Nếu The Girl Who Kicked The Hornets’ Nest (vẫn thường được dịch là Cô gái chọc tổ ong bầu - không biết là ong bầu là giống ong gì - có phải ong có bầu?) không phải là một cuốn crime fiction (tiểu thuyết hình sự?) thì tôi khó lòng có thể xơi trọn 600 trang của cuốn này trong vòng hai ngày cuối tuần, trong khi vẫn phải cho con ăn và chơi với con, chưa kể cà phê và ăn uống với một số nhân vật t[ai]ăm tiếng.
Cuốn thứ nhất trong bộ ba tiểu thuyết ba cuốn này tôi đọc bản tiếng Việt, khi đọc xong bụng bảo dạ như thế là đủ rồi, nhưng khi thấy cuốn ba, bản tiếng Anh nằm tênh hênh trong một tiệm sách cũ với một mức giá rất hợp lý thì cầm lòng không đậu mà rinh ngay về, rồi nhân đang có nhu cầu giải độc đã xơi ngay. Và xơi khá nhanh chóng, vì đặc thù của thể loại này là chỉ cần nắm tình tiết mà không cần phải nhấm nháp văn, không cần phải thỉnh thoảng buông sách xuống nhìn ra những cảnh trí ngoài xa ngẫm ngẫm nghĩ nghĩ kiểu Orhan Pamuk đọc Tu viện thành Parma. Nếu có thỉnh thoảng buông sách nghỉ một tí là vì nó khá nặng; vả lại, cho dù đọc chăm chú đến đâu thì thận vẫn chạy đều.
Một vài nhận xét nhỏ về cuốn sách này:
· Các nhân vật thuộc “phe ta”, tức là phe mà ta có cảm tình đều thông minh quá, chẳng chịu phạm sai lầm gì. Mỗi một lần anh nhà báo Blomkvist và bạn-gái (không phải bạn, cũng không phải bạn gái) suýt bị bắn chết thì một “phe ta” khác nhanh chóng suy đoán ra âm mưu “phe địch”và xử lý kịp thời.
· Không có nhiều bất ngờ. Tôi mong đợi “phe ta” phải khó khăn hơn để đi đến chiến thắng cuối cùng, hoặc chờ đợi có một nhân vật nào đó trong “phe ta” bỗng dưng biến thành phe địch. Ví dụ, nếu tác giả cho nữ thanh tra cơ bắp Figuerola, bạn tình một số đêm của Blomkvist, hay Edklinth, giám đốc cơ quan bảo vệ hiến pháp, đột nhiên hóa thành “phe địch”, thì cuốn truyện có thể hấp dẫn hơn rất nhiều.
· Đời sống tình dục của các nhân vật trong truyện thoáng đến nỗi người Mỹ cũng phải ngạc nhiên. Trong một bài bình luận trên The New York Times, tác giả bài bình luận gọi đó thái độ “đặc Thụy Điển”.
· Nhìn chung, cốt truyện được xây dựng khéo léo và hấp dẫn. Tuy nhiên, những đoạn liên quan đến việc nhà báo Erika Berger bị gửi email đe dọa, bị ném vỡ cửa sổ và ăn trộm băng sex tay ba, có thể bỏ đi hoàn toàn mà không ảnh hưởng gì đến câu chuyện chính.
· Tuy là một cuốn truyện kể lại hành vi vi phạm pháp luật và hiến pháp của một nhóm an ninh đặc biệt, có thể thấy Thụy Điển như được mô tả trong truyện là một xã hội kiểu mẫu về tinh thần thượng tôn pháp luật. Điều đó thể hiện ở những chi tiết như bác sĩ luôn giữ kín thông tin riêng tư của bệnh nhân, Thủ tướng thì nhắc đi nhắc lại về việc không can thiệp vào nội dung bài điều tra của tạp chí Millenium, nhà báo thì lúc nào cũng khăng khăng bảo vệ nguồn tin của mình mà không bị cảnh sát hay ban tư tưởng nào phiền nhiễu, và nhất là việc cơ quan bảo vệ hiến pháp họat động rất hiệu quả.
· Với tôi, phần khiến tôi thích thú nhất là phần mô tả phiên tòa xử Salander. Những đối thoại ở phần này được viết quá thông minh, đặc biệt là phần luật sư của Salander thẩm vấn nhân chứng.
· Tôi có thể hiểu vì sao bộ ba truyện này trở thành best seller. Riêng tôi, trong thể loại này, tôi vẫn thích Vargas (Trong những cánh rừng vĩnh cửu, Nĩa ba răng) và Mankell (Chậm một bước) hơn.
Huh, cái đoạn gửi emails xấu cho Erika hay đó chứ? Nó chả khiến bác đoán già đón non đó sao? Nó cũng khiến đọc giả hiểu được sự cạnh tranh trong 1 tòa báo và cũng là sợi dây liên kết cô này với nhân vật chính.
ReplyDeleteBác nghĩ sao về cái ông đồng nghiệp của Erika dính đến vụ lao động trẻ em ở Việt Nam?
Anh này làm DQ thèm đọc sách nha!
ReplyDeletehehe ! ong thì không có bầu được . Chỉ có ong chúa mới có trứng .Mà ong chúa thì chả bao giờ rời tổ
ReplyDeleteKhông chắc chắn lắm nhưng hình như ong bầu là ong vò vẽ .Một số nơi ở vùng đông nam bộ họ gọi thế .:d
Bác dayss không có kinh nghiêm rồi. Con gì mà chả có bầu được.
ReplyDeleteBác Lừng: Ui giời, chọc phải fan của Larsson rùi. Đoạn đó, đúng là phải đoán già đoán non, nhưng tác giả không fair play với người đọc. Để người đọc đoán thì tác giả phải cung cấp đầu mối, dữ kiện dù là kín đáo để sau khi đấu mồi được gỡ, nếu độc giả quay lại những đoạn trước có thể công nhận tác giả giấu đầu mối tài. Trong trừơng hợp này, có vẻ như tác giả chẳng cung câp đầu mối nào, nên việc đoán là không thể. Tôi vẫn nghĩ nếu cuốn này được biên tập lại cắt đi chừng 100 trang có thể sẽ chặt chẽ hơn.
Vụ lạm dụng lao động trẻ em VN, nghĩ gì à? Nghĩ là VN được nhắc đến trong một cuốn tiểu thuyết bán chạy, không phải vì chiến tranh:)) Tại sao lại là VN? Cho dù là tiểu thuyết, vẫn chạnh lòng.
Trong thể loại này, quyển có ấn tượng nhất gần đây em thấy là Phía sau nghi can X.
ReplyDeleteCả bác Larsson này lẫn bác Mankell Chậm một bước đều có nhiều đoạn có thể vứt đi chả ảnh hưởng gì đến tổng thể.
Đoạn phiên toà em thấy cũng được nhưng nhiều đoạn emotional không cần thiết.
Đoạn có tính cine nhất trong sách, hi hi, xúc tích, ấn tượng, có khi là đoạn đầu khi ông già Gullberg bắn ông già Zalachenko :-D
yeah, mình quên Phía sau nghi can X, can tội chỉ nhớ các ông bà Tây mà quên ông châu Á:)
ReplyDeleteAnh hay nhỉ, không biết con ông bầu là gì mà xơi 600 trang. Quả là đáng nể!!!!
ReplyDeleteÔng bầu là một loài ông chít là đau như các loài ông khác ?! hì hì
tôi cũng cho rằng vài chi tiết có vẻ "mưu mẹo" không cần thiết, như việc email nặc danh. tôi nghĩ vì Larsson chết sớm nên không có cơ hội hợp tác với editor để duyệt lại bản thảo.
ReplyDeletehơn thế, tập đầu "Tattoo" rất lôi cuốn, còn hai tập sau hơi câu giờ, có hơi hướng của feuilleton với những chi tiết lẩm cẩm, nên cắt xén gọn ghẽ thành một tập, nhanh, chặt chẽ. và tập thứ ba của trilogy, theo tôi, thì kể những hành tung kỳ bí của Lisbeth Salander sau khi đã được "giải phóng" [nsc]
Hơi ngớ ngẩn nhưng xin cho em hỏi anh thường dạo tiệm sách cũ ở đâu? Em thường bị viêm túi vì hay tấp vô nhà sách FAHASA thôi à! Đa tạ, đa tạ...
ReplyDeletesách tiếng Việt thì nhiều nơi, còn sách ngoại văn thì tôi biết hai chỗ: 28 Đồng Khởi và [hình như là] 179 Phạm Ngũ Lão
ReplyDeleteem vừa chọc vào một ổ Paul Auster. Anh recommend em nên đọc cuốn nào trước tiên nhỉ? hoặc nên đọc theo thứ tự nào?
ReplyDeleteNếu em chưa đọc cuốn nào cả thì anh giới thiệu những cuốn này không theo một thứ tự nào: The New York Trilogy, Moon Palace, The Book of Illusions, The Brooklyn Follies, The Invention of Solitude và Leviathan.
ReplyDeleteEm mua cuốn Oracle Night hehe.
ReplyDeleteOracle Night cũng được, nhưng anh thấy hơi hụt hẫng.
ReplyDeleteVậy Cô gái chọc tổ ong bầu xuất bản rồi à? Sao ko thấy trong nhà sách vậy. Mọi người mua ở đâu chỉ với
ReplyDeleteTình cờ vô chỗ cũ rích này.
ReplyDeleteHornet là ong bò vẽ - quê tôi gọi là ong cù vẹ.
Còn ong bầu là loại ông màu đen, đục thủng ống tre làm tổ và đổ mật ở trong đó. Mật nó ngọt ngọt, chua chua, cũng phê. Ống tre mà nó đục thủng thường nằm ở giàn bầu, có lẽ vì thế mà nó được gọi là ong bầu.
Chọc tổ ong bầu... là một hình ảnh rất dở, rất ngộ. Vì ong bầu không bao giờ sống theo bầy đông, một tổ nó chỉ có chừng 10 con, và loài ong này không hung hăng lắm. Chọc nó là nó bay mất (dù nó đốt cũng rất đau).
Chọc tổ ong bò vẽ hay ong vàng thì mới ghê.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteTôi đọc Millenium Trilogy thấy rất thích cái thế giới báo chí mà Stieg Larsson mô tả, một thế giới rất tàn bạo (đặc biệt là cuốn Play with fire).
ReplyDeleteTôi cũng thấy Salander (đoạn cuối cuốn Dragon Tattoo) có cái gì đó rất giống Julian Assange.
Cảm ơn bác Đỗ nhé, mới chén xong à?
ReplyDeletebác golmund gj đó nói kỳ wá bác ko thíc thì đừng có chê nay no nha, đó ko fải cách hay đâu, STIEG LARSSON là số 1 đó. còn tác fẩm thì fải nói là hay nhất thế giới mới fải
ReplyDeletethế á? kinh nhỉ
ReplyDeleteHic. cho em hỏi hình như bản tiếng việt của The Girl who kicked The Hornet's nest chưa ra đúng ko ạ
ReplyDeleteHình như chưa có bản tiếng Việt
ReplyDelete