Tôi thấy có những người thật quá đáng. Có mỗi cái ngày mình chui ra đời mà cũng day đi day lại, gơi ý quà cáp trắng trợn tuần trước đến tuần sau, lẽ ra tôi cũng có thể niệm tình tha thứ thò ra The Enchantress of Florence của Salman Rushdie, hay tệ ra cũng một cuốn cũ cũ của Lê Tôn Nghiêm. Nhưng mà làm quá, quá đáng lắm. Cứ như thế thà cứ để nuôi mấy con mối ở nhà còn hơn:)
***
Những ngày này, vô tri Vô Tri hữu vô tri. Tất nhiên, tôi không phải là tác giả cái câu nho chùm kia. Chỉ là một lần tôi đùa một bạn rằng Vô Tri đang là “thời thượng”, nếu vô tri Vô Tri thì nghĩa là vô tri, một bạn khác nhã ý thay “thì nghĩa là” với “hữu”. Vậy là có nho chùm. May cho tôi, cuốn này tương đối mỏng – chỉ khoảng hai trăm trang – nên chỉ cần một buổi tối yên tĩnh là có thể nhấm nháp xong và thoát khỏi cảnh vô tri!
Có quá nhiều câu trong cuốn này có thể phục vụ rất tốt cho mục đích làm status trên Facebook:) – những câu mà khiến bạn bè trong friend list của bạn phải trầm trồ và khẽ khàng nhấn vào nút “like”. Tuy nhiên, tôi không liệt kê ra đây đâu, bạn phải lao động một tí, phải tìm ra chúng; và sau đó hãy thi đua xem câu nào được “like” nhiều hơn. Khi đó, bạn có thể tự thưởng cho mình một cái kẹo mút:)
Đoạn tôi chép lại dưới đây lại không nằm trong Vô Tri (nhưng vẫn có thể đưa lên status của Facebook được!) mà nằm trong Nghệ thuật tiểu thuyết, cũng của Kundera:
Tục tĩu
Trong một ngôn ngữ nước ngoài, ta dùng các từ tục tĩu, mà không cảm thấy tục tĩu. Từ tục tĩu, đọc nhấn giọng, trở thành hài. Khó tục tĩu với một người đàn bà ngoại quốc. Tục tĩu: cái gốc rễ sâu xa nhất gắn liền ta với tổ quốc của mình.
Tôi nhớ lại cái định nghĩa này của Kundera khi đọc đến đoạn gần cuối của Vô Tri, khi Irena và Josef nói chuyện với nhau về Ulysse và Penelope, và Irena bắt đầu thay thế từ bộ phận sinh dục bằng những từ bậy bạ, rồi bậy hơn nữa. Điều đó làm cho Josef choáng váng, vì đã hai mươi năm anh mới nghe lại những từ ấy bằng tiếng mẹ đẻ, “bởi vì chính là thông qua thứ tiếng ấy, thông qua những cội rễ sâu xa của nó, mà dâng lên đến tận anh sự kích thích của hàng thế hệ, hàng thế hệ” và nhờ đó “ chỉ trong vài chục giây họ đã lao vào yêu nhau”. Thế đấy, “yêu nhau” là một vấn đề mang tính lịch sử!
Kundera, bên canh việc là một tiểu thuyết gia, còn là một nhà lý luận về tiểu thuyết. Cá nhân tôi thích đọc tiểu luận của ông hơn là tiểu thuyết của ông.
***
Có một bạn hô hào mọi người chơi một trò ghép tên các tiểu thuyết của một nhà văn hay bài hát của một ban nhạc thành một đoạn văn có nghĩa. Tất nhiên là nhảm nhí, nhưng tôi đã tham gia:) và kiếm được một chầu cà phê. Sau chầu cà phê, tôi còn được giới thiệu một tiệm sách mà ở đó sau một hồi lục lọi tôi kiếm được Travels in the scriptorium của Paul Auster giá chỉ năm mươi nghìn!
Tôi kiếm được chầu cà phê trên nhờ đoạn này. Tất nhiên là nhảm nhí nhé!
It’s not uncommon to see someone who believes that in searching for identity, in slowness one may reach immortality. What an ignorance! Life is elsewhere, and one should realize that the lightness of being is indeed unbearable. Thus, life is just a joke, and all loves are laughable. In the end of the end, all memories will be fading away, like a farewell waltz. Let’s record all in a book of laughter and forgetting.