Tôi từng nhất quyết không đọc một cuốn tiểu thuyết nọ vì nó có quá nhiều dấu chấm than. Còn Ngô Phan Lưu thì làm tôi mệt vì ông dùng quá nhiều dấu ba chấm (trong Cơm chiều?) dầu rằng truyện ngắn Ngô Phan Lưu thuộc loại đáng đọc nhất hiện nay. Ai đó, hình như Kurt Vonnegut, có lần bảo dấu chấm phẩy chỉ là một trò làm điệu, khi người viết cố ý chứng tỏ rằng mình đã tốt nghiệp đại học.
Thật ra, dấu chấm than, hay ba chấm, hay chấm phẩy hay bất kỳ một dấu câu nào khác bản thân nó chẳng có tội tình gì. Nó chỉ trở nên “tội tình” khi dùng không đúng chỗ hoặc bị lạm dụng.
Nói gì thì nói, bây giờ vào mạng đọc tin vẫn không thể bỏ qua Vietnamnet, cho dù Vietnamnet ngày càng lẩu. Nhưng nhìn đống tít mà già nửa trong đó sử dụng ngoặc kép thì không thể không xốn con mắt.
Câu đó của Vonnegut ở trong cuốn The Man Without A Country (quyển duy nhất của Vonnegut em từng đọc, thiệt thiếu sót):
ReplyDelete"Here is a lesson in creative writing. First rule: Do not use semicolons. They are transvestite hermaphrodites representing absolutely nothing. All they do is show you've been to college."
"Đây là một bài học trong việc sáng tác. Nguyên tắc đầu tiên: Đừng dùng dấu chấm phẩy. Nó là loài lưỡng tính không đại diện cho bất kỳ một thứ gì. Nó chỉ được dùng để chứng tỏ bạn đã từng có mặt ở trường đại học."
Em hơi băn khoăn một chút về câu này, vì em có chút cảm tình cho dấu chấm phẩy trong tiếng Anh.
Chị Lila đúng rồi. Em cũng đã đọc đoạn đó, bản dịch của Hoàng Ngọc Tuấn trên tienve.
ReplyDeleteAyn Rand thì quá là lạm dụng dấu chấm phẩy.
Quan điểm dịch của anh là giữ nguyên những thứ râu ria ấy hay làm gọn gàng một tí cho gần với tiếng Việt ạ? dấu ba chấm và chấm than còn đỡ, chứ còn lan man dấu chấm phẩy thì đúng là râu ngô đậm đặc không đỡ được :D
Người ta dùng dấu chấm phẩy khi muốn đề cập và nhấn mạnh mối liên hệ giữa hai ý tuởng bằng cách để chúng giữa hai dấu chấm. Khi nhìn thấy dấu chấm phẩy (trong trường hợp người viết không lạm dụng nó), em háo hức muốn xem người viết giới thiệu ý gì tiếp sau ý đầu tiên, vì cách một người xâu chuỗi ý tưởng nói rất nhiều về khả năng suy tưởng của người đó. Bởi vậy em nghĩ khi người viết dùng dấu chấm phẩy đúng chỗ, đó là cách họ khiến người đọc thích thú chờ đợi. Nói cách khác, một dấu chấm phẩy giữa hai ý tưởng là cây cầu nối giữa người viết có tâm và người đọc có tầm.
ReplyDeleteLila: Ô dè (bắt chước Alpha nhà anh cho teen teen một chút:), lần tới về VN hãy mang cho anh cuốn đó của cụ Vonnegut. Anh chỉ có cuốn Slaughterhouse-five của cụ. Hôm trước anh có trích một đoạn nói về Nghệ thuật cũng trong bài HNT dịch, nhưng không nhớ câu về dấu chấm phẩy cũng ở trong bài đó. Anh thấy dấu chấm phẩy cũng hay. Bản thân anh thích dấu gạch nối hơn.
ReplyDeleteThích câu này của em: "Nói cách khác, một dấu chấm phẩy giữa hai ý tưởng là cây cầu nối giữa người viết có tâm và người đọc có tầm".
Ayn Rand thì thế này phải không: "It's the twilight, he thought; I hate the twilight."
ReplyDeleteI hate her semicolons, hehe.
Tuy nhiên, anh sẽ tôn trọng những dấu chấm phẩy đó.
thật thà mà nói thì truyện ngắn Ngô Phan Lưu nó quái quái thế nào; đa phần em ngẩn ngơ cả buổi mà vẫn chả hiểu cái đầu ra đuôi thế nào.
ReplyDeletengẩn ngơ đến nỗi phải kèm cho được một dấu chấm phẩy hả?:)
ReplyDeleteVietnamnet bây giờ lá cải quá rồi, gần đây tôi không đọc báo mạng và báo viết nữa, chỉ đọc blog thôi.
ReplyDeleteđang trong cơn mê sảng thật thà mà lị he he
ReplyDelete@ GM: dạ :-D Em cũng yêu dấu gạch nối, nhưng mừ em không có ghét dấu chấm phẩy :)
ReplyDeletehic em có The Man Without A Country mà để chỗ khác mất rồi. Hồi trước mua về để dịch 1 bài trong đó hehe, bài đầu tiên ấy :D
ReplyDelete@chị Lila: cuốn này thuộc về một giai đoạn khác của Vonnegut, nên nếu không đọc những cuốn trước đó thì đúng là hơi uổng ;D
ReplyDelete@GM: không thấy anh đọc văn học Pháp nhỉ?
Dấu chấm phẩy vẫn được dùng khi 2 câu có liên hệ mật thiết với nhau (bài này của bác Mun là đụng chạm đến bạn Nhị Linh rồi đó nha).
ReplyDeletelvu
Ý bác Lừng nói là hai mệnh đề? :)
ReplyDeleteTân: Văn học Pháp có đọc chứ, Những kẻ thiện tâm, he he.
Không phải là 2 mệnh đề. Nó thực ra có thể tách ra thành 2 câu riêng biệt, có chủ ngữ và vị ngữ cụ thể. Cái này khá phổ biến trong tiếng Anh.
ReplyDeleteNếu tách riêng thì thành câu, nhưng còn đúng chung thì vẫn là mệnh đề chứ bác.
ReplyDeleteBáo mạng nói riêng và văn viết, ngôn ngữ viết ở Việt Nam đang có vấn đề, một vấn đề lớn.
ReplyDeleteVừa đọc cái title ở mục Tin nổi bật của Vietnamnet: Đi phá cỗ, hớ hênh bị ..."phá trinh"
ReplyDeletehttp://vietnamnet.vn/xahoi/201009/di-pha-co-ho-henh-bi-pha-trinh-936748/
Buồn cho một báo điện tử đã tự đánh mất phong cách riêng của mình, lại trở nên rẻ tiền hơn một sô báo khác có tiếng là rẻ tiền.
Cái câu cuối entry hay, anh nhỉ? :D
ReplyDeleteGui chi Tham anh Phu,
ReplyDeleteDoc ke blog cua anh da lau, nay moi len tieng vi chi hoi ve cach chua binh nghien rang. Em cung mac binh nay, va bac si ben day giai thich la do nao bo co nhu cau 'nghe' tieng rang cham vao nhau nen minh nghien rang. Bay gio neu minh ngan cach rang boi mot lop plastic thi hai ham khong cham vao nhau duoc, mot thoi gian sau thi se khong con nhu cau nghien rang nua. Va ho lam cho em mot cai 'boc ham' de mang vao ban dem, dung la sau do do han. Bay gio thi em khong con nghien rang thuong xuyen, chi thinh thoang bi stress hay sao do thi moi nghien rang thoi. Cai nay anh chi co the tham van voi nha si o VN xem the nao. Chuc anh chi thanh cong. Xin loi vi viet chu khong dau.
Đề nghị chị Thắm anh Phú sang đây đọc để hết nghiến răng nhá:)
ReplyDeleteXin loi, dang lon cho, nho ban xoa gium comment tren. Xau ho qua!
ReplyDelete