thế này:
Nhiều bạn bảo đọc văn 5xu không hiểu gì. Âu đấy cũng là vinh hạnh cho tác giả. Khi ấy, 5xu có thể nằm vắt chân lên bụng rung rung tự đắc: À, hóa ra đầy thằng không hiểu văn mình. Mình hậu hiện đại con bà nó rồi.
Vâng, chính là như thế. Văn của anh 5xu chúng ta chính là một thứ dạng văn hậu hiện đại - nghĩa là văn anh không nhằm trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trên cái thế giới đầy dãy câu hỏi đang chờ chực câu trả lời này. Đọc văn anh, đừng chờ một kết luận - chắc chắn không có. Cũng đừng cố rút ra một kết luận nào vì văn anh chỉ khơi ra một cái ngõ vào - còn nhiều điều bất khả đoán trong cái ngõ ấy. Đừng băn khoăn rằng anh muốn nói cái gì, vì thật ra nhiều lúc chính anh cũng không biết anh đang nói cái gì. Văn anh là dạng văn đánh thốc vào cái tênh hênh lơ lửng của kiếp người. Văn anh nhiều lúc bồng bềnh như mây, khi gặp lạnh thì chợt biến hóa thành cơn mưa nhỏ - ấy chính là loại văn mây mưa. Nói chung, đọc văn anh là để có một cảm giác - cảm giác ấy là gì thì tùy. Đôi khi, nó là cảm giác thanh thoát như được tắm rửa sau một tuần ở bẩn. Đôi khi, nó là cảm giác nhẹ nhàng như trút bỏ nương long. Đôi khi, văn anh cho chúng ta cảm giác cực khoái như là trên đỉnh Phù Vân. Nhưng cũng có khi, chúng ta phải cau mày, chỉ có thể thốt ra nhõn từ: tởm!
Dù gì đi nữa, xin hãy nhớ lấy một điều: Đừng cố hiểu văn 5xu. Hãy tận hưởng những cảm giác mà văn anh đem lại.
Vâng, chính là như thế. Văn của anh 5xu chúng ta chính là một thứ dạng văn hậu hiện đại - nghĩa là văn anh không nhằm trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trên cái thế giới đầy dãy câu hỏi đang chờ chực câu trả lời này. Đọc văn anh, đừng chờ một kết luận - chắc chắn không có. Cũng đừng cố rút ra một kết luận nào vì văn anh chỉ khơi ra một cái ngõ vào - còn nhiều điều bất khả đoán trong cái ngõ ấy. Đừng băn khoăn rằng anh muốn nói cái gì, vì thật ra nhiều lúc chính anh cũng không biết anh đang nói cái gì. Văn anh là dạng văn đánh thốc vào cái tênh hênh lơ lửng của kiếp người. Văn anh nhiều lúc bồng bềnh như mây, khi gặp lạnh thì chợt biến hóa thành cơn mưa nhỏ - ấy chính là loại văn mây mưa. Nói chung, đọc văn anh là để có một cảm giác - cảm giác ấy là gì thì tùy. Đôi khi, nó là cảm giác thanh thoát như được tắm rửa sau một tuần ở bẩn. Đôi khi, nó là cảm giác nhẹ nhàng như trút bỏ nương long. Đôi khi, văn anh cho chúng ta cảm giác cực khoái như là trên đỉnh Phù Vân. Nhưng cũng có khi, chúng ta phải cau mày, chỉ có thể thốt ra nhõn từ: tởm!
Dù gì đi nữa, xin hãy nhớ lấy một điều: Đừng cố hiểu văn 5xu. Hãy tận hưởng những cảm giác mà văn anh đem lại.
"Văn anh là dạng văn đánh thốc vào cái tênh hênh lơ lửng của kiếp người".
ReplyDeleteKhiếp quá, nhưng mà cực khoái.
Trời đất, bạn nói quá hay. Đừng cố hiểu, mà hãy tận hưởng. Đọc dòng này, tôi nhớ tới Bác Trần Dần. Đọc phần lớn của bác ấy, tôi chẳng hiểu gì hết. Nhưng mà khoái, mà thích và vẫn cứ đọc, cứ mua sách của bác ấy.
ReplyDeleteVhlinh: Lâu lắm rồi mới đọc được một cái com "hàng khủng" như của em!
Mình thấy bác xu viết hay và funny lắm, cũng đâu có gì là khó hiểu nhỉ.
ReplyDeleteMình thì chưa có cơ hội và cũng chưa tạo cơ hội để được thưởng thức văn của bác 5xu, nhưng đọc lời nhận xét của anh Goldmun (một nhà đọc sách) thì mình tin chắc 5xu ắt hẳn không thể là 3xu là luôn luôn hơn 3xu.
ReplyDeleteMình thì chưa có cơ hội cũng như chưa tạo cơ hội để được thưởng thức văn của bác 5xu, nhưng qua lời nhận xét của anh Goldmun (nhà đọc sách)thì mình tin chắc văn của 5xu không thể là 3xu và ắt hơn 3xu.
ReplyDeleteNgười ta gọi thế là cảm văn. bài này ném đá ác quá a ạ.hi
ReplyDeletebài này không phải ném đá mà nói chung là yêu đó ố ô ố ồ
ReplyDelete@Vhlinh: Đọc văn 5xu mà đạt được cực khoái như bạn thì văn chương đã đạt tới ngưỡng G. Sách bác 5xu kiểu này bán như tôm tươi rồi ;)
ReplyDeleteĐính chính một tí: "vắt chân ra bụng", không phải "vắt chân lên bụng".
ReplyDeleteLinh: Bạn Vhlinh cực khoái là vì cái câu kia đấy, có phải vì văn 5xu đâu nhở:)
ReplyDelete@Linh & Goldmund: Đúng òi, VHLINH chưa từng đọc văn 5xu. Cực khoái vì cái câu ném đá "tênh hênh" của bác Goldmund kia mà.
ReplyDeleteNhư vậy là tiếp theo Thổ Phỉ, Sất, One, Bảo Ngọc, Phan Việt, Cát Khuê... (viết), Nhị Linh, Gaup... (dịch) thêm 1 thành viên thăng lăng nữa là chàng Năm Xu cộng tác với giới xuất bản. Câu hỏi kỳ này là bao giờ đến lượt bạn Gỗ Mun?
ReplyDeleteEm thấy 2 câu cuối của bác Gâu hơi mâu thuẫn nhá :)
ReplyDeleteHãy tự hào khi làm nhà văn 5xu hơặc 3xu, vì các nhà văn lớn nhất cũng chỉ được gọi là văn hào mà thôi, :-P
ReplyDeleteCái entry này làm em nhớ có lần người ta bảo rằng đừng cố hiểu ca từ của Trịnh Công Sơn, không ai hiểu và cũng không ai cần hiểu, người ta chỉ cảm nó mà thôi….:)
Mâu thuẫn thế nào bác Lừng?
ReplyDeleteCavenui & CCM: Kế hoạch của tôi là khi nào nghỉ hưu sẽ kiếm một túp lều tranh ở một nơi cách xa thế giới loài người rồi bắt đầu viết sách. Cũng không lâu đâu, chừng 30 năm nữa thôi:) Khi đấy biết đâu chừng tôi sẽ trở thành văn đồng nhỉ:)
mọi người hăm hở luận bàn Văn anh Văn sôi nổi thế này mà anh ấy trốn tiệt ở đâu rồi nhỉ?
ReplyDelete- 30 năm nữa anh Goldmund bắt đầu viết sách, thì bây giờ bắt đầu in thơ là vừa ạ. ai cũng nghĩ như em thì húng hắng tiếng cho em vui mới!
@ Chu Chỉ Mỵ: Người ta khuyên về nhạc Trịnh như thế không hiểu có đúng không nhỉ?
ReplyDeleteCá nhân mình thì không thích cảm nhạc Trịnh như cảm các bài hát nước ngoài, cảm chỉ vì nhạc của nó hay mà chẳng hiểu nó nói gì. Đơn giản chỉ vì ca từ đó là tiếng mẹ đẻ của mình.
Thích cái vụ văn hào văn đồng của bạn ghê.
Chỉ đọc blog của anh 5xu thôi chứ chưa đọc văn dài hơi. Nếu quả thật văn bác 5xu có gì đó khó hiểu như bác Goldmund PR thì đề nghị xuất bản thêm cuốn chú thích dành cho những người tò mò IQ có hạn. Đảm bảo bán chạy trước cả giờ G.
Man phep duoc comment chang dinh dang gi ve bai viet moi cua ban.
ReplyDeleteTinh co doc lai bai NGUOI LA TRONG NGUOI QUEN trong blog ban ,minh rat tam dac.Nao gio chua nghe ai nhan xet sac sao nhu ban ve nhac Trinh Va cac ca si the hien nhac cua ong ( teu lam va sau sac)
Dao quanh cac bai viet cu cua ban vua thu vi va minh co cam giac ENJOY MY SELF
THANK!
MOT NGUOI LA TIM THAY DIEU QUEN QUEN
Glad that you like it, stranger:)
ReplyDeleteỐi ối, nhờ có bạn Nặc danh chỉ bảo mà tìm ra bài viết về nhạc Trịnh của bác Goldmund. Sao mà bác viết hay thế chứ, nhạc Trịnh không có lời thì sao nhỉ?
ReplyDeleteThanks bác. Mà chắc là phải mò mẫm đi tìm cái đĩa Bằng Kiều gì đó để nghe đây. Trước giờ lượn qua cái quán bé xíu của Thúy Nga ở Paris mà chẳng để ý đến Bằng Kiều bao giờ. Không biết ở nhà mình giờ còn ai bán nữa không đây?
Mình vừa mới đọc lại entry này của bạn Mun. Mình lấy làm lạ về cái vụ "vắt chân lên bụng", mà mình nghĩ chỗ này chắc bạn cũng chả chơi ẩn dụ gì. Đến lượt comment thì may thay bạn đã đính chính "vắt chân ra bụng".
ReplyDeleteNhưng sau sự vui vì may thay ấy mình lại tóm được sự ngớ ngớ vì quả tình mình chưa hiểu "vắt chân ra bụng" là gì? (hay khi đó tác giả xu nằm vắt chân ra bụng của...vợ/bồ nhí/bạn tâm giao để mà rưng rưng
Ano
Bảo Ngọc mà cavenui nói có phải Thu Muộn không bác Goldmund?
ReplyDeleteHình như đấy là bạn Ngọc Cầm Dương.
ReplyDelete:) Ném đá mà không giấu tay là một hành động quá trượng phu rồi anh ơi. Ném kiểu này là ném đá quý chứ có phải đá tảng đâu. :D
ReplyDeleteVân Lam: đá tảng hay đá quý thì bác 5xu đang dọa in luôn vào sách của bác ấy mới kinh chứ:)
ReplyDeleteném đá lại GM:
ReplyDeletespelling mistake: "đầy dãy", nếu bọ nhớ không nhầm, vì chưa kịp tra tự điển tiếng Việt, thì phải là "đầy rẫy"
Theo từ điển tiếng Việt thì cả hai cùng chấp nhận, còn không theo từ điển tiếng Việt thì tôi nghĩ "đầy dãy" đúng hơn. Hình như có ai đó đã viết về từ này, đại khái "đầy" diễn tả chiều cao còn "dãy" diễn tả chiều "dài" của cái sự nhiều.
ReplyDeleteBắt quả tang vừa ném đá vừa làm duyên nhá!
ReplyDelete