Mượn mấy câu của Phạm Tiến Duật cho có cớ thôi, cái bài Nhớ đồng ca, hát đồng ca ấy, “Giọng anh hát nghe hay/ Có lần em khen thế/ Nhưng giọng anh đơn lẻ /Sánh sao bằng đồng ca”. Đồng ca có cái tiện là không biết hát hay không thuộc thì mấp máy môi cũng được. Hát cao một chút, thấp một chút, nhanh, chậm một chút cũng chả sao. Trăm tay thì vỗ nên kêu, trăm mồm thì gào nên to.
Hồi năm lớp 8, trường tổ chức văn nghệ, mỗi lớp phải đóng góp vài tiết mục. Khổ nỗi, lớp chả có hạt nhân văn nghệ nào. Cô chủ nhiệm nảy ra ý lùa cả lớp đi đồng ca. Bốn chục đứa cùng gào toáng lên “Boong bính boong cờ bay giữa tiếng chuông ngân – Hãy cất cao lên lá cờ hòa bình” nghe cũng hoành tráng. Đi biểu diễn được nhiều người vỗ tay ra phết. Chắc vì hát to.
Ơ thế mà dạo này mình ghét “đồng ca” tệ. Cái đồng ca mà mình ghét thật ra khác cái thể loại đồng ca trên kia – nó là cái thể loại cùng nhau ca cẩm. Nghe ít thì được, nghe nhiều sốt cả ruột. Buồn quá, xót quá, đau đớn quá, hu hu hu quá. Bao nhiêu phần cảm xúc thì không biết, nhưng cả làng cùng ca một bài, nghe sáo rỗng vô cùng. Thường thì mình thấy cái buồn thật, cái đau thật nó hay cuộn vào bên trong, và khi được thể hiện ra thường khiến người ta quặn lòng. Dễ nhất và nhạt nhất là bật ra một tiếng kêu “buồn quá”! Thôi, tớ bịt tai đây, từ chối nghe đồng ca nữa.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
-
Từ điển Bắc - Nam Những ai đã từng sống ở cả Sài Gòn (tiêu biểu cho miền Nam) và Hà Nội (tiêu biểu cho miền Bắc) sẽ không khó mà nhận ra ...
-
BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN Tôi có người bạn viết ba cuốn sách vài trăm nghìn chữ mất 7 năm, lấy tựa chung “Bất hạnh là một ...
-
Chỉ có đọc lại mới đáng kể - một nhà nào đó đã nói về việc đọc sách, chính xác lại là "đọc lại sách", như thế. Một nhà nào đó k...
mình cung nghi nhu ban :>
ReplyDelete