"Đọc thôi không đủ. Đọc lại - theo các chuyên gia - là quan trọng nhất.
Và cần đọc lại, không chỉ những cuốn sách mà ký ức về nó mờ nhạt dần hoặc lần đọc đầu tiên chúng ta không hiểu kỹ: phải đọc lại cả câu, danh từ, tính từ nhằm xác định một điều gì đó vĩnh viễn trong cuốn sách. Một cuốn sách muốn gì? Muốn được hiểu đúng. Điều đó diễn ra từ từ, chậm rãi và phức tạp gần như trong cuộc đời. Các cặp vợ chồng có khi mất hàng chục năm để người nọ làm người kia hiểu rõ mình. Sách vở cũng là những người quen thân khó nắm bắt như thế.
Đọc theo danh mục, theo mốt hay theo truyền thống chưa đủ, phải tìm đến sách theo cảm giác, cuốn sách có thể nói - với chúng ta, trực tiếp - một điều gì đó. Phải đọc thường xuyên, như người ta thường ăn, ngủ, yêu đương và hít thở vậy. Những cuốn sách, cũng như con người, chúng chỉ trao gửi cho bạn những bí mật, sự tin cậy của chúng khi bạn cũng trao hết mình cho chúng.
Tôi không muốn viết sách kiểu khác, chỉ viết những cuốn thuộc sở hữu của mình. Làm chủ tư tưởng và kiến thức có trong cuốn sách chưa đủ. Hãy làm chủ toàn bộ cuốn sách, như một túi càn khôn của ý tưởng - vô điều kiện, như người ta khao khát một người tình".
------------
Trên đây là một đoạn của Márai Sándor trong tập tản văn Bốn mùa, trời và đất (Giáp Văn Chung dịch) do Nhã Nam mới xuất bản. Tôi chỉ mới đọc một phần cuốn này, nhưng tôi biết tôi sẽ yêu nó ngang tầm với Other Colors của Orhan Pamuk. Vì thế, xin nồng nhiệt giới thiệu người yêu mới nhất của tôi với các bạn.:)
+ Cuốn Chế độ dân chủ - Nhà nước và xã hội của hai tác giả Nga N.M Voskresenskaia và N.B. Davletshina (NXB Tri Thức - Phạm Nguyên Trường dịch) là một cuốn dễ đọc và nên đọc đối với những ai quan tâm đến, ừm, nhà nước và xã hội. Khác với những tác phẩm kinh điển được NXB Tri Thức giới thiệu trong Tủ sách Tinh hoa, cuốn này thuộc Tủ sách Dẫn nhập nên văn chương không quá mức uyên áo, khó hiểu. Nó là một cuốn sách được soạn như là một cuốn sách giáo khoa cho người dân Nga, và dĩ nhiên tầm hữu ích của nó không giới hạn cho người dân Nga. Chỉ với 240 trang khổ nhỏ, in đẹp, bạn hoàn toàn có thể đọc xong nó chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ. Rất thích hợp với những ai muốn tìm hiểu, tìm hiểu, tìm hiểu, mà ngại sách dày! Rất cảm ơn dịch giả Phạm Nguyên Trường (cũng là người dịch Đường về nô lệ) và NXB Tri Thức đã giới thiệu cuốn này ở Việt Nam.
-----------
Cập nhật 1/10:
Đoạn văn trên được bác Trương Đức dịch như sau. Xin chép lại để các bạn cùng tham khảo:
"Đọc, không đủ. Đọc lại – theo tất cả những nhà tư vấn – quan trọng hơn. Và đọc lại, không chỉ riêng những cuốn sách, mà ký ức về chúng đang phai mờ, hay, chúng ta đã không hiểu hết khi đọc lần đầu: mà cả những câu văn, danh từ, động từ và cả chỉ dẫn nữa, những cái xác định một cách cốt tử điều gì đấy trong cuốn sách. Một cuốn sách muốn gì? Nó muốn phải hiểu được nó. Nhưng điều này xảy ra chậm chạp, chậm chạp và rắc rối gần giống như trong cuộc sống vậy. Đối với những cặp vợ chồng, đôi khi họ cần một khoảng thời gian là vài ba chục năm thì người này cuối cùng mới làm kẻ kia hiểu mình được. Sách cũng là người quen biết không dễ nắm bắt như thế. Đọc theo sưu tập, theo mốt, hay theo truyền thống, là thiếu sót; dựa theo bản năng, chúng ta cần tìm đến cuốn sách, cái cuốn sách mà nó có thể nói điều gì đó một cách trực tiếp với chúng ta. Nên thường xuyên đọc, như con người ta thường xuyên ngủ, thường xuyên ăn, thường xuyên yêu và hít thở. Sách, giống như con người vậy, chỉ dâng hiến bí mật, tin cậy của nó cho ta, khi mà ta cũng trao gởi bản thân mình cho sách. Ta không thích đọc những cuốn sách loại khác, chỉ những loại là sở hữu của ta. Chiếm lĩnh được ý nghĩ, kiến thức có trong sách, chưa đủ. Mà, – một cách không khoan nhượng, như con người ta thèm muốn người tình – phải là của ta cả bản thân cuốn sách nữa, cái bồ đựng bụi tư duy trần gian này"
Bravo !
ReplyDeleteNgồi café ra được entry này hả anh ?
Đọc xong cuốn Chế độ... thấy mừng vì nó không được viết trên quan điểm giai cấp, chứ trước em đọc vài cuốn sách về nhà nước thấy hay nói về bản chất giai cấp của nhà nước này kia đọc rất mệt.
ReplyDeleteÁ, anh đọc toàn là sách khủng :D
ReplyDeletepq: tất nhiên là không phải thế rồi!
ReplyDeletensphuoc: Cuốn thứ nhất là tản văn, nhẹ nhàng như nước chảy mây trôi:), còn cuốn thứ hai là sách dẫn nhập, có gì khủng đâu.
ôi, ngọt ngào tình tứ! phục sát đất, ngang đến "Trên đây là một đoạn của Márai Sándor" thì tỉnh mộng: mở ngoặc kép đóng ngoặc kép, quote unquote. :) chỗ này thì ưu tiên cuộc đời rất rõ: "Phải đọc thường xuyên, như người ta thường ăn, ngủ, yêu đương và hít thở vậy." hít thở sau cùng :):) [nsc]
ReplyDeleteĐoạn trích hấp dẫn thật. Bản tiếng Anh của cuốn này là gì anh nhỉ?
ReplyDeleteTheo wiki (http://en.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ndor_M%C3%A1rai) thì hình như chưa có bản tiếng Anh. Cuốn này được bác Giáp Văn Chung, người dịch Thế giới là một cuốn sách mở, dịch trực tiếp từ tiếng Hung.
ReplyDeleteBác NSC: Em mở ngoặc kép ngay từ đầu mà!
kèm nhèm thế mới có chuyện nói :) [nsc]
ReplyDeletetrích đoạn hay quá, mà thật, nếu không có ngoặc kép thì cứ ngỡ là của GM, :)
ReplyDeleteMárai Sándor viết giống GM nhỉ, chỉ có điều hay hơn:))
ReplyDeletefunny cái đoạn mới thêm vào quá, càn khôn rộng lớn, đâu phải không ai biết ai :))))
ReplyDeletefunny thế nào hả?
ReplyDeleteChế độ dân chủ - Nhà nước và xã hội là cuốn "sổ tay" đáng để đọc. Nó viết những vấn đề của Nga nhưng hình như ở xứ ta nó đang đề cập ấy chứ.
ReplyDeleteBản dịch 2 được cái sát nghĩa, chứ đọc chả thấy hấp dẫn gì cả.
ReplyDeletebản dịch từ tiếng Hung sang tiếng Anh của Google:))
ReplyDelete"It is not enough to read. Újraolvasni - all the consultants that - is more important. And not just the book to be újraolvasni, or whose memories fade, which was not understood perfectly the first reading: the sentence can be re-read the nouns, verbs and signaling, which is fatal to the book sets out something. What do you want a book? Understand himself. But these things go slowly, slowly, and almost as complicated as real life. Spouses can sometimes take decades, while one can finally spoken at the other. The book is such a difficult acquaintances. Catalog is not enough, according to tradition or fashion to read, according to the instinct to find the book, which is - we personally - say something. To be read regularly, as they sleep, eat, breathe and love as a man. The books, like people, can only be given to their secrets, their confidence, if you surrender to them. I do not like to read different books, but one that is my property. Not quite the idea of knowledge possessed by the book contains. Be mine - absolutely, as the love they want - the book, the idea of earthly clay"
Câu đầu tiên, hay quá! Cám ơn chú
ReplyDeletePhát hiện bác GM gõ nhầm (NXB) Tri Thức thành Trí Thức
ReplyDeleteĐâu, đâu, bác nhìn lại đi:)
ReplyDeleteChào bạn Goldmund,
ReplyDeleteĐọc nhận xét của bạn trên blog của tôi, tôi thấy bạn nói có lý. Tôi đã sửa lại một chút cái đoạn dịch của tôi để cho nó "rõ nghĩa" hơn. Nếu không có gì "phiền hà" đối với bạn, tôi xin gửi vào đây, coi như là một nhận xét của tôi về entry "Đọc" này của bạn. Xin cám ơn bạn! Trân trọng.
Đọc
Đọc, không đủ. Đọc lại – theo tất cả những nhà tư vấn – quan trọng hơn. Và cần đọc lại, không chỉ riêng những cuốn sách, mà ký ức về chúng đang phai mờ, hay, chúng ta đã không hiểu hết khi đọc lần đầu: mà cả những câu văn, danh từ, động từ và cả chỉ dẫn nữa, những cái xác định một cách cốt tử điều gì đấy trong cuốn sách. Một cuốn sách muốn gì? Nó muốn phải hiểu được nó. Nhưng điều này xảy ra chậm chạp, chậm chạp và rắc rối gần giống như trong cuộc sống vậy. Đối với những cặp vợ chồng, đôi khi họ cần một khoảng thời gian là vài ba chục năm thì người này cuối cùng mới làm kẻ kia hiểu mình được. Sách cũng là người quen biết không dễ nắm bắt như thế. Đọc theo sưu tập, theo mốt, hay theo truyền thống, là thiếu sót; chúng ta cần dựa theo bản năng để tìm đến cuốn sách, cái cuốn sách mà nó có thể nói điều gì đó một cách trực tiếp với chúng ta. Nên thường xuyên đọc, như con người ta thường xuyên ngủ, thường xuyên ăn, thường xuyên yêu và hít thở. Sách, giống như con người vậy, chỉ dâng hiến bí mật, tin cậy của nó cho ta, khi mà ta cũng trao gởi bản thân mình cho sách. Ta không thích đọc những cuốn sách loại khác, chỉ những loại đang là tài sản của ta. Chiếm lĩnh được ý nghĩ, kiến thức, những thứ cuốn sách mang trong nó, chưa đủ. Mà, – một cách không khoan nhượng, như con người ta thèm muốn người tình – phải là của ta cả bản thân cuốn sách nữa, cái bồ đựng bụi tư duy trần gian này.
Cảm ơn bác.
ReplyDelete