Hôm nay post mấy bài thơ đọc cho nó nhẹ nhõm. Những bài này trong tập Vọng của Nguyễn Đức Sơn. Dấu hỏi ngã đánh y chang theo cách của thi sĩ, không phải tôi sai nhé.
Đọc thơ những người như Bùi Giáng hay Nguyễn Đức Sơn tôi nhận ra một điều rằng người ta có thể quyết định trở thành nhà văn nhưng không thể quyết định trở thành nhà thơ. Tất nhiên cả nhà văn và nhà thơ ở đây theo đúng nghĩa của nó.
Đêm ba mươi
bên xóm vắng anh trở về bối rối
một đàn bà lỏa thể dáng đen thui
dưới chuồng gà anh phải đứng lui cui
e thường trụ...kiếp này trong bóng tối
Trăng còn thở bên ta
ta xuất khí suốt ngày nên buốt nhức
rồi đêm vàng khi thân thể ngất ngây
nơi bóng cây khô hồn ta thổn thức
trăng còn thở bên ta trọn kiếp này
Vô đề
có một đêm tôi ở truồng dưới nguyệt
tắm huy hoàng trong ánh sáng lung linh
ôi thân thể những đêm vàng bất tuyệt
tôi hiểu rồi ý nghĩa của vô minh
Hãy bắt đầu
tuổi mười sáu các anh nên thu xếp
dụt sách đèn ngủ lại cửa tồn sinh
mật đã ứa trần gian ta được phép
một trăm lần vĩ đại giữa vô minh
(mười sáu tuổi là hãy bắt đầu, chứ hai hai, hai ba là trễ lắm rồi nhé các thi sĩ!)
Bắt đầu thở
tặng S.Nh.
bắt đầu thở là bắt đầu hạnh phúc
không bao giờ anh nói dối em đâu
ôi bất động ngàn năm thân gỗ mục
cửa tồn sinh em hãy mở cho lâu
Thursday, 28 July 2011
Wednesday, 27 July 2011
Hãy treo cổ bọn chúng
…Tôi không biết bạn nên làm gì trong nhà bếp văn chương, nhưng tôi biết rõ bạn không nên làm gì. Bạn đừng có đạo văn. Những kẻ đạo văn xứng đáng bị treo cổ ở quảng trường. Swift [tác giả Guliver du ký] nói như vậy, và như mọi người đều biết, Swift lúc nào cũng đúng.
Hãy rõ ràng với nhau về điểm này: không ai nên làm cái trò đạo văn, trừ khi anh ta muốn bị treo cổ ở quảng trường. Cho dù ngày nay những kẻ đạo văn không bị treo cổ. Thực tế, họ được trao học bổng, tặng giải thưởng, chức vụ, và nếu may mắn, họ còn trở thành tác giả có sách bán chạy và những người định hướng dư luận. Thật là một cụm từ quái đản và xấu xí: người định hướng dư luận. Tôi ngờ rằng nó cũng có nghĩa là linh mục, hay người hướng dẫn tinh thần cho đám nô lệ, hay nhà thơ đoạt giải, hay người cha của một quốc gia, hay bà mẹ của một quốc gia, hay ông dượng của một quốc gia.
(Roberto Bolano)
Nhân đây giới thiệu các bạn blog này, có thể đọc qua bài này, bài này và bài này. Cập nhật: Những link này không còn đúng hoàn toàn nữa, các bạn có thể bỏ qua.
Sunday, 24 July 2011
Cầm tay mùa hè
Sau khi hai bạn Alpha và Pi ký cam kết nhịn uống sữa trong vòng một tháng, ba mẹ hai bạn lần đầu tiên trong vòng mười năm đi coi một live show ca nhạc lớn: Cầm tay mùa hè, một chương trình từng được coi là rất thành công của Thanh Lam và Uyên Linh. Đêm biểu diễn tại Sài Gòn lần này, ngoài khách mời Hà Linh, còn có sự góp mặt của Anh Khoa.
Phần mở màn của Anh Khoa và đồng đội là món khai vị hơi nặng cho đêm diễn: rất rock và rất bốc. Tất nhiên, tôi không nghe rõ Anh Khoa hát gì, nhưng không sao vì đôi khi với rock chỉ cần tiết tấu, cường độ âm thanh, và sự đam mê của nghệ sĩ là đủ. Điều này thì có vẻ Anh Khoa có thừa.
Uyên Linh xuất hiện với màn song ca cùng Anh Khoa, trong tiếng reo “Uyên Linh - Uyên Linh” rầm rộ. Cô lần lượt hát những bài mà tôi nghe nói từng đưa cô đến thành công tại cuộc thi Vietnam Idol. Lần ấy, tôi không theo dõi cuộc thi mấy, chỉ nghe lại trên youtube vài bài đình đám của cô. Liền mấy bài đầu, tôi cứ băn khoăn không rõ âm thanh có vấn đề hay Uyên Linh cầm mic quá xa khiến tôi chỉ có thể nghe cô lõm bõm, rốt rồi tôi mới nhận ra giọng Uyên Linh quá mờ trên sân khấu lớn, nên dù căng tai hết cỡ tôi cũng khó nghe được một bài trọn vẹn. Có lẽ Uyên Linh thành công hơn khi hát những bài tiếng Anh, hoặc bài có tiết tấu nhanh, khi nhạc được chơi to và ca sĩ cũng chỉ cần hát to chứ không cần ngân nga luyến láy. Với những bài cần diễn đạt sự tinh tế, chẳng hạn bài rất hay của Quốc Trung mà tôi không nhớ tên, nghe Uyên Linh hát xong tôi không khỏi tiếc cho bài hát.
Kém tên tuổi hơn Uyên Linh, nhưng chưa cần cất tiếng hát, ca sĩ tên Linh thứ hai trong chương trình - Hà Linh - đã lập tức mang đến cho khán giả một cảm giác nghẹt thở ngay khi xuất hiện. Thành thật mà nói, có rất ít sự khác biệt giữa chiếc váy trình diễn của cô và một chiếc váy ngủ. Nó ngắn, rất ngắn, mỏng, rất mỏng, và ôm, rất ôm. Trong ánh sáng lờ mờ của nhà hát, tôi vẫn nhận ra nhiều khán giả đoan chính mặt hồng lên như màu váy của cô. Khi cùng Uyên Linh song ca bài Giận anh, Hà Linh thể hiện sự bức bối của mình (giận mà) bằng cách đi lại cật lực trên sàn diễn. Tuy vậy, những bước chân thịnh nộ của cô không có nhiều điểm chung với tiết tấu bài hát. Sang bài thứ hai, Bài hát ru cho anh của Dương Thụ, cô hát rất dõng dạc, khiến tôi không khỏi nghĩ thầm nhân vật “anh” trong bài hát sẽ rất khó ngủ, nhất là khi người hát ru cho mình còn ăn mặc thế kia. Hát xong bài này, cô hỏi không rõ đêm nhạc có được vinh dự đón tiếp nhạc sĩ Dương Thụ không. Từ hàng ghế đầu, nhạc sĩ Huy Tuấn trỏ tay ra sau; bên cạnh, đạo diễn Quang Dũng trỏ tay sang phải; ngồi ngay sau Dương Thụ, tôi trỏ tay vào lưng ông, nhờ đó, Hà Linh nhìn thấy Dương Thụ. Hẳn cô không chuẩn bị cho sự có mặt của tác giả bài hát, vì nếu chuẩn bị, chắc cô sẽ không ngập ngừng nói những câu dông dài và có những hạn chế hết sức nhất định về mặt ý nghĩa. Trong lúc cô “tâm sự”, tôi nhìn quanh, và biết rằng tôi không phải là người duy nhất cười khùng khục. Để cho công bằng, tôi cho rằng cô không hề kém Uyên Linh trong việc làm hỏng một ca khúc khác cũng rất hay (mà tôi cũng không nhớ tên) do Quốc Trung đệm đàn.
Lời hứa về một đêm nhạc chất lượng của Quốc Trung ở đầu buổi diễn có lẽ chỉ thực sự thành hiện thực kể từ khi Thanh Lam bước ra sân khấu. Nền nã, chừng mực, điềm đạm, xinh đẹp, đàn bà, và đầy nội lực (hơi nhiều tính từ), Thanh Lam như làm một cuộc trở về ngoạn mục và mãn nhĩ sau những tháng ngày đi hoang. Với tuyệt chiêu lắc cổ tay (không phải như trong môn bóng bàn, mà vì Thanh Lam đeo một nhạc cụ ở cổ tay, vừa lắc vừa hát), Thanh Lam mau chóng khiến khán giả lặng người với Lời tôi ru, một bài trong đĩa xuất sắc nhất của cô - Mây trắng bay về. Hầu hết những bài cô hát sau đó cũng từ đĩa này. Sau hơn mười năm, rốt cuộc đĩa Mây trắng bay về cũng có được một live show muộn màng nhưng xứng đáng.
Trong chương trình này, Thanh Lam gần như không trình bày cái mới (trừ Tiến thoái lưỡng nan của Trịnh Công Sơn, mà bản phối của Quốc Trung quá hay và Thanh Lam đã hát quá tình cảm), chỉ trình bày những cái cũ tưởng đã mất nay lại trở về. Trở về trên đỉnh cao. Chỉ có Thanh Lam mới khiến khán giả vỗ tay kéo dài khi cô mới hát có một câu (bài Một thoáng Tây Hồ). Chỉ có Thanh Lam mới có khả năng đưa khán giả từ cao trào này sang cao trào khác, và chỉ có Thanh Lam mới quát liên tục hàng chục chữ “núi” mà người ta vẫn biết là cô hát, chứ không phải hét (bài Hồ trên núi). Khi Thanh Lam hát, thỉnh thoảng tôi nhìn Quốc Trung, và thoáng thấy trên mặt anh vẻ mãn nguyện. Còn Thanh Lam, mỗi khi hát xong, lại chìa cánh tay về hướng Quốc Trung như muốn nói rằng đây mới chính là người mang lại thành công cho từng ca khúc cô trình bày. Có một cái gì đó thật là đẹp.
Lời hứa về một đêm nhạc chất lượng của Quốc Trung ở đầu buổi diễn có lẽ chỉ thực sự thành hiện thực kể từ khi Thanh Lam bước ra sân khấu. Nền nã, chừng mực, điềm đạm, xinh đẹp, đàn bà, và đầy nội lực (hơi nhiều tính từ), Thanh Lam như làm một cuộc trở về ngoạn mục và mãn nhĩ sau những tháng ngày đi hoang. Với tuyệt chiêu lắc cổ tay (không phải như trong môn bóng bàn, mà vì Thanh Lam đeo một nhạc cụ ở cổ tay, vừa lắc vừa hát), Thanh Lam mau chóng khiến khán giả lặng người với Lời tôi ru, một bài trong đĩa xuất sắc nhất của cô - Mây trắng bay về. Hầu hết những bài cô hát sau đó cũng từ đĩa này. Sau hơn mười năm, rốt cuộc đĩa Mây trắng bay về cũng có được một live show muộn màng nhưng xứng đáng.
Trong chương trình này, Thanh Lam gần như không trình bày cái mới (trừ Tiến thoái lưỡng nan của Trịnh Công Sơn, mà bản phối của Quốc Trung quá hay và Thanh Lam đã hát quá tình cảm), chỉ trình bày những cái cũ tưởng đã mất nay lại trở về. Trở về trên đỉnh cao. Chỉ có Thanh Lam mới khiến khán giả vỗ tay kéo dài khi cô mới hát có một câu (bài Một thoáng Tây Hồ). Chỉ có Thanh Lam mới có khả năng đưa khán giả từ cao trào này sang cao trào khác, và chỉ có Thanh Lam mới quát liên tục hàng chục chữ “núi” mà người ta vẫn biết là cô hát, chứ không phải hét (bài Hồ trên núi). Khi Thanh Lam hát, thỉnh thoảng tôi nhìn Quốc Trung, và thoáng thấy trên mặt anh vẻ mãn nguyện. Còn Thanh Lam, mỗi khi hát xong, lại chìa cánh tay về hướng Quốc Trung như muốn nói rằng đây mới chính là người mang lại thành công cho từng ca khúc cô trình bày. Có một cái gì đó thật là đẹp.
Có thể nói gì sau live show này? Thứ nhất, sự tái hợp của Quốc Trung với Thanh Lam, ít ra về mặt âm nhạc, chỉ mang lại điều tốt cho…âm nhạc, mà khán giả là người có lợi. Thứ hai, khoảng cách giữa Thanh Lam và các ca sĩ đàn em trong buổi diễn là diệu vợi. Thứ ba, tôi chỉ cảm thấy không có lỗi với hai bạn Alpha và Pi sau phần trình bày của Thanh Lam!
Saturday, 23 July 2011
Ham của lạ
Cuốn này lạ lắm, chắc chắn Giò Trắng không có, mà các bác trên sachxua cũng không có nốt, hehe, tại vì nó là sách nay. Sách dạy về kỹ năng viết dành cho luật sư, tuy nhiên ứng dụng của nó rộng hơn lĩnh vực luật. Cuốn này mỏng manh lắm, chỉ chừng tám trăm trang có lẻ. Giá cũng thuộc loại kinh hoàng, vậy mà tôi lại được cho không chứ. Chả biết số tôi là số con gì nữa!:)
Cuốn thứ hai không lạ bằng cuốn đầu, nhưng rất hữu ích, chẳng hạn trong việc dịch thơ Mở Miệng sang tiếng Anh. Sách cung cấp một nguồn từ vựng đa dạng để chỉ cùng một thứ trong những hoàn cảnh, môi trường khác nhau, từ nghiêm túc đến suồng sã, từ hàn lâm đến chợ búa. Ví dụ, để chỉ hành vi "have sex", cuốn này cung cấp đến gần năm mươi từ!
Cuốn thứ hai không lạ bằng cuốn đầu, nhưng rất hữu ích, chẳng hạn trong việc dịch thơ Mở Miệng sang tiếng Anh. Sách cung cấp một nguồn từ vựng đa dạng để chỉ cùng một thứ trong những hoàn cảnh, môi trường khác nhau, từ nghiêm túc đến suồng sã, từ hàn lâm đến chợ búa. Ví dụ, để chỉ hành vi "have sex", cuốn này cung cấp đến gần năm mươi từ!
Thursday, 21 July 2011
Một niềm vui không nín được
Câu trên thật ra phải tách thành hai phần: phần "một niềm vui" và phần "không nín được".
Một niềm vui
Hôm nay tự nhiên nhận được cuốn Người không quê hương và một cuốn nữa quý hiếm lắm, không nói tên được, do một người giấu tên tặng, gửi đến tận địa chỉ công ty. Người này từ từ tôi sẽ truy ra là ai thôi, tôi có học qua nghiệp vụ trinh thám mà. Ấy là tôi chưa kể hôm qua tôi còn được tặng lại bộ Nhà khổ hạnh và gã lang thang. Cái số tôi là số con gì mà hay được tặng sách thế không biết.
Không nín được
Khi cầm sách lên, giở một trang ngẫu nhiên, tôi lại thấy ngay một lỗi, không nín được nên phải toang toác. Đời là thế, lỗi của mình khó nhận ra, chứ lỗi của người khác sao cứ đập vào mắt mình. Mấy người có khả năng bắt lỗi giỏi đều đi làm biên tập viên cả. Editors tend to be bad people, hehe. Hay mình xin đổi nghề.
Lỗi ấy thế này:
Kurt Vonnegut viết, "Tôi chưa bao giờ muốn sống nhăn khi ba kẻ quyền lực nhất hành tinh còn mang tên Bush, Dick và Colon."
Câu này được chú thích như sau:"Chỉ George W. Bush, Dick Cheney, Colin Powell, lần lượt là tổng thống, phó tổng thống và ngoại trưởng Mỹ vào thời điểm cuốn sách này ra đời. Tác giả cố ý viết sai Colin thành Colon nghĩa là dấu chấm phẩy."
Dấu chấm phẩy thì không có gì vui hết, mặc dù trong cuốn này Vonnegut có đả kích dấu chấm phẩy. Vả lại, "colon" không phải dấu chấm phẩy, mà là dấu hai chấm, hoặc là ruột già. Theo tôi, ở đây nó chính là ruột già, vì trước đó Vonnegut đem tên của Bush (cái chỗ rậm rì, hehe) và Dick (cái ấy, là cái ấy ấy) ra nhạo. Thế nên, “colon” ở đây phải là ruột già (đoạn cuối đường) mới ăn rơ.
Chỉ có thế thôi, tôi chưa đọc trang nào khác. Nhưng cuốn này ít trang, khổ nhỏ, chữ to, không đọc thì thôi chứ nếu đọc nhoáng là hết.
Wednesday, 20 July 2011
Kỵ
Có một số thứ tôi rất kỵ. Chẳng hạn một số tác giả khi viết về một tác giả khác lại chỉ thấy bóng dáng chính họ lồng lộng trong đó, giọng điệu rất chi suồng sã thân tình, ra cái điều TÔI quen cả đấy, kiểu như "tôi ngồi với X một chiều mưa Paris" "tôi đón Y tận sân bay, Y bắt tay tôi vồn vã" "Z chơi với tôi mười năm có lẻ". Lần nọ cầmmột tập sách nhiều tác giả viết về Bùi Giáng, giở một trang ngẫu nhiên ra đọc, thấy kể "tôi cà phê với Bùi thi sĩ", đoán ngay tác giả là ai, kiểm tra lại đúng thật. Quả tôi cũng có tài ngửi văn! Nghe đâu, kiểu viết này đã thành một trường phái, với không ít tên tuổi đương thời.
Một cái kỵ nữa, vốn là thứ tôi nghĩ tới khi viết entry này, đó là từ "trẻ". Văn học trẻ, thơ trẻ, nhạc sĩ trẻ, hội nghị nhà trẻ, nghe rầu đời không chịu được. Xem chân dung các bác trẻ đấy, rùa Hồ Gươm cũng gọi bằng cụ, thế mà cứ thích khoác chữ "trẻ" là thế nào. Bằng tuổi các bác thì Pushkin đã chết (37 tuổi), Lermontov xanh mồ (mất năm 27 tuổi), các bác đủ sức/tuổi làm cha một Rimbaud hay một Chế Lan Viên lúc đã thành danh (16, 17 tuổi), trẻ cái nỗi gì mà trẻ.
Có lẽ đổi lại thành "chưa trưởng thành" thì đúng hơn.
Một cái kỵ nữa, vốn là thứ tôi nghĩ tới khi viết entry này, đó là từ "trẻ". Văn học trẻ, thơ trẻ, nhạc sĩ trẻ, hội nghị nhà trẻ, nghe rầu đời không chịu được. Xem chân dung các bác trẻ đấy, rùa Hồ Gươm cũng gọi bằng cụ, thế mà cứ thích khoác chữ "trẻ" là thế nào. Bằng tuổi các bác thì Pushkin đã chết (37 tuổi), Lermontov xanh mồ (mất năm 27 tuổi), các bác đủ sức/tuổi làm cha một Rimbaud hay một Chế Lan Viên lúc đã thành danh (16, 17 tuổi), trẻ cái nỗi gì mà trẻ.
Có lẽ đổi lại thành "chưa trưởng thành" thì đúng hơn.
Tuesday, 19 July 2011
Cuộc sống và sự nghiệp
Ngày xưa, NXB Kim Đồng có loạt sách Cuộc sống và sự nghiệp cho thiếu nhi hay nhỉ, tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp các danh nhân. Tiếc là giờ nhà chẳng còn cuốn nào.
Hôm nọ về Đơn Dương, khai quật lại được hai cuốn này. Hồi bé đọc chẳng bao giờ để ý tác giả là ai, giờ mới thấy chuyên gia đầu ngành cả. Hai cuốn đều in năm 78.
Cuốn này là cuốn đã hứa tặng bác kia, vì để nhà không lẽ đọc bằng Google Translation?:)
Cuốn cuối cùng này tuy cũng không đọc được, nhưng nhất quyết không cho ai, vì là cuốn xưa nhất trong nhà, in năm 1919:
Hôm nọ về Đơn Dương, khai quật lại được hai cuốn này. Hồi bé đọc chẳng bao giờ để ý tác giả là ai, giờ mới thấy chuyên gia đầu ngành cả. Hai cuốn đều in năm 78.
Cuốn này là cuốn đã hứa tặng bác kia, vì để nhà không lẽ đọc bằng Google Translation?:)
Cuốn cuối cùng này tuy cũng không đọc được, nhưng nhất quyết không cho ai, vì là cuốn xưa nhất trong nhà, in năm 1919:
Monday, 18 July 2011
Cầu vồng dốc đứng
Nói chung mình cũng chẳng có nhiều nhặng gì, post lên chủ yếu để trêu chị So:)
Cuốn này thật ra không phải của Cầu Vồng, mà của Tiến Bộ, nhưng thôi đằng nào cũng của nước Nga một thời anh em cả. Truyện viễn tưởng về bốn nhà thám hiểm đến vùng đất Xan nhi cốp đâu đó ở Bắc Băng Dương, lấy bốn cô vợ, rồi gây tai họa gì đó rồi bỏ chạy. Hồi bé đọc thích lắm. Cuốn này giờ ít thấy.
Hai tập này nhiều người có, nhưng chắc ít có bản đẹp miên man thế này, vì nó đã nằm yên trong tủ sách gia đình hơn hai chục năm nay. Đọc lâu rồi, chỉ nhớ mấy bác trong truyện này dại vật nên ăn đạn chết cả lũ.
Truyện chọn lọc, sách cũng chọn lọc:)
Thursday, 14 July 2011
Tuesday, 12 July 2011
Đọc đi rồi đọc lại
Có những cuốn sách đọc cả cuốn chỉ đắc ý được một đoạn. Éo le thay cái đoạn ấy lại không phải của tác giả, mà của người khác được tác giả trích lại. Chẳng hạn đoạn này:
[Về sự khác nhau giữa đọc và đọc lại]: Cái trước có tốc độ hơn, cái sau có chiều sâu hơn. Cái trước đóng sầm thế giới để tập trung vào câu chuyện; cái sau nhẩn nha trong thế giới nhằm đánh giá câu chuyện. Cái trước vui tươi hơn, cái sau nhiều hoài nghi hơn. Nhưng điều đáng kể đối với cái sau là nó bao gồm cái trước: như nửa phần trên của một bộ kính hai tròng, kể cả khi nhìn cuốn sách qua cái lăng kính phức tạp của người lớn, tôi cũng nhìn nó xuyên qua hồi ức của lần đọc đầu tiên.
Đoạn này nằm trong cuốn Rereadings của Anne Fadiman, được David L. Ulin dẫn lại trong cuốn The Lost Art of Reading, một cuốn sách cổ súy cho việc đọc chậm.
Bonus cái hình:
[Về sự khác nhau giữa đọc và đọc lại]: Cái trước có tốc độ hơn, cái sau có chiều sâu hơn. Cái trước đóng sầm thế giới để tập trung vào câu chuyện; cái sau nhẩn nha trong thế giới nhằm đánh giá câu chuyện. Cái trước vui tươi hơn, cái sau nhiều hoài nghi hơn. Nhưng điều đáng kể đối với cái sau là nó bao gồm cái trước: như nửa phần trên của một bộ kính hai tròng, kể cả khi nhìn cuốn sách qua cái lăng kính phức tạp của người lớn, tôi cũng nhìn nó xuyên qua hồi ức của lần đọc đầu tiên.
Đoạn này nằm trong cuốn Rereadings của Anne Fadiman, được David L. Ulin dẫn lại trong cuốn The Lost Art of Reading, một cuốn sách cổ súy cho việc đọc chậm.
Bonus cái hình:
Saturday, 9 July 2011
Mấy thoáng Bolano
Đọc Bolano là một niềm vui.
Vui, không chỉ là cảm thấy sướng, thấy đã, thấy lâng lâng, hay thấy mở ra những chân trời tím ngắt, mà vui còn là cười mỉm, cười he he, cười hè hè, cười hỉ hả, cười ha ha, cười ha hả, cười hí hí, cười héo hắt. Ấy là đang nói về cuốn tập hợp những bài tiểu luận, bài báo và bài phát biểu của bác, chứ đọc tiểu thuyết chưa chắc vui như thế. Tiểu thuyết của bác tôi đã đọc hai cuốn: một ngắn, là Đêm Chi lê, một dài là The Savage Detectives. Cuốn đầu được đánh giá là tiểu thuyết ngắn xuất sắc nhất của bác ấy nhưng tôi vừa đọc vừa ngáp nên đem cho mất rồi:) để lúc nào kiếm bản khác đọc lại; còn The Savage Detectives - một tiểu thuyết về thế giới của các nhà thơ - lẫn giữa những trang phi thường là những trang tầm thường, tuy thích nhưng tôi nghĩ rằng bỏ bớt dăm bảy chục trang thì hơn. Trong bài trả lời phỏng vấn Playboy, Bolano có trả lời hai câu liên quan đến The Savage Detectives. Câu thứ nhất, Bolano nghĩ gì khi người ta cho rằng The Savage Detectives là một tiểu thuyết vĩ đại. Bolano trả lời, họ nói vây vì họ thấy tội nghiệp cho tôi, họ thấy tôi xụi lơ quá nên họ nói dối đấy. Câu thứ hai, liệu Bolano có muốn cắt bỏ bớt phần nào trong The Savage Detectives không. Bolano trả lời không, vì muốn cắt thì phải đọc lại, mà đọc lại là đi ngược với tôn chỉ của ông!
Những bài trong tập này, tức là tập Between Parentheses, cho thấy Bolano là một người đọc nhiều khủng khiếp (ông nói, “I’m much happier reading than writing” - tôi khoái đọc hơn viết rất rất nhiều lần), đôi khi cay độc (“Editors tend to be bad people”, which is so true, hehe, - đoạn which is so true là tôi thêm vào; nói vậy chứ tôi cũng có biết một vài biên tập viên không đến nỗi xấu xa lắm, he he; hay những đoạn chê bai một số tác giả Mỹ Latinh), trí tuệ sắc sảo và hầu như lúc nào cũng hài hước. Bài trả lời phỏng vấn Playboy có nhiều câu hỏi hay và câu trả lời cực khoái, rảnh rảnh tôi sẽ nhặt ra thêm.
Đoạn này, nhân dịp công kích giải thưởng văn học quốc gia của Chile, ông nói về tác phẩm của Isabele Allende: Nếu phải chọn giữa một cái chảo và một đống lửa, tôi chọn Isabele Allende[...] Tác phẩm của Allende dở, nhưng nó còn sống; nó mắc chứng suy giảm hồng cầu như nhiều người Mỹ Latinh nhưng nó vẫn sống. Nó không sống lâu, như những người bệnh, nhưng hiện tại thì nó còn sống. Và biết đâu đấy một lúc nào sẽ có phép màu xảy ra. […] Chẳng có hy vọng nào như thế cho tác phẩm của Skarmeta và Teitelboim (chắc là mấy tác giả đoạt giải thưởng trên). Thượng đế cũng không cứu nổi họ. Dầu vậy, ai mà viết rằng chúng ta phải trao giải thưởng quốc gia cho Allende gấp gấp trước khi bà ấy đoạt giải Nobel thì đấy không chỉ là trò hề ngớ ngẩn, mà tác giả câu ấy còn là một thằng ngốc đẳng cấp thế giới.
Bàn về dịch thuật, Bolano nói, đại ý, những tác phẩm lớn dù có bị dịch tệ thế nào thì người đọc trong ngôn ngữ được dịch ra vẫn có thể nhận ra ấy là tác phẩm lớn, nếu nó đích thực là tác phẩm lớn. Nghe ý này các dịch giả cảm thấy đỡ cắn rứt lương tâm bao nhiêu: nếu người đọc chê bản dịch tồi, thì hãy nói rằng tại bản gốc tồi ấy chứ!:)
Còn nhiều chỗ hay, nhưng bây giờ phải đi nấu cơm cho hai bạn nhỏ đã!:)
Friday, 8 July 2011
Mười hai lời khuyên về nghệ thuật viết truyện ngắn
của Bolano
12) Đọc những cuốn sách này (tức là một số sách Bolano đã liệt kê ở trên, trong đó có Borges và Edgar Poe - Bolano đặc biệt ngưỡng mộ Edgar Poe, nói rằng chỉ cần đọc Edgar Poe là quá đủ) và đọc Chekhov và Raymond Carver. Một trong hai là nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc nhất mà thế kỷ này đã sản sinh ra.
Thế kỷ này là thế kỷ 20.
12) Đọc những cuốn sách này (tức là một số sách Bolano đã liệt kê ở trên, trong đó có Borges và Edgar Poe - Bolano đặc biệt ngưỡng mộ Edgar Poe, nói rằng chỉ cần đọc Edgar Poe là quá đủ) và đọc Chekhov và Raymond Carver. Một trong hai là nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc nhất mà thế kỷ này đã sản sinh ra.
Thế kỷ này là thế kỷ 20.
Tuesday, 5 July 2011
Một thoáng Bolano
hehe, cho sến con bà nó hến luôn
sắp tới giờ họp, nhưng nhìn lướt qua cuốn sách mới nhận, thấy đoạn Bolano trả lời phỏng vấn Playboy vui phết. Trước giờ vẫn biết Bolano coi Isabel Allende, tác giả Ngôi nhà của những hồn ma, chẳng ra gì. Nay giở một trang ra lại đúng chỗ Bolano nói về Isabel Allende và Angeles Mastretta (không biết bà này):
PLAYBOY: Ông không nghĩ rằng nếu nhậu xỉn với Isabel Allende và Angeles Mastretta ông sẽ có cảm giác khác đi về sách của họ sao?
BOLANO: Tôi ngờ là không. Thứ nhất, chẳng đời nào hai bà ấy chịu đi uống rượu với tôi. Thứ hai, vì tôi nghỉ uống rồi. Thứ ba, vì ngay cả những lúc xỉn nhất tôi chẳng bao giờ mất đi sự sáng suốt nhất định, cảm giác về phong cách và nhịp điệu, sự kinh hãi trước việc đạo văn, sự xoàng xĩnh, và sự im lặng.
sắp tới giờ họp, nhưng nhìn lướt qua cuốn sách mới nhận, thấy đoạn Bolano trả lời phỏng vấn Playboy vui phết. Trước giờ vẫn biết Bolano coi Isabel Allende, tác giả Ngôi nhà của những hồn ma, chẳng ra gì. Nay giở một trang ra lại đúng chỗ Bolano nói về Isabel Allende và Angeles Mastretta (không biết bà này):
PLAYBOY: Ông không nghĩ rằng nếu nhậu xỉn với Isabel Allende và Angeles Mastretta ông sẽ có cảm giác khác đi về sách của họ sao?
BOLANO: Tôi ngờ là không. Thứ nhất, chẳng đời nào hai bà ấy chịu đi uống rượu với tôi. Thứ hai, vì tôi nghỉ uống rồi. Thứ ba, vì ngay cả những lúc xỉn nhất tôi chẳng bao giờ mất đi sự sáng suốt nhất định, cảm giác về phong cách và nhịp điệu, sự kinh hãi trước việc đạo văn, sự xoàng xĩnh, và sự im lặng.
Monday, 4 July 2011
Mỗi năm đến hè
là ta đi mua sách giảm giá
Ngoài chợ sách giảm giá của FAHASA đang ì xèo tại Lê Thánh Tôn, các bác Hà Nội có thể đi mua sách giảm giá của NXB Tri Thức hoặc vào Tiki mà mua sách giảm giá của Nhã Nam.
Nói chung đi mua sách giảm giá là một việc thú vị nhưng độc hại ra phết. Mua trên mạng còn đỡ, chứ ra chen lấn ở Fahasa, ngoài nguy cơ gãy tay và nghẹo cổ, còn có thể bất chợt ngã lăn quay vì mùi hương nồng nàn dưới cánh tay một thiếu nữ nào đó. Trời mùa này oi lắm, mà chỗ ấy vừa chật vừa đông.
Trông đống hôm nọ mang về có cuốn Không tưởng và thức tỉnh của Magris là khoái trá nhất. Ngoài ra không nhiều cuốn hấp dẫn lắm. Đụng nhiều nhất là các cuốn của Tạ Duy Anh, với lại thơ của mấy bác nào lạ hoắc đã thế còn tập 1, tập 2, tập 3 nữa mới ghê.
thôi, nhưng các bác cứ ra Lê Thánh Tôn đi, biết đâu lại tìm được người tình trong mộng nào đấy. Chúc các bác không bị bẹp.
Ngoài chợ sách giảm giá của FAHASA đang ì xèo tại Lê Thánh Tôn, các bác Hà Nội có thể đi mua sách giảm giá của NXB Tri Thức hoặc vào Tiki mà mua sách giảm giá của Nhã Nam.
Nói chung đi mua sách giảm giá là một việc thú vị nhưng độc hại ra phết. Mua trên mạng còn đỡ, chứ ra chen lấn ở Fahasa, ngoài nguy cơ gãy tay và nghẹo cổ, còn có thể bất chợt ngã lăn quay vì mùi hương nồng nàn dưới cánh tay một thiếu nữ nào đó. Trời mùa này oi lắm, mà chỗ ấy vừa chật vừa đông.
Trông đống hôm nọ mang về có cuốn Không tưởng và thức tỉnh của Magris là khoái trá nhất. Ngoài ra không nhiều cuốn hấp dẫn lắm. Đụng nhiều nhất là các cuốn của Tạ Duy Anh, với lại thơ của mấy bác nào lạ hoắc đã thế còn tập 1, tập 2, tập 3 nữa mới ghê.
thôi, nhưng các bác cứ ra Lê Thánh Tôn đi, biết đâu lại tìm được người tình trong mộng nào đấy. Chúc các bác không bị bẹp.
Sunday, 3 July 2011
Mười lý do không nên làm bố
nhưng chỉ chép lại đây một cái thôi, còn các bác tự đi tìm đọc nhé
tất nhiên đây không phải của tôi còn của ai thì đố các bác luôn thể tất nhiên trừ bác kia (vậy là có tip rồi)
..."tôi cũng phải tự hỏi tôi muốn gửi đứa con của mình vào thế giới nào. Trường học sẽ nhanh chóng tước nó khỏi tay tôi và nhồi sọ nó những điều vớ vẩn mà chính bản thân tôi cả đời đã phải đấu tranh để chống lại. Liệu tôi có phải nhìn con trai mình trở thành kẻ đần độn phò chính thống ngay trước mắt tôi? Hoặc, liệu tôi có phải nhồi nhét cho nó những ý tưởng của chính tôi và nhìn thấy nó đau đớn bởi vì nó bị lôi kéo vào những xung đột giống như tôi?"
các bác đọc lấy ý thôi chứ đoạn này tiếng Việt dở phết:) nhưng mà thấm!
trưa chủ nhật oi buồn ngủ quá
tất nhiên đây không phải của tôi còn của ai thì đố các bác luôn thể tất nhiên trừ bác kia (vậy là có tip rồi)
..."tôi cũng phải tự hỏi tôi muốn gửi đứa con của mình vào thế giới nào. Trường học sẽ nhanh chóng tước nó khỏi tay tôi và nhồi sọ nó những điều vớ vẩn mà chính bản thân tôi cả đời đã phải đấu tranh để chống lại. Liệu tôi có phải nhìn con trai mình trở thành kẻ đần độn phò chính thống ngay trước mắt tôi? Hoặc, liệu tôi có phải nhồi nhét cho nó những ý tưởng của chính tôi và nhìn thấy nó đau đớn bởi vì nó bị lôi kéo vào những xung đột giống như tôi?"
các bác đọc lấy ý thôi chứ đoạn này tiếng Việt dở phết:) nhưng mà thấm!
trưa chủ nhật oi buồn ngủ quá
Subscribe to:
Posts (Atom)
-
Từ điển Bắc - Nam Những ai đã từng sống ở cả Sài Gòn (tiêu biểu cho miền Nam) và Hà Nội (tiêu biểu cho miền Bắc) sẽ không khó mà nhận ra ...
-
BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN Tôi có người bạn viết ba cuốn sách vài trăm nghìn chữ mất 7 năm, lấy tựa chung “Bất hạnh là một ...
-
Chỉ có đọc lại mới đáng kể - một nhà nào đó đã nói về việc đọc sách, chính xác lại là "đọc lại sách", như thế. Một nhà nào đó k...