Friday 28 September 2007

Sờ soạng, xấu xa, nhà phê bình, hoa hậu

* Lợi dụng lúc cả vợ và con đều ngủ, mình đã đọc xong cuốn Nữ hoàng của Sơn Táp, bản dịch của Lê Hồng Sâm. Đã đọc và bị cuốn hút bởi Thiếu nữ đánh cờ vây cùng tác giả, mình vẫn bị ngạc nhiên bởi giọng văn già dặn của Sơn Táp trong cuốn này. Dám sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện cuộc đời Võ Tắc Thiên từ lúc còn là một bào thai đến lúc vào lăng tẩm là một sáng tạo dũng cảm. Để kể chuyện được thành công như thế, tác giả ngoài tài năng (đương nhiên) phải có một vốn văn hóa ghê gớm. Sơn Táp sinh năm 1972. Ở ta chắc hẳn vẫn còn đang được xoa đầu và gửi đi dự Đại hội nhà văn trẻ toàn quốc.

* Ban công tác nhà văn trẻ cũng vừa tổ chức hội thảo về ba tác phẩm của Sơn Táp. Mưu phản mình chưa đọc nhưng hai cuốn kia thì rồi. Một số ý kiến của các nhà phê bình được trích dẫn trên Thể Thao Văn Hóa cuối tuần. Một nhà (Nguyễn Văn Ninh) cho rằng :"Ba cuốn tiểu thuyết đều nói lên một điều - tình dục quyết định tình yêu". Mình đọc được hai cuốn rồi nhưng chẳng thấy một điều như thế. Chắc tại mắt mình cận. Nhà khác (Nguyễn Thị Minh Thái) quăng ra một số từ, ngữ, câu xủng xoẻng: "sự khắc khoải nhị nguyên của chủ thể tiểu thuyết", "giấc mơ cấu trúc mang hình vòng tròn đồng tâm", "phóng chiếu những vòng tròn hướng tâm'... Choáng! Đọc tiểu thuyết của người ta thì hiểu, đọc phê bình xong hiểu chết liền.

* Bản dịch Nữ hoàng của Lê Hồng Sâm đọc rất sướng (hay rất xướng?), ngoại trừ những chỗ dịch giả lẫn lộn sx. Đau khổ xiết bao chứ không phải đau khổ siết bao. Tuy nhiên, đọc song cả cuốn thì mình không tin chắc chính tả đúng phải là sờ soạng xấu xa hay xờ xoạng sấu sa nữa!

* Trưa nay đi ăn cùng hai nhà phê bình và một hoa hậu, và một người nữa không phải nhà phê bình cũng chẳng phải hoa hậu. Nếu không được báo trước đấy là hoa hậu thì cũng không biết. Hoa hậu đăng quang lâu rồi, vả lại hình ảnh trên báo khác ngoài đời. Dù sao thì vẫn rất xinh. Hai nhà phê bình rất lăn tăn không biết nên phê hay nên bình. Một nhà hỏi còn hoa hậu nào không giới thiệu nốt. Mình bảo còn con gái Alpha của mình đấy! Hoa hậu chứ phải ...cơm đâu mà ngày nào cũng gặp!

Wednesday 26 September 2007

Sập cầu Cần Thơ - Bài viết rất cảm động của bạn Saigonese



Bài viết rất cảm động của bạn Saigonese. Blog của bạn không để chế độ public nên rinh về đây
Sập cầu Cần Thơ
Sập cầu Cần Thơ magnify

Sáng nay đọc báo trên mạng thấy tin cầu Cần Thơ sập. Em hơi bàng hoàng, nhưng vẫn điềm nhiên. Thế giới này có quá nhiều bất ổn nên dần dần con người ta trở nên vô cảm.

Nhưng dù sao cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của em, nên không thể thờ ơ như bao vụ việc khác. Là một đứa con miền Tây, em hiểu rất rõ chiếc cầu bắc qua sông Hậu ấy là ước mơ ngàn đời của người dân nơi đây. Ông nội em kể, ngày xưa, từ thời Mỹ đã có kế hoạch xây cầu bắc qua sông Tiền và sông Hậu, nối liền miền Tây với mọi miền đất nước. Nhưng kế hoạch không khả thi vì sông quá rộng và nền đất nơi đây là đất bồi, đất phù sa, rất yếu và thường xuyên sạt lở. Mỗi dịp về miền Tây, đi phà ngang qua sông Tiền, sông Hậu, em lại nhớ lời kể năm xưa của ông.

Ngày khánh thành cầu Mỹ Thuận, dân miền Tây nô nức kéo nhau đi xem. Cả xóm cả làng em thuê hẳn một chiếc xe đò để được đi xem tận mắt chiếc cầu mà theo họ là đẹp hơn cả trong mơ. Bà nội em ngày ấy đã già yếu lụm cụm, thế mà vẫn đòi đi xem cho bằng được. Chiếc cầu dây văng ban đêm lung linh một màu xanh huyền ảo, làm cho hàng vạn, hàng vạn con tim ngây ngất. Ngày ấy, em cũng cùng đoàn người tấp nập leo lên cầu Mỹ Thuận, nghe gió sông Tiền lồng lộng trên đầu mà mơ đến một ngày mai bớt nghèo, bớt khổ...

Kể từ đấy, bia Foster đột nhiên được bán rất chạy ở miệt vườn, nơi mà người dân chỉ quen dùng rượu đế. Hẳn là mọi người muốn tri ân đất nước đã giúp họ có được cây cầu, được xích lại gần nhau hơn, và xích lại gần văn minh đô thị...

Cầu Cần Thơ tiếp tục được khởi công trong sự phấn khích và mong ngóng của dân miền Tây và cả những đứa con miền Tây xa xứ như em. Miền Tây của em vẫn còn nghèo, nghèo lắm. Chiếc cầu Cần Thơ sẽ một lần nữa giúp rút ngắn "khoảng cách" với Sài Gòn, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Điều ấy ai cũng hiểu, nên vẫn ngong ngóng đợi tin cầu hoàn tất. Và ai cũng hiểu là việc xây cầu Cần Thơ khó khăn sẽ gấp bội, do con sông Hậu rộng mênh mông và không được hiền hòa như sông Tiền. Nhưng mọi người vẫn bảo nhau, người Úc làm được thì người Nhật cũng làm được, mà người Nhật lại còn cẩn thận hơn. Thế mà chẳng hiểu cơ sự nào lại ra nông nỗi...

Con số thương vong tăng lên từng giờ, từng giờ. Em không còn điềm nhiên nữa mà bắt đầu sốt ruột, thỉnh thoảng chạy vào mạng, vừa xem vừa cầu trời cho số người chết đừng tăng thêm nữa. Nhưng hôm nay ông trời đi vắng, ông không nghe lời cầu nguyện của em và của rất nhiều người. Số người chết và bị thương nhiều đến mức kinh hoàng. Lần đầu tiên xem một chương trình thời sự mà em bật khóc. Đến bây giờ, khi mà em ngồi gõ những dòng này, thì con số ấy vẫn tiếp tục tăng...

Cầu Cần Thơ sập hai nhịp, việc thi công chắc chẳng vì thế mà dừng lại, ước mơ ngàn đời của người dân quê em chắc chẳng vì thế mà lụi tàn. Nhưng giấc mơ này, một khi trở thành hiện thực chắc sẽ không còn lung linh màu xanh như giấc mơ cầu Mỹ Thuận, bởi vì nó đã được trả bằng một cái giá quá đắt.

Mình là Pi, 0 tuổi và đến từ bệnh viện Việt Pháp



Sau này kể chuyện đời xưa, ba có thể kể rằng “hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa, có một cu cậu lục đục đòi chui ra đời”… Đêm 24 sáng ngày 25 tháng 9, có lẽ do ảnh hưởng bão số 4 nên Hà Nội mưa cả đêm. Ấy là ba nghe mẹ và bà ngoại kể lại chứ ba được cái tốt ngủ, đặt lưng xuống là phò phò ngay chả biết gì. Khoảng gần 4 giờ sáng, mẹ lục đà lục đục ba mới tỉnh dậy và phát hiện mẹ có âm mưu đi tắm. Hóa ra mẹ bắt đầu đau bụng, sợ đẻ xong không được tắm nên tranh thủ tắm trước khi đi đẻ. Chiều hôm trước đi khám, bác sĩ dặn khi nào đau phải vào bệnh viện ngay vì con rạ nhanh lắm. Ba nhớ lời bác sĩ giục mẹ tắm nhanh kẻo đẻ rớt thì nguy!

Lúc ra khỏi nhà, may sao trời tạnh mưa. Taxi từ nhà đến bệnh viện chỉ mất 12 nghìn và bảy phút. Đến nơi cô y tá xem qua rồi cho vào phòng sinh ngay. Ba cũng được theo vào, sau khi đã bọc giày và khoác một cái áo trắng thùng thình. Bệnh viện lúc đấy vắng lắm. Ở khoa sản chỉ thấy hai cô y tá hay hộ lý gì đấy chạy đi chạy lại lo giấy tờ, quần áo, còn bác sĩ mãi chẳng thấy. Sau khi mắc đủ các thể loại dây nhợ lằng nhằng vào người mẹ, hai cô y tá hay hộ lý cũng biến luôn. Chỉ còn ba với mẹ trong phòng.

Mẹ bắt đầu đau nhiều hơn, nhất là những lúc bụng mẹ phập phồng. Nhưng mẹ không kêu rên tiếng nào, chỉ hít thở thật sâu. Về khoản chịu đau thì mẹ rất giỏi, giỏi nhất bệnh viện Việt Pháp. Nếu ba có quyền, ba sẽ trao tặng mẹ Huân chương anh dũng hạng nhất, hay Bắc đẩu bội tinh gì đấy. Ba quyết tâm giúp mẹ bằng cách chọc mẹ cười.

Tối hôm trước tình cờ ba mẹ có xem một đoạn phim Cảnh sát hình sự của đài VTV. Trong phim có một cô công an giả làm người bán hàng rong. Cô vừa đong giai, vừa theo dõi một gã tình nghi. Khi thấy kẻ tình nghi xuất hiện trước cửa nhà, cô liền đưa giai rổ hàng của mình, tất tả chạy lại kẻ tình nghi, sờ tay gã kia và nói: “Anh X, anh đã bị bắt”. Gã X đương nhiên không thể bị bắt dễ dàng như thế. Gã gạt phăng cô ra làm cô ngã dúi vào tường trông rất đáng thương rồi bỏ chạy. Một đồng nghiệp nam của cô đột nhiên xuất hiện, xông vào gã X, bị gã đá một phát nằm úp mặt xuông đất không thấy tỉnh lại. Còn cô, không biết có phải vì cô là nhân vật chính hay không, nên dù đã ngã xuống cô vẫn đứng lên tì súng trên xác trực thăng, à quên, cô đứng lên chặn gã X lại. Gã X quơ quơ tay, ra chiều múa võ. Cô cũng múa võ, cũng quơ quơ tay. Gã X và cô trông giống như hai con lươn đang phe phẩy. Gã X vung chân lên. Cô lấy tay chặn lại. Đến lượt cô vung chân lên. Chả hiểu sao gã X không lấy tay chặn lại, mà chìa lưng ra. Việc gì đến phải đến, gã X lãnh trọn một cú đá vào lưng, té sấp xuống. Cô bèn ngồi thụp xuống lưng gã, lần lượt chụp từng tay gã X, bẻ quặt ra sau tra còng số 8 vào. Một lần nữa, cô lên giọng đanh thép: “Anh X, anh đã bị bắt.”

Ba nghĩ rằng đây là pha action hoạt kê nhất mà ba đã từng xem. Lúc xem, cả ba và mẹ đều cười rũ. Lúc này trong phòng sinh, ba quyết tâm chọc cười mẹ bằng cách biểu diễn lại pha múa võ trên. Ba đứng dậy, co một chân lên, hai tay chìa ra múa múa như con lươn, rồi chồm tới, nắm cổ tay mẹ và đanh thép: “Cô Quỳnh, cô đã bị bắt”. Mẹ vừa cười vừa nhăn nhó.

Một lúc sau vị bác sĩ người Pháp vào. Bác sĩ người Pháp, xí xô xí xà một tràng tiếng Pháp. Vốn tiếng Pháp đã từng học ba tháng cách đây hơn 10 năm của ba giúp ba nghe ra chữ tres bien, còn thì có … Pháp mới hiểu bác sĩ nói gì. Ba bảo mẹ hay là gọi chú Cao Việt Dũng vào phiên dịch! Đùa thế thôi, chứ ai sử dụng thần đồng dịch thuật vào những công việc phí phạm như thế.

Lúc nãy ba nói mẹ chịu đau rất giỏi, giỏi nhất bệnh viện Việt Pháp, nhưng về khoản hít thở thì mẹ chắc chỉ giỏi nhì bệnh viện Việt Pháp thôi. Lý do là mẹ không biết bơi. Ba đã từng tập bơi cho mẹ, kết quả mẹ chỉ bơi được ngang hồ, chỗ nước khoảng một mét hai. Một lần mẹ dũng cảm bơi dọc hồ, đến 2/3 hồ thì mẹ chới với, ba phải phóng ra vớt mẹ lên. Từ đấy mẹ không cố tập bơi nữa. Vì không biết bơi, cho nên mẹ hít thở không giỏi lắm, kết quả từ 7 giờ đến 7 giờ rưỡi sáng, mẹ, bác sĩ, y tá và ba cùng hì hục nhưng Pi không chịu chui ra. Bác sĩ quyết định chuyển mẹ sang phòng mổ. Ba phải đứng ngoài, đi qua, đi lại, chờ. Một giờ dài hơn thế kỷ.

Sau này mẹ bảo, người ta mổ như mổ gà ấy, nhanh lắm, 5 phút là nghe Pi oe oe rồi. Nhưng lúc đó ba phải đợi đến 8 giờ rưỡi sáng mới thấy mặt Pi. Hai cô y tá đẩy một lồng kính đi ra, Pi nằm trong đó, chưa mặc quần áo gì cả, ngo ngoe, ngo ngoe. Ba còn đang băn khoăn chưa biết Pi giống ai, mọi người xung quanh đã ồ lên giống bố như đúc. Mọi người chỉ mới gặp ba nên bảo Pi giống ba là đúng rồi. Ba thì thấy Pi tai to, mũi to, miệng rộng, cả quả ớt cũng rất hoành tráng. Đích thị giống ba rồi! Cô y tá đẩy Pi vào phòng dưỡng nhi, ba chỉ được đứng bên ngoài nhìn vào. Cô cân, đo Pi, cho Pi mặc quần áo, rồi tiếp tục để Pi nằm trong lồng. Cô thông báo Pi nặng 3.8kg, dài 52 cm.

Đến 10 giờ sáng mẹ được đưa về phòng. Còn Pi mãi đến 2 giờ chiều mới được đưa về với mẹ. Ba chụp cho Pi ngay mấy tấm ảnh làm kỷ niệm. Lúc đó, Pi mở mắt nhìn ba một lúc, rồi ngủ vùi.

Pi còn nằm trong bệnh viện đến ngày thứ bảy. Cô, chú, bác nào muốn đến thăm Pi thì đến sau 2 giờ 30 chiều. Đến sớm hơn bệnhh viện không cho vào Pi không chịu trách nhiệm.

Sunday 23 September 2007

Thế là mình lại ngồi ở sân bay

Thế là mình lại ngồi ở sân bay. Kề từ ngày vợ ra Bắc, ở với ông bà ngoại để chuẩn bị sinh bé thứ hai, mình trở thành khách quen của Pacific Airlines. Bao giờ cũng thế, mình ra sân bay sớm khoảng chừng một tiếng. Thời kẹt xe, thà đi sớm còn hơn lỡ chuyến. Mặc dù, bao giờ cũng thế, Pacific Airlines sẽ bay muộn. Hôm nào muộn nửa tiếng thì coi như đúng giờ. Mình coi là thế mà Pacific Airlines hình như cũng coi là thế. Những hôm nào chỉ muộn nửa tiếng, Pacific Airlines có thể sẽ quên luôn xin lỗi. Hàng không giá rẻ mà. Của đáng tội, vé rẻ thật sự thì mấy khi mua được. Có một lần mình mua được vé 150.000 đồng. Một lần khác 500.000 đồng. Đôi ba lần 750.000 đồng. Còn thì chủ yếu là 1.000.000 đồng cho tuyến TPHCM-HN hay ngược lại. Một triệu cộng thêm phí sân bay, VAT, phí thanh toán bằng thẻ tín dụng đã xấp xỉ triệu hai. Đợt nào đặt vé xong rồi kẹt gì đấy phải đổi chuyến, mất thêm 150.000 đồng coi như ngang ngửa Vietnam Airlines.

Sân bay Tân Sơn Nhất khai trương terminal quốc tế được mấy tuần nay. Mình chưa có dịp thử. Tuy nhiên, terminal quốc tế cũ nay trở thành terminal nội địa, đâm ra rộng thênh thang so với lượng hành khách. Cho dù đã có hàng không giá rẻ, đã bao nhiêu phần trăm người dân có đủ khả năng đi lại bằng máy bay đâu.

Pacific Airlines được dành cho gate số 1 và 2, với khu vực chờ tách biệt khỏi Vietnam Airlines. Lúc mình thò đầu vào, chi thấy độ chục hành khách. Nhìn quanh, ngoài toa-lét, chả thấy có gì để giải trí. Mình bèn vào toa-lét. Đợt này đóng cửa nhà 10 ngày, đâm ra trước khi đi phải dọn sạch đồ trong tủ lạnh. Thật ra, tủ lạnh cũng chả có gì nhiều, nhưng còn nửa lít sữa tươi vốn dùng để pha cà phê mình phải cố nốc sạch trước khi đi. Ra khỏi toa-lét, nhìn lại phòng chờ lần nữa, thấy mãi tít tận góc phòng có một quầy bánh ngọt nho nhỏ và một cô bán hàng đang ngồi đuổi ruồi. Chả hiểu sang mình cứ liên tưởng đến hai chị em Liên trong truyện Hai chị em của Thạch Lam. Cô ngồi đấy cả ngày, nếu ai đến mua cho cô cái bánh, hỏi dăm ba câu chuyện ắt cô phải vui lắm. Dưng mà bụng mình vẫn còn no vì sữa tươi nên không thể mua vui cho cô được. Mình quyết định mò sang khu vực chờ của Vietnam Airlines xem thử thế nào.

Những cửa hàng miễn thuế trước đây nằm dọc lối đi nay cửa sắt đóng im ỉm. Sao người ta không mở những cửa hàng khác cho vui nhỉ. Cửa sắt đóng kịt thế này, trông có vẻ không tốt lắm xét về phong thủy. Nó gợi nhớ đến tháp Komtar ở Penang, một thời là icon của thành phố lớn thứ ba Malaysia, nay đã trở thành eyesore. Năm ngoái khi mình sang đó, thấy Komtar được giới thiệu trên brochure như là một điểm tham quan, mò mẫm đến chỉ thấy cửa sắt im ỉm.

Khu vực chờ của Vietnam Airlines đông vui hơn nhiều. Có một nhà hàng khá lịch sự nghi ngút mùi mì gói. Không, mình không đói, mình không cần mì gói, dù rằng mùi mì gói khá cám dỗ. Tiên sư mì gói! Bao giờ mùi của nó cũng cám dỗ, kể cả dạo này mình ăn nó hơi nhiều. Vợ ơi!

Mình kiếm một hàng ghế chờ còn trống, rút máy tinh ra gõ mấy dòng này. Bên cạnh, có hai chú bé sinh đôi chừng 4 tuổi xinh quá. Tối nay, mình gặp lại con gái Alpha rồi. Alpha đang tập đi, đã lẫm chẫm được 4, 5 bước. Một trong hai chú còn chạy lại gần mình, thò đầu nhìn vào màn hình rồi lẩm bẩm “không giống”. Chắc máy của mình không giống máy của ba chú. Mình cũng sắp có một cậu con trai rồi. Pi là tên con trai, hai vợ chồng đã nghĩ tên này từ lúc biết có Pi. Đúng ra, ban đầu định đặt là Capi, theo tên chú chó trong truyện Không gia đình. Nhưng sau đó, khi biết Pi là con trai hai vợ chồng quyết định cắt chữ Ca đi chỉ còn Pi thôi. Pi cũng là một chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp như Alpha chị nó. Hai đứa cháu gái của mình thì quả quyết tên của Pi phải là Beta – thằng Beta!

Gần đến giờ boarding, mình quay trở lại khu vực chờ của Pacific Airlines. Vẫn chưa nghe thông báo boarding. Chắc lại delay như thường lệ. Mỗi lần đi máy bay như thế này, mình hay có cảm giác khó chịu. Không phải khó chịu vì Pacific Airlines – với các hãng hàng không Việt Nam mình đã chai lì cảm xúc rồi. Sự khó chịu đến từ các đồng bào của mình. Không hiểu sao, nhiều đồng bào có thói quen nói rất to nơi công cộng. Hoặc gào tướng trên điện thoại, hoặc réo nhau ơi ới. Một số đồng bào còn tỏa mùi ác liệt. Không biết có phải mũi của mình trở nên nhạy hơn do ngồi phòng lạnh quá nhiều không mà mình cam đoan rằng mũi của mình nhạy mùi chả kém gì cu cậu giết người hàng loạt trong truyện Mùi hương đâu. Có khi nào mình sẽ giết ai đấy vì người đó hôi quá không? Hỏi thế thôi, chứ mình hiền lắm, con kiến con muỗi còn chả dám giết (chỉ xịt Mosfly), nói gì đến giết người.

Ờ, đang nói chuyện đồng bào. Nếu có thông báo boarding, thế nào đồng bào cũng túa ra cửa khởi hành, cố sức lách vào cứ như chậm một phút thì sẽ bị bỏ rơi. Xếp hàng là một khái niệm xa xỉ, chả riêng gì ở sân bay, mà nói chung ở tất cả mọi nơi cần xếp hàng. Khi bị buộc phải đứng vào hàng, thế nào cũng có đồng bào cũng nhong nhóng chen lên trước hoặc cũng có đồng bào chen ngang. Khi lên máy bay rồi, mặc dù các anh chị tiếp viên lịch lãm có nhắc nhở kiểu gì, thế nào cũng có đồng bào phớt lờ ngồi nhắn tin. Đến khi máy bay vừa tiếp đất, thế nào cũng có đồng bào vội vã bật điện thoại gọi toáng lên. Rồi đồng bào sẽ vội vã tháo dây an toàn, vội vã đứng dậy lấy hành lý ở cabin trên đầu. Đồng bào bao giờ cũng vội vã, sao thế đồng bào ơi?

Y như dự đoán, vừa mới có thông báo delay nửa tiếng vì lý do may bay về muộn. Liệu Pacific Airlines có nên đổi tên thành Pacific Delay? Thế này về đến Hà Nội thì con gái đã ngủ rồi. Lần trước, cũng đến Hà Nội khuya như thế, rón rén vào giường ngủ với con gái. Con gái nửa đêm xoay lung tung, lúc 2,3 giờ sáng lại cho con gái uống nước đêm như thường lệ. Đương nhiên trong giấc ngủ, con gái không biết là ba cho con gái uống nước. Sáng dậy, con gái nằm yên nhìn ba một hồi lâu, rồi sau đó bắt đầu trèo lên người ba. Con gái không quên ba. Con gái theo ba lại rất nhanh. Hồi đầu, cho con gái ra Hà Nội, chỉ sợ con gái quên ba thôi.

Sắp được lên máy bay rồi. Đóng máy lại vậy. Mai sẽ post entry này.

Friday 21 September 2007

Thơ Nữ trẻ và nước mía siêu sạch



  • Disclaimer: Không có liên hệ đáng kể nào giữa thơ nữ trẻ và nước mía siêu sạch, hoặc ngược lại. Đương nhiên là không có. Nếu có thì chưa nghĩ ra. Chỉ là một cách đặt tiêu đề thời thượng: ghép hai sự vật không liên quan hoặc rất ít liên quan vào một chỗ để gây sự tò mò. Tò mò một cách hậu hiện đại. Đọc xong độc giả sẽ tiếp tục tò mò tại sao tác giả lại gom chúng vào một chỗ. Trong trường hợp này, mối liên hệ mong manh giữa thơ nữ trẻ và nước mía siêu sạch là có hai bài viết về hai đề tài này cùng xuất hiện trên tờ Thể Thao & Văn Hóa số cuối tuần. Nhân một buổi sáng trời mưa rả rích, tác giả blog này trong lúc đọc ngược tờ báo đã đọc hai bài liền kề nhau đâm ra đầu óc không thể tránh khỏi kết nối hai đề tài mặc dù thật ra không có gì để kết nối cả!

  • Mấy năm gần đây hai chữ “thơ trẻ” xuất hiện tràn lan trên các diễn đàn chính thống lẫn không chính thống. Mình thì nghĩ rằng chỉ có thơ hay và thơ dở, thơ cũ và thơ mới, thơ dâm và thơ không dâm, chứ làm gì có thơ trẻ và thơ già. Thơ là thơ, thế thôi, sao cứ phải là thơ trẻ? Trẻ vì thơ có chất trẻ hay người làm ra thơ trẻ? Chất trẻ là một thứ mơ hồ vì khó có ai định được thế nào là chất trẻ. Chắc những người dùng chữ “thơ trẻ” không có ‎ý định dùng chữ “thơ trẻ” theo cách hiểu này. Vả lại, nhìn vào rất nhiều bài viết về thơ trẻ, có vẻ như các tác giả đều hàm ý rằng thơ trẻ là thơ viết bởi những tác giả không già lắm như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lý Đợi.v.v. Những tác giả này đều ở khoảng hăm mấy, băm mấy. NHHM chẳng hạn, băm bốn, băm lăm rồi, vợ con đùm đề, trẻ gì nữa mà trẻ. Nếu gọi thơ trẻ vì người viết ra nó chưa già lắm, chắc phải gọi thơ của Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận ngày xưa là thơ vị thành niên. Còn nếu tiếp tục gọi là thơ trẻ, có lẽ cần chia thêm ra thành thơ trẻ cha và thơ trẻ con đế áp dụng cho trường hợp nhà thơ Vương Văn Quang. Anh này tuổi đâu chừng bằng NHHM, nhưng ham vui sớm đâm ra con anh năm nay chừng mười lăm, mười sáu tuổi gì đó cũng làm thơ rất ác liệt. Cả cha và con cùng là nhà thơ trẻ.

  • Đã có thơ trẻ rồi, nay nữ thi sĩ (hoặc “nhà thơ gái”, tùy ý có muốn dùng tiếng Việt trong sáng hay không) Nguyệt Phạm lên báo TT&VH phát biểu về “thơ nữ trẻ”. Theo ý cô, thơ nữ trẻ là thơ của các nhà thơ chẳng hạn như nhóm Ngựa trời hay Ly Hoàng Ly. Thế này chắc phải gọi thơ của Phạm Thị Ngọc Liên hay Ý Nhi là thơ nữ già rồi. Nếu dùng tiếng Việt trong sáng, thay “nữ” bằng “gái”, chúng ta sẽ có “thơ gái già”. Để đối lại, chúng ta sẽ phải gọi thơ của mấy cậu mười sáu, mười bảy tuổi như con trai Vương Văn Quang là “thơ trai tơ”. Cả hai nghe đều rất kinh, cho nên mình nghĩ là thôi, cứ gọi là thơ là thơ. Sao cứ phải thêm tuổi tác và giới tính làm gì? Trẻ hay già tạm thời còn phân định được căn cứ vào râu ria và nếp nhăn, chứ xác định giới tính e rằng khó.

  • Chủ nhân của “Nước mía siêu sạch” là một doanh nhân “trẻ”, sinh năm 1974. Hôm nay anh có bài trả lời phỏng vấn trên TT&VH, trong đó có nói đại ý khung pháp lý bảo hộ “giá trị thương hiệu” ở Việt Nam chưa phát triển. Chắc là anh nói nhầm, hoặc do trả lời phỏng vấn bằng mồm (versus bằng văn bản) nên anh không chú ý lắm về cách dùng từ. Giá trị thương hiệu là do doanh nghiệp tạo ra, phát triển và giữ gìn. Luật pháp chỉ bảo hộ thương hiệu thông qua hệ thống các quy định về nhãn hiệu hàng hóa (trademark) chứ không bảo hộ “giá trị thương hiệu”. Luật pháp không chịu trách nhiệm nếu giá trị thương hiệu của anh lên hay xuống, mà chỉ có chế tài đối với những ai vi phạm nhãn hiệu hàng hóa của anh, qua đó thương hiệu của anh được bảo hộ. Mà pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho đến thời điểm này đã khá hoàn chỉnh. Nhân đây tự nhiên thắc mắc trong thực tế không hiểu thương hiệu “Nước mía siêu sạch” của anh đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được chưa. Về nguyên tắc mà nói, “nước mía siêu sạch” thì cũng như “gà không bị cúm gia cầm”, đều mang tính chất mô tả hàng hóa và không thể đăng ký bảo hộ được. Tuy nhiên, thực tế có thể khác. Ở nước ta, thực tế bao giờ cũng có thể khác, hoặc rất khác, lý thuyết. Cho dù anh có đăng ký được, một hôm nào đó mình thất nghiệp, buồn quá không biết làm gì đi bán nước mía, mình cũng trưng bảng “nước mía siêu sạch ” lên anh cũng chả làm gì được mình, nếu như nước của mình cũng là nước mía và cũng siêu sạch.

Lang thang hiệp khách

Ngà y xưa lúc mới và o Thăng Long, được cu Saint, tức em Thanh Ngọc 20 tuổi và đến từ Hà Nội, đặt cho một cái title rất hay ho là Lang thang hiệp khách. Một thời gian sau được congu đổi thà nh Kẻ si tình khờ khạo, với cái avatar là chân dung cháu trai của Picasso, bức tranh được coi là xuất sắc nhất của ông theo quan điểm củac bác Quốc Hưng. Sau đó nữa đổi thà nh Dreamer. Thăng Long chia hai, rồi chia ba, mình mấy năm nay cũng không tham gia. Hôm nay đột nhiên bạn Saigonese thảy cho một cái link truyện kinh hoà ng ở Thăng Long bên kia, lò dò một hồi trong Long tuyển thấy mấy bà i nhảm nhí của mình được post lại ở đây. Bèn lôi về là m của và là m kỷ niệm. Nhân tiện cũng đính chính rằng cái bà i dịch nhố nhăng Happy New Year là tác phẩm của Phan Việt chứ không phải của Gỗ Mun. Ngà y đấy dùng chung nick My Lăng đâm ra nhiều người bé cái nhầm.

Thăng Long thà nh thập khúc


Phi lá»™:

Nhớ xưa, Gỗ Mun ta cùng Phan Việt là huynh đệ đồng môn. Sáng thì luyện công cùng nhau, chiều thì cùng nhau múa võ, đêm đến thì đợi trăng lên mà uống rựou bình thơ. Đêm nà o trăng không lên thì thắp đèn đom đóm luận bà n kinh sách, nói xấu khắp thiên hạ. Khi vui thì đem Anh Vũ, Quốc Hưng, Evil ra nhạo báng. Khi buồn thì lấy Tuyết Tùng truyện của Gấu, thơ chân quê của Họa My ra mà chê bai. Huynh đệ lúc nà o cũng có nhau, trong thì hiểu nhau như Tử Kỳ - Bá Nha, mà ngoà i thì kính nhau như Chaien kính Congu là m sư phụ. Trên giang hồ, Phan Việt và ta hợp thà nh một cặp Hợp bích song kiếm, người dùng Bạch văn kiếm, kẻ sử Hắc thi kiếm, đi đến đâu là máu chảy đầu rơi đến đấy. Lưu Vân Cuớc của Killer nghe tiếng phải tránh sang topic khác, còn mấy quả chớp ảnh của Đầu Đất hay Một Đòn Chết Bảy đương nhiên không dám đối đầu. Trải bao thỏ lặn ác tà , Phan Việt chán cảnh giang hồ nhiễu nhuơng, em chã mọc ra như nấm sau mưa bèn khuyên ta gác kiếm. Phan Việt ẩn thân ở Chicago Học viện, ngà y đêm kinh sử dùi mà i, chuyện thế sự không còn mà ng tới. Còn ta, cũng kiếm một cái cốc ở xứ Down Under, tu thân tích đức, bỏ qua hết thảy những vụ cãi nhau nhố nhăng xứ Thăng Long.

Sớm nay tỉnh giấc, ta vươn vai uốn cổ, vớ lấy con chuột định xem Kazaa đêm qua download được bao nhiêu bản, chợt nghe đầu hồi có tiếng chim kêu lảnh lót. Thì ra là con bạch yến của Phan Việt, chân buộc nơ đỏ. Ta nhẹ nhà ng đón lấy bạch yến, lấy mấy hạt cơm rang đêm qua còn sót lại thưởng cho nó, rồi đọc thư Phan Việt. Thư chỉ vắn tắt mấy dòng:

"Hiền huynh
Đệ vừa truớc tác được một thiên võ công, tuy dựa và o kiến thúc cửa người xưa, nhưng phần tailor made nếu đem ra dụng thì thật thích hợp cho Thăng Long thà nh. Huynh chuẩn bị xuống núi tiếp ứng. Phen nà y huynh đệ ta nhất quyết quét sạch bè lũ chả Thăng Long, trả lại sự thanh bình cho kinh đô.
Kính thư"

Giờ nà y ta đồ rằng Phan Việt đang lẩn quất đâu đây. Trong lúc chờ đợi Phan Việt biểu diễn thiên võ công đặc sắc của mình, ta có muời bà i thơ viết theo lối thất ngôn bát cú đem ra ngâm nga trước. Nghe tiếng thơ ta ắt Phan Việt biết ta đang ở đâu.


I

Thăng Long thà nh, Thăng Long thà nh!
Lá cải xưa nay có còn xanh?
Phan Việt mơ giai ngồi cắn bút
Anh Vũ nhìn giời luận chiến tranh
Vìu Gấu yêu nhau mà nhớn tiếng
Kiu Lờ bỉ gái thật đa thanh
Mun Gỗ đập đầu ra bát cú
Thăng Long thà nh, Thăng Long thà nh!

II
Thà nh Thăng Long, thà nh Thăng Long
Anh hùng hà o kiệt có đây không?
Gái gú lò dò khu Nghiêm chỉnh
Chã cheo léng phéng Diễn đà n chung.
Cứ tưởng chửi to là trí thức
Chán đời ị bậy mới thănglong
Tathy tuy ảo mà không ảo
Thà nh Thăng Long, thà nh Thăng Long!

III
Bỏ phỏm gây nên cuộc hí trường
Sa Kè thấm thoát ốm giơ xương
Ích Châu tiu nghỉu hồn thu thảo
Tai Ghẻ lầm lì bóng tịch dương
Gấu vẫn giơ mông cùng tuế nguyệt
Hưng còn lên giọng quá đau thương
Hai năm là mấy buồn vui nhở
Bà i bốt đều tay, nhéo đoạn trường

IV
Tá»›i Diá»…n Ä‘Ã n chung bóng xế tÃ
Bảy, Kiu chen gái, mái chen ma
Lom khom chọc ngoáy, kìu và i chú
Lác đác a dua, chã mấy nhÃ
Nhớ thủa khai sinh nhờ bác Quốc
Kiên trì tuyên huấn mới ra gia
Nghênh ngang một cõi In tơ nét
Một phỏm tình riêng, ta với ta

V
Click chuột hay là refresh đây
Thanh Niên Xa Mẹ chẳng rời tay
Bốt dà i bốt ngắn, không ai trách
Cười ít cười nhiều, miễn thật hay.
Cà ng rãnh bao nhiêu thời cà ng bốt
Yêu đêm không phỉ lại yêu ngà y
Bỉ bai, chửi bới duyên là vậy
Thiên hạ online bởi cái nà y.

Hồi đó định viết mười bà i, nhưng mới được năm bà i thì tắt hứng. Thiên võ công của Phan Việt mãi sau nà y cô nà ng vẫn không chịu post, ấy là cái Thương nhớ Thăng Long nhại theo Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp.

------------------------

Phân tích và so sánh các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật chửi tồn tại và phát triển tại Thăng Long giai đoạn 2001-2002

RATIONALE
..........
Lan man tí qua đoạn chửi bới. Tại sao nói ở Thăng Long chửi có nghệ thuật. Vì ở Thăng Long đồng thời tồn tại và phát triển các hình thức chửi bới đa dạng và đặc sắc.

Có loại chá»­i má»›i nghe tiếng chÆ°a nghe lời đã biết ngay là chá»­i, giọng sang sảng cứ nhè đầu mà búa xuống, chả tránh né ai. Có loại chá»­i má»›i nghe tưởng khen, ba ngà y sau uống chén trà nóng nhâm nhâm vị ngọt đầu lưỡi chợt vá»— đùi đánh đét tiên sÆ° nó, nó chá»­i mình. Có loại chá»­i bình dân sên sến rất cave ca kiểu đừng xa em đêm nay nghe xong cÅ©ng muốn chá»­i lại nhÆ°ng buồn cười quá nên thôi. Lại có loại chá»­i nghe nhÆ° nhạc cổ Ä‘iển chỉ biết là hình nhÆ° nó chá»­i mình đấy mà đếch biết nó chá»­i gì Ä‘Ã nh cắm đầu cắm cổ đọc Ä‘i đọc lại kiểu nhÆ° nghe Beethoven má»™t hai lần mà cảm được là nói phét. Có loại chá»­i trang nà y qua trang nọ bố nó chứ thằng nà o rá»—i hÆ¡i gõ lắm thế. Có loại chá»­i quý hồ tinh bất quý hồ Ä‘a má»™t hai dòng thôi mà đau hÆ¡n hoạn. Có loại chá»­i theo trục dọc nghÄ©a là chá»­i từ ông ná»™i thằng cha cho đến đứa con chÆ°a đẻ ra của nó. Có loại chá»­i theo chiều ngang nghÄ©a là phải chá»­i cả nó cả con vẹo nó. Có loại chá»­i bề mặt là cứ căn cứ và o nick trên diá»…n Ä‘Ã n mà chá»­i. Lại có loại chá»­i theo chiều sâu là phải bỏ thời gian ra nghiên cứu xem cái nick đấy thật ra thằng nà o là m nghề gì á»
Ÿ đâu nhà số mấy mà chá»­i. Có loại chá»­i công khai tuềnh tuệch trên forum. Có loại chá»­i kín đáo và o mật thÆ°. Có loại chá»­i thẳng má»™t lần rồi quên lại bắt tay bắt chân vá»— vai cười hềnh hệch. Lại có loại chá»­i xéo móc méo nên nhá»› dai nhá»› mãi có dịp lại xỏ đểu. Có loại chá»­i for fun kiểu nhÆ° Chá»­i tuyển tập của chú Congu. Có loại chá»­i serious nhÆ° chá»­i bè lÅ© Việt gian bán nÆ°á»›c. Có loại chá»­i nhẹ nhà ng trong nhÆ° tiếng hạc bay qua, có loại chá»­i đậm đặc uế khí...Còn nhiều nữa, nhÆ°ng cao cấp nhất là loại chá»­i không mà u không mùi không vị nhÆ°ng là m cho người nghe chá»­i phê phê nhÆ° bị nghiện, ngà y nà o cÅ©ng phải log in Thăng Long hai ba bận rồi nhảy từ nick nà y quá nick kia để tận hưởng không khí chá»­i. Ấy là cái loại chá»­i mà người cà ng yêu Thăng Long, cà ng hiểu Thăng Long cà ng ghiền vậy! Nghệ thuật nhất là ở chá»— đấy.

Wednesday 19 September 2007

Đồ vật (I)



* Góc phải bàn là máy tính. Chính xác hơn đó là cái màn hình, bởi vì CPU nằm ở dưới gầm bàn đầy bụi. Ngày chưa vào Intel, cứ nghĩ CPU cứ phải là một khối to đùng như thế. Có anh bạn bảo Intel sản xuất CPU bèn gân cổ lên cãi Intel chỉ sản xuất chipset thôi. Bây giờ, sau vài khóa Technology for dummies đã biết CPU và chipset là hai thứ khác nhau, một thứ là brain còn thứ kia là traffic controller của máy tính. Tuy lặp lại như vẹt thế, kỳ thực vẫn không hiểu mấy. Cái màn hình này một tháng nay đã không xài được. Cắm điện vào chỉ có đèn xanh nhấp nha nhấp nháy, còn thì bắt chước Azit Nexin lấy búa đập mấy cái, thậm chí vỗ cả mông nó, mà hình vẫn không lên. Đành phải lôi cái laptop T43 ra xài tạm. Bực cả mình.

* Chợt nhớ ra đã lâu rồi mình không còn băn khoăn nữa. Hẳn băn khoăn là đặc tính của tuổi trẻ, Hermann Hesse đã viết cả một cuốn Tuổi trẻ băn khoăn đấy là gì. (Thật ra, Tuổi trẻ băn khoăn là tên bản dịch tiếng Việt! Nguyên bản tiếng Đức là Demian, tên nhân vật trong truyện). Dù sao mình vẫn nghĩ rằng cái tuổi hai mươi hai mấy (Tôi đã mất ngày hai mươi tuổi/Sự kiêu căng đã thành vô lối - Đinh Tuấn Anh) khi tính cách chưa định hình con người ta hay băn khoăn, còn sau đấy nói chung người ta đã biết ta là ai ta ở đâu trong cái cuộc đời “chó ghẻ” này (© Killer) nói chung đếch băn khoăn nữa. Nếu ai ba mươi mà còn băn khoăn đích thị có vấn đề.

* Có một từ học được trong Catcher in the Rye là từ phony. Rất khoái từ này, đâm ra nó cứ lảng vảng trong đầu mình và mình cũng áp dụng nó một cách triệt để. (Triệt để thì không phải là một từ phony, mà là một từ rất xã hội chủ nghĩa, rất mậu dịch, mậu dịch như cái gọi là siêu thị Vinatex ở Hà Nội). Ví dụ cái thể giới văn phòng nói chung là một thế giới phony. Người ta ăn mặc lịch sự và sảnh điệu buổi sáng sẽ hỏi nhau về chương trình TV tối qua buổi trưa sẽ rủ nhau đi ăn cơm văn phòng từ hai mươi đến ba mươi nghìn thứ sáu có thể ăn đến sáu bảy chục thậm chí trăm nghìn ăn xong phần ai nấy trả. Trong bữa ăn sẽ nói về cổ phiếu FPT, Mỹ Tâm, Quang Dũng hoặc The Holiday, Die Hard hay một bộ phim đang ăn khách chết mẹ nào đấy. Phụ nữ sẽ có thêm chủ đề quần áo giày dép nước hoa. Sẽ kháo nhau biết quán ăn này, quán café kia chưa. Đề tài cũng có thể bao gồm đại hạ giá ở Bangkok hay Singapore, phở ở Kualar Lumpur hay mát-xa ở Thượng Hải – ai chưa có dịp đi sẽ cố nén tiếng thở dài. It’s just a phony world, which painfully I am a member of.

* Rạng sáng mai Arsenal sẽ tiếp Sevilla trong lượt trận đầu tiên của vòng đấu bảng Champion League. Wenger hôm trước so sánh Fabregas với Paul Scholes hôm nay lại so sánh Fab với Plaitini. Thôi, giáo sư bị bệnh trĩ muốn nói gì cũng được, Fab cứ đá tốt và Arsenal lại thắng là được rồi.

* Phù sa nồng nàn xanh ràn châu thổ.

Công chúa Alpha

Alpha đội mũ đỏ

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Alpha tết vừa rồi được lì xì nên rất xí xớn Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Monday 17 September 2007

Ốc Nhồi - Công chúa Đầm Sen



Cách đây 5 năm, khi Diễn đàn Thăng Long đương hồi cực thịnh, anh hùng hào kiệt các nơi tụ về như kiến, có một cô gái (tạm giả định vậy - không biết chắc có thực là gái không) xuất hiện với những chuỗi cười khúc khích. Cô tên là Ốc Nhồi. Admin nào âm mưu nịnh cô, đặt cho cô biệt danh là Công chúa Đầm Sen. Dường như cô không hề tham gia vào những trận chiến khốc liệt, cho dù Thăng Long thời ấy được coi là chiến trường không bao giờ im tiếng súng. Cô chỉ nhẹ nhàng post ở Thăng Long vài bài thơ. Tình thực, chả hiểu cô có định làm thơ hay không, nhưng những bài thơ của cô nhẹ nhàng, duyên dáng và trong trẻo tiếng cười khúc khích - cái thứ tiếng cười trước đây chỉ xuất hiện trong thơ Nguyễn Nhược Pháp ("Nhưng có một nàng mà hai rể/Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều"). Tôi còn lưu vài bài thơ của cô trong máy tính, thỉnh thoảng lôi ra ngồi đọc và cười một mình. Ai đó có thể cho rằng đây những là thứ văn vần nghịch ngợm không giá trị gì. Tôi thì thấy nó là thơ, mà là thơ hay mới chết chứ. Dễ gì ai làm được thứ thơ duyên dáng thế này.

Con cún và anh

Chiều nay em tựa cửa
Nhìn qua hiên nhà anh
Có con cún nho nhỏ
Vờn bóng ở trước mành

Em ra phố Hàng Đường
Con cún đòi đi theo
Đường thì nhiều xe cộ
Bụng em thì đói meo

Em vào hàng sủi cảo
Gọi liền hai tô to
Vừa ăn vừa chờ đợi
Con cún ngồi buồn xo

Chẳng biết em đợi gì
Hay là em đợi anh
Thường ngồi quán bên cạnh
Nhâm nhi chén trà xanh

Đợi hoài cả mấy tiếng
Bụng em giờ đã no
Quán giờ người đã vắng
Con cún ngồi im lặng

Em đứng dậy đi về
Con cún liền đi theo
Phố lên đèn xanh đỏ
Hiên nhà anh vắng teo

Thì ra em cứ đợi
Còn anh thì mải chơi
Chẳng như là con cún
Theo em khắp mọi nơi

Nói với anh

Sáng nay em chải đầu
Tóc dài em nhuộm nâu
Pha thêm vài sợi đỏ
Kẹp dưới cái bím màu

Em đi ra phố phường
Vào nhà hàng siêu thị
Em rủ anh trốn trường
Mình nói lời yêu thương

Đường Tràng Thi nhiều cây
Quán Nhị Đào nho nhỏ
Anh gọi cà phê nâu
Em đòi si rô đỏ

Mình ra hồ Gươm chơi
Thấy con rùa đang bơi
Ừ ngày xưa Lê Lợi
Mượn kiếm rồi trả thôi

Em cũng muốn xin rùa
Chỉ một thanh kiếm nhỏ
Để em chặt chân anh
Nếu ngày kia anh bỏ

Soi gương

Em trong gương nhìn em
Giống nhau mà chẳng giống
Thực ảo cùng mặt gương
Đối hình không đối mộng

Lòng em là phố cổ

Có gì như hương thoảng
Trong gió xanh chiều nay
Có gì như nắng nhẹ
Trên tóc vàng em bay

Lòng em như phố cổ
In vết son ngàn năm
Lòng em như trăng tỏ
Soi bóng hồ Gươm xanh

Em hỏi trăng dưới nước
Em chỉ sao trên trời
Em tìm bóng người xưa
Lòng em, ôi vàng son!

Vàng son
Trên tóc em nâu
Trên mắt em xanh
Nhưng mãi mãi lòng em là phố cổ.

Sunday 16 September 2007

Chậm một bước



* Khi nhìn thấy ba chữ "chậm một bước", không hiểu sao cứ liên tưởng đến ngay câu đố này: Trong phòng có treo ba bức tranh. Một bức vẽ hình một ổ bánh mì cháy. Một bức vẽ một viên tướng thất trận. Một bức vẽ một người đàn bà có bầu. Hỏi chủ đề chung của ba bức tranh này là gì.

Đáp án chuẩn là: Rút chậm. Chắc tại "rút chậm" với "chậm một bước" cũng gần gần nhau, nên đâm ra liên tưởng ấm ớ.

* "Chậm một bước" là truyện trinh thám của (sách bỏ quên trong xe nên tạm thời quên tên tác giả), nhà văn Thụy Điển, bản dịch tiếng Việt của Cao Việt Dũng. Cho đến lúc này chỉ mới đọc được 2/3 truyện, nhưng phải công nhận đọc rất phê. Chưa đọc xong nên không thể nói gì nhiều, tuy nhiên, chắc chắn là hay hơn "Tường lửa" của cùng tác giả, cùng dịch giả. Trong Tường lửa, tác giả đưa ra quá nhiều đầu mối, thắt nút, nhiều đến nỗi không tưởng tượng ra tác giả sẽ giải quyết như thế nào khi kết truyện. Kết cục là tác giả không giải quyết hết đống đầu mối của mình đặt ra, nên hơi hụt hẫng tí.

* Khuyến cáo bạn nào định đọc cuốn này vào ban đêm thì nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Đêm qua mình đọc 200 trang trước khi đi ngủ, hậu quả mộng mị linh tinh hình như mơ thấy giết người sao đấy nên tỉnh giấc lúc 3 rưỡi sáng và không thể nào ngủ lại được. Bèn đọc luôn tới sáng.

* Cũng đêm qua, Arsenal giã Tottenham ba quả. Sướng! Cesc lại ghi bàn, bàn thứ 5 trong sáu trận. Quả này Martin Jol chắc lên đường.

* Đã kiểm tra lại. Tay nhà văn Thụy Điển này tên là Henning Mankell. Và cũng đã đọc xong. Một kịch bản hoàn hảo cho Holywood. Sẽ cho Nicolas Cage đóng vai thanh tra Kurt Wallander. Nicolas Cage sẽ diễn rất tuyệt những đoạn mất ngủ của Wallander, những đoạn khát nước và đi tè liên tục, đoạn rình Larstam trong rừng đêm, phang hụt Larstam nhưng rồi trèo được lên người hắn ta đấm túi bụi. Nhất định nếu Holywood dựng thành phim truyện này, Nicolas Cage phải đóng vai chính.

* Các chi tiết được móc nối nhau tài tình. Suy luận thông minh, nhưng Wallander còn dựa rất nhiều vào trực giác. Chẳng hạn đoạn đi trong khu bảo tồn ông cảm giác được có người đang nhìn mình, nhờ vào đấy mà ông phát hiện ra cái cây - một vị trí quan sát lý tưởng. Chính từ phát hiện này mà đến khi Wallander và Larstam rình nhau trong rừng, Wallander đã suy đoán được vị trí của Larstam, nhờ đó đã đi trước Larstam được một bước. Cái hay của truyện này là tác giả không cất giấu kẻ sát nhân hoàn toàn. Hành tung của kẻ sát nhân Larstam và cuộc điều tra của Wallander là hai tuyến truyện được kể song song, tuy rằng phần lớn truyện dành cho cuộc điều tra. Trong một tuyến truyện, tác giả mô tả Larstam hoạch định như thế nào, giết người như thế nào, cho người đọc biết nghề nghiệp của Larstam (đưa thư). Trong tuyến truyện kia, tác giả mô tả lập luận của phía cảnh sát, đứng đầu là Wallander. Người đọc sẽ thích thú theo dõi Wallander và đồng đội suy luận như thế nào để lần ra nghề nghiệp, tính cách của kẻ sát nhân rồi identity của gã trong khhi người đọc đã biết gã là ai rồi. Khi Wallander lần ra Larstam, hai tuyến truyện nhập lại làm một, kết thúc bằng scene rình nhau trong rừng. Nghệ thuật kể chuyện ở đoạn này đỉnh cao. Tiếng chim đêm, tiếng cành cây gẫy, mặt trăng bị mây che rồi lại hiện ra... ánh sáng và âm thanh được mô tả theo và bổ trợ cho hành động của nhân vật. Một đoạn phim cao trào xuất sắc.

* Đúng như lời trên bìa sau của sách (chắc do bạn CVD viết), Chậm một bước còn hé lộ nhiều điều đáng suy ngẫm về con người. Làm thế nào một đứa trẻ bị hắt hủi lại trở thành một kẻ sát nhân hàng loạt, một kẻ giết người chỉ vì không chịu nổi hạnh phúc của người khác? Làm thế nào một loser (bị đuổi việc) có thể trở nên một kẻ nguy hiểm cho xã hội? Xã hội hiện đại tưởng là nhiều connectivity hơn nhưng thực ra khiến con người ta khép kín hơn và cô đơn hơn có thể dẫn đến điều gì?

Cuối cùng, bản thân bạn, bạn có bao giờ ganh tị với thành công/hạnh phúc của người khác?

Đất



Đt

Tu tu tu tu tu tu

Gió thi ù ù tc đá

c rn mình vt vã

Hàng triu năm đau nhau cung r

Tr con nâu

À ơi chuyn d đt đau

À ơi đi núi v sau nhon cười

À ơi tát nước lên tri

À ơi sông b đng ngi không yên

Chp git mưa ngun

Thung lung cõng thóc lên

Phù sa nng nàn xanh ràn châu th

Khăn nâu yếm đ

Vt vo sng trâu

Trăng vàng k ch

Cha con mùa thóc my nuôi nhau

À ơi cò cy đng sâu

À ơi cái vc đi hu cái nông

À ơi cò cy đng gn

À ơi đây m đ phn cho con

Nghiến răng cn ht thóc non

Sa giòn đng hng

B thì dày mà rung ngày càng mng

Con đàn cháu đng

Cha con mùa thóc kém vn nuôi nhau

À ơi ht go trng phau

À ơi cò cũng trng hu go kia

À ơi sàng sy nong nia

À ơi go vn sm khuya nuôi cò.

Saturday 15 September 2007

"Lên" nhật báo (hay Ném đá Thể Thao & Văn Hóa)

Hôm nay Tuổi Trẻ có tin Pháp Luật lên nhật báo. Tin này bạn NDH đã thông báo nhân dịp họp lớp cách đây hai tháng, cùng lúc với tin bạn được lên Quyền Tổng Thư k‎ý báo Pháp Luật, i.e. Q. Tổng thư ký mà dân gian hay gọi là “cu tổng thư ký”. Nói cách khác thì bạn đang rất thành công trên con đường bạn chọn, và mơ ước lớn lao của bạn bây giờ là chờ tới ngày được cắt “cu’. Nghĩa là Tổng thư ký chính thức.

Nói “lên” vì có nghĩa tăng kỳ, còn thực sự lên có đúng nghĩa là “lên” hay không thì chưa biết. “Lên” cũng hàm ý rằng dân ta chăm đọc báo hơn, nhiều người có tiền và chịu bỏ tiền để mua báo hơn xưa. Ai đó nhận xét rằng dân ta nói chung lười đọc sách. Ở chốn công cộng toàn chỉ thấy đọc báo thôi. Dù sao đi nữa, có đọc một cái gì đó vẫn hơn không đọc gì. Ơ mà hôm nay không định bàn về sự đọc, mà định bàn về sự nhật báo.

Pháp Luật sẽ thế nào, xin lỗi Cu Tổng thư ký rằng mình không biết, vì rằng hiếm khi mình đọc báo của bạn. Mình chỉ mượn cái cớ báo bạn lên nhật báo để ném đá một tờ khác, cũng mới “lên” nhật báo gần đây. Ấy là tờ Thể Thao & Văn Hóa.

TTVH, cái dạo xa xưa một tuần một số và cái dạo không xa xưa lắm thứ ba và thứ sáu một tuần hai số đã từng là tình yêu của mình. Dạo đấy hàng tuần mình cứ nhong nhóng đến thứ ba và thứ sáu để đọc TTVH. Thể thao cũng hay mà văn hóa cũng đặc sắc. Cố nhiên không phải bài nào cũng hay, nhưng nói chung nhiều bài đáng đọc. Phần thể thao bình luận có phong cách, không a dua như nhiều báo thể thao khác. Phần văn hóa cũng thế, có thể có nhiều mục đáng nể như Phản chiếu của Lê Thị Liên Hoan, Tản văn thứ sáu của Thảo Hảo, Chuyện Sài Gòn của Nam Đan và nhiều mục khác.

Cái tình yêu ấy nói chung phai nhạt ít nhiều từ lúc TTVH ra tờ thứ bảy. Cảm giác đã bắt đầu hơi bội thực vì tờ thứ sáu chưa đọc hết tờ thứ bảy đã ra. Hai số liên tục cả trăm trang báo ken đặt chữ, weekend đọc từng ấy kể cũng hơi nhiều, đặc biệt khi thế giới còn bao nhiêu thú vui lành mạnh và không lành mạnh khác. Chả hiểu sao TTVH lại ra thứ ba, thứ sáu, và thứ bảy, mà không là ba, năm, bảy hoặc ba, năm, chủ nhật để người đọc đỡ ngán hơn. Từ phía người đọc, mình có cảm giác bội thực. Còn về phía báo, mình có cảm giác các bạn đấy đã bắt đầu gồng mình lên chạy bài. Bài vở nhạt dần, tuy vậy thỉnh thoảng cũng còn có thứ để đọc và gật gù.

Bây giờ thì TTVH đã “lên” nhật báo. Một tuần 7 số cộng thêm số cuối tuần là 8. Hiện tại mình vẫn đặt đầy đủ một tuần 8 số, nhưng chưa biết tình trạng này có thể kéo dài bao lâu. Nhật báo cần nhất là nhanh nhạy, nhưng các bạn nhanh thì báo khác cũng nhanh, mà các bạn báo in chả thể nào nhanh bằng internet. Nếu chỉ để biết tỷ số, mình chả đọc TTVH làm gì. Skysports.com cập nhật tin từng phút. SMS hay các tổng đài điện thoại cũng cập nhật tin rất nhanh. Nói chung để cạnh tranh về nhanh nhạy các bạn TTVH đi đứt. Vả lại, thế mạnh của các bạn là bình luận, mà để bình luận cho sâu, hay và có phong cách thì cũng không thể nhanh lắm được các bạn nhỉ.

Ấy là phần thể thao. Phần văn hóa còn tệ hơn. Thứ nhất, tin văn hóa không nhất thiết phải đọc từng ngày. Thứ hai, khi làm báo ngày, mảng bài viết về văn hóa của các bạn xuống dốc thấy rõ. Có lẽ các bạn không đủ người viết hoặc không đủ thời gian để sản xuất ra những thứ meaningful on a daily basis. Viết về văn hóa, người ta cần đầu tư nhiều thời gian hơn. Áp lực phải có bài hàng ngày có lẽ là lý do chính khiến chất lượng tụt dốc. Đâm ra nhiều bài nhạt thếch, nhiều bài đọc bực cả mình, nhất là các bài của tác giả Lê Thiếu Nhơn.

“Lên” nhật báo chưa hẳn là điều hay. Nếu TTVH trở lại cái the good old days, tuần ra hai số, để người đọc có cảm giác thòm thèm và chờ đợi, và để các bạn ấy có đủ thời gian viết những thứ đáng đọc, có lẽ sẽ tốt hơn nhiều sòn sòn một ngày một tờ như bây giờ.

Friday 14 September 2007

Secret of success

"Sir, what is the secret of your success?" a reporter asked a bank president.

"Two words"

"And, Sir, what are they?"

"Right decisions."

"And how do you make right decisions?"

"One word."

"And, Sir, what is that?"

"Experience."

"And how do you get Experience ?"

"Two words"

"And, Sir, what are they?"

"Wrong decisions"

-------------------

That's all for today. Nice weekend!

Wednesday 12 September 2007

Cốm, sen, hồng, chuối tiêu

Thấý mình vô duyên quá, nên đầu entry phải ngoác mồm cười một cái.

Số là sục sạo mãi trên net mới tìm được bài này của chị Tường Vân. Bài đọc lâu rồi, chỉ nhớ mang máng có cốm, hồng, eo với chuối tiêu. Nay tìm được nguyên văn như sau:

Sáng nay cốm đi lấy chồng

Lá sen cùng với quả hồng đi theo

Rơm mềm thắt khẽ ngang eo

Héo lòng vì biết chuối tiêu đã già

Bài thơ rất đáng yêu, có điều mình cứ băn khoăn mãi không biết chuối tiêu là gì. Chả nhẽ chuối tiêu lại là...chuối tiêu???

Nói lòng vòng, sỡ dĩ muốn tìm bài này là vì muốn tặng nó cho một người bạn vừa báo tin sắp đi lấy chồng. Người ấy là ai thì người ấy tự biết nhé. Già rồi, cứ tưởng ế chổng vó, ai ngờ đang lúc tuyệt vọng, hehe, thì lấy được chồng. Chồng cao ráo, đẹp trai gần bằng mình, lại ở những Mỹ cơ. Đâm ra rất là vui cho bạn.

Năm nay hẳn là năm tốt. Có đến mấy người nữa tưởng tình hình kiếm chồng/vợ bi đát lắm, thế nào lại đâm ra lũ lượt báo tin. Một cô bạn khác, cũng thân, còn già hơn cô bạn kể trên, tình hình kiếm chồng đã tuyệt vọng từ năm năm nay, thế quái nào lại vớ được được một anh Việt kiều Đức. Một cậu khác, người Sin, từng đi với mình đến Grand Canyon, cũng tưởng chẳng bao giờ lấy vợ nỗi, cũng báo tin cuối năm đám cưới. Mình bảo cứ mời mình đi, có cớ trốn vợ sang Singapore thăm VT, hehe.

À mà, năm nay chắc chắn là năm tốt. Chẳng thế mà năm ngoái vừa sinh con gái, năm nay vợ lại làm tiếp quả con trai. Heo vàng nhé. Con gái tên là Alpha, còn con trai sắp chào đời sẽ tên là Pi. Sau này viết tên con cứ viết bằng ký hiệu cho nhanh!

Đàn ông ai chẳng có tính ấy

Trí nhớ của mình suy tàn thật nhé, nhất là từ dạo lấy vợ, bị buộc phải quên đi bao nhiêu tình yêu, hehe. Thế nhưng lại có những thứ nhớ dai không chịu được. Chẳng hạn như bài thơ này, của Nguyễn Bính, đọc trên một tờ báo năm nảo năm nao, chả chép lại ở đâu, thế mà vẫn thuộc mới kinh chứ. Bài thơ như sau:

Anh xa không hẹn ngày về

Chỉ thề ai buộc tóc thề ai chôn

Muốn gì anh, muốn gì hơn

Hôn hoàng nay lại hoàng hôn mai ngày

Môi khô vóc liễu thêm gầy

Anh xa em kẻ lông mày với ai

Thơ chưa làm trọn một bài

Đàn chưa gảy trọn một vài khúc ngâm

Ông tơ già quá nên nhầm

Ai làm sum họp ai làm chia phôi

Chẳng thà đừng kết duyên đôi

Có cho sum họp để rồi xa nhau

Tính năm tính tháng thêm sầu

Ấy hai con nhạn ngang lầu bay bay.

Bài thơ không có gì đặc sắc. Chưa kể đoạn cuối từ sum họp bị trùng, không rõ là do Nguyễn Bính hay do mình, hehe. Cái đặc sắc của nó là ở chỗ, ghép từ đầu tiên của mỗi câu thơ lại sẽ thành: "Anh chỉ muốn hôn môi Anh Thơ. Đàn ông ai chẳng có tính ấy!". (Ghép kiểu này ăn đứt kiểu Cụ già thong thả buông cành trúc nhở). Nguyên do ngày xưa chàng Nguyễn Bính có tình tính tang gì đấy với nàng Anh Thơ. Chi tiết có được nữ sĩ kể lại trong tự truyện Từ bến sông Thương, xuất bản năm một nghìn chín trăm chắc chắn lâu lắm rồi. Nguyễn Bính làm bài thơ này chắc để phân trần! Có thể hình dung Nguyễn thi sĩ đứng gãi đầu, gãi tai trông rất tội nghiệp, ra sức phân trần anh chỉ muốn mi nàng một cái thôi, ai chả thế, có phải riêng gì anh đâu, hehe.

Cuốn Từ bến sông Thương đọc lâu rồi, cũng chả nhớ mấy. Ngoài chuyện Nguyễn Bính, còn kể chuyện Anh Thơ làm những bài trong Bức tranh quê để dự thi giải của Tự lực văn đoàn như thế nào nữa. Đại để nữ sĩ bị cấm làm thơ, nên cứ đợi đến trưa cả nhà ngủ hết, lén lấy giấy bút ra làm thơ. Ngày nào cũng thế, trong vòng 30 ngày làm được 30 bài, còn đều hơn cả gà đẻ trứng. Thế mà đoạt được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn, có câu còn sống đến ngày nay. Không bài nào toàn bích, nhưng tập thơ sản xuất theo kiểu công nghiệp này vẫn có những câu ấn tượng. Có điều, nữ sĩ chỉ mải mê tả cảnh, nên sau này Hoài Thanh có nhận định rằng Anh Thơ kém nhà quê nhất trong các nhà thơ quê, cho nên chỉ thấy cảnh mà không thấy tình. Kiểu như em GT về Phù Lãng chụp ảnh cưới ấy!:)

Tuesday 11 September 2007

Mười một phút



Người ta có thể làm gì trong vòng mười một phút?

Hôm nọ trên chuyến bay từ Sài Gòn sang Xiamen tức Hạ Môn không phải Hậu Môn phải transit ở Hồng Kông 6 tiếng. Thông thường những lúc đợi máy bay thế này đọc sách là thú nhất. Thường sẽ mang theo những cuốn dày cộm đọc cả transit đi lẫn transit về khuyến mãi thêm thời gian ngồi trên máy bay vẫn chưa hết. Ví dụ thực tiễn về sách dày cộm bao gồm Đường xưa mây trắng của Thiền sư Nhất Hạnh, Chim vặn dây cót/thiều của anh Murakami Trần Tiễn Cao Đăng vừa đoạt giải hội nhà văn(g), Lexus và cây Olive của anh gì cứ nhớ mỗi Saint phò (tại anh này hay khoe chiếc Ford Lexus). Lần này tại bởi vì nhân dịp tình yêu CVD mới tặng cuốn Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời cũng của anh Murakami sách mỏng dính thật chẳng xứng tầm với mình tẹo nào đâm ra máy bay vừa hạ cánh Hồng Kông sách đã hết veo. Công nhận sách có tí sex đọc hấp dẫn ghê. (Mà tình yêu CVD dạo này dịch toàn dâm thư nhé. Đọc blog của chàng thì biết.) Đâm ra phải nghiến răng bỏ những 77 đô la Hồng Kông là bao nhiêu tiền Việt nhỉ tậu một cuốn của Paulo Coelho – bìa sách trên kia – Eleven Minutes.

Mở đầu truyện rất sốc nhé. Như thế này: “Ngày xửa ngày xưa có một cô điếm tên là Maria”. Kiểu mở đầu của chuyện cổ tích, nhưng thay vì ngày xửa ngày xưa có một nàng tiên cá, hay ngày xửa ngày xưa có một nàng công chúa, thì có một cô điếm nhảy bổ chửng vào. Đọc xong câu đầu là muốn đọc tiếp rồi. Mười một tuổi, cô bé Maria bắt đầu biết yêu. (Sớm hơn mình, những 12 tuổi mới thèm nắm tay con gái. Đúng là gái, mà gái Mỹ Latinh có khác.) Cô bé ngắm một cậu bé ngày này qua ngày nọ đến một ngày cu cậu hỏi mượn cây bút chì thì choáng váng mặt mày không nói được tiếng nào. Từ hôm đó lúc nào Maria cũng thủ sẵn một cây bút chì trong tay. Tả tình yêu kiểu này cute vãi.

Rồi cô bé Maria lớn lên một sáng bỗng trở thành thiếu nữ ít nhiều buồn không nói tựa cửa nhìn xa nghĩ bậy gì. Không sến như phim hàn quốc, cũng không thô tục như truyện nhiều nữ nhà văn Việt Nam đương đại (I am đàn bà ối giời ơi), những tò mò háo hức trong quá trình lớn lên của Maria, tự khám phá thân thể lần đầu, hôn lầu đầu, masturbate lần đầu, have sex lần đầu, orgasm lần đầu đều được kể tự nhiên như nó vốn dĩ phải thế. Cả cái ảo vọng trở thành ngôi sao cuốn cô sang châu Âu ending up làm điếm ở Thụy Sĩ cũng được kể bằng một giọng bình thản.

Một cliché của các cô điếm cả trong lẫn ngoài văn chương, bao gồm và tiêu biểu là Thúy Kiều, là hoàn cảnh lắm nếu không phải nhà nghèo, cha mẹ ốm đau thì cũng phải có một thằng bán tơ nào đấy. Cô nàng Maria của chúng ta thì khác. Prostitute by choice nhé. (Life is a sequence of choices, and I have to make a choice today – mình thường nói câu này với sếp mỗi khi chuyển chỗ làm, hehe). Tất nhiên cũng có phần hoàn cảnh, nhưng cô nàng hoàn toàn có thể lựa chọn khác đi. Nhưng cô nàng chọn làm điếm, rất có ý thức về sự lựa chọn của mình, và rất có ý thức trau dồi nghề nghiệp. Công nhận Tây có khác. Làm gì cũng chuyên nghiệp. Kể cả làm điếm, hehe. Mà thôi, thật ra đây không phải là chủ đề chính của truyện.

Chủ đề chính của truyện là thứ diễn ra trong vòng 11 phút. Đừng có khoác lác cả đêm nhé. Discount xuống 45 phút là vừa. Trừ đầu trừ đuôi, i.e. cởi ra và mặc vào, cộng thêm khua khoắng chân tay và vài phoney conversation, thì chỉ còn 11 phút thôi, hehe. Thế giới xoay quanh những gì diễn ra trong 11 phút.

Sacred or not sacred, it’s about sex. Cho nên hấp dẫn lắm. Suýt nữa miss chuyến bay.

Monday 10 September 2007

Bông huệ tím



Một loài hoa chưa nhìn thấy bao giờ nhưng đâm ra lại nhiều duyên nợ. Đầu tiên là Hermann Hesse, một truyện ngắn đẹp như một bài thơ (assumption: thơ phải đẹp, ừ, thì mình traditional duy mỹ, đếch cảm được những thể loại kiểu như cailonbodi của bạn Chát). Rồi đến một tấm thiệp sinh nhật - đúng ra là một tấm ảnh được "tận dụng" làm thiệp thì đúng hơn (chờ đợi một cú nhéo vào hông) (nhớ: "Tôi đợi một cú ngã bê bết đất đỏ" - không biết chép lại có đúng không - thời của trí nhớ suy tàn - trí nhớ thường phản bội nhiều hơn là trung thành - dấu hiệu lão hóa cấp một). Tấm thiệp đấy là cội nguồn một bài viết tự tưởng niệm sinh nhật mình trên Thăng Long. Bài viết đấy, đến lượt nó, là cội nguồn của một trận giận dỗi với một người chưa phải là bạn gái thời đó, hehe. Trận giận dỗi ấy, đến lượt nó, hehe, là cội nguồn của một bản án chung thân. Happy life sentence. Trong khoảng thời gian gần chui đầu vào án chung thân thì bài thơ sau ra đời. Bài thơ duy nhất tặng vợ đến bây giờ. Lấy vợ xong virtually không còn làm thơ được nữa. (Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp - đoạn văn thuộc hàng hay nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam: "Thiên ký sự của cô bé đến đây thì hết. Tôi tin hai người lấy được nhau, nếu không lấy được nhau thì cô bé còn viết nữa. Lấy nhau rồi là hết chuyện." - vẫn chép theo trí nhớ suy tàn - lười googles - why googles?). Rồi thì sao nữa? Tự nhiên nhớ đến loài hoa này, bài thơ này trong first blog entry. Môi em tím màu hoa - tưởng tượng thôi, làm gì có chuyện môi tím. Ngày xa rồi. Bài thơ ấy đây, for my beloved wife.
Khi người đàn bà gục đầu vào ngực người đàn ông
Người ta bắt đầu nghe tiếng gầm của biển
Sóng, từng đợt sóng xám bạc chồm lên nuốt chửng những toà lâu đài
Nếu tai thính hơn, người ta sẽ nghe tiếng rạn vỡ của đáy biển
Sự rã rời diệu kỳ, mênh mang, chới với
Như những thành quách cổ âm trầm lụn đi trong tiếng mối
Hoang tàn
Sự sống tinh khôi

Em thấy không?
(Đôi môi em như một bông huệ tím)
Ánh nắng 4 giờ chiều len lỏi qua rừng dây leo, tràn qua ô cửa kính không bao giờ được gài chốt cẩn thận rồi nhảy múa trên nền thảm xám
Có tiếng chân người giẫm lên những bậc thang cỏ nhà bên cạnh
Mắt em trong như bầu trời chiều một thành phố
Những ý nghĩ lượn lờ rồi rủ nhau chui tọt vào hang thẳm
Tôi ngấu nghiến bông huệ tím
Tìm ra em

Em dụi đầu vào ngực tôi
Như mặt trời gác vào vách núi
Sự tin cậy ứa ra từ khoé mắt nóng hổi
Tôi và em là một thế giới
Rất cách xa loài người xa xăm

Khi người đàn bà gục đầu vào ngực người đàn ông
Chiều rơi bóng đêm dệt thành lưới ánh sáng
Họ thức giấc và kinh ngạc nhận thấy bão đã tan, biển đã lặng, thuỷ triều đã rút chỉ còn những vỏ ốc ngơ ngác
Và họ mắc vào bình minh nhÆ° cá mắc lÆ
°á»›
i
Môi tím một màu hoa.
Không nghĩ rằng có một ngày lại viết blog. Benefits of wife being away. Another nhéo?

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN