Hermann Hesse là nhà văn Đức, sinh 1887, mất 1962, đoạt giải Nobel văn học 1946. Tác phẩm của ông được các dịch giả Sài Gòn trước đây dịch khá nhiều. Sau này, hầu hết các bản dịch đều được tái bản, và thường có một câu thòng "do nhu cầu xuất bản, chúng tôi cho in lại tác phẩm này, rất tiếc chúng tôi chưa liên lạc được với dịch giả"!
Tôi có các bản sách sau đây của Hesse:
- Tuổi trẻ băn khoăn (Demian), Hoài Khanh dịch, NXB Hội nhà văn 1998;
- Peter Camenzind, bản tiếng Anh, rất rất khó đọc. Sách do cụ bà tặng khi chưa trở thành cụ bà:)
- Narcisse & Goldmund, Viễn Nguyên dịch, NXB Lao động 2001. Cuốn này có nhiều bản dịch khác nhau. Bản hay nhất theo tôi là bản Nhà khổ hạnh và gã lang thang, Hoài Khanh hay Phùng Khánh dịch tôi quên mất. Tôi không có bản này, và rất muốn có nó.
- Câu chuyện dòng sông (Siddhartha), NXB Hội nhà văn 1998,. Sách không ghi tên người dịch, nhưng tôi đoán là Hoài Khanh. Gần đây, Lê Chu Cầu dịch lại cuốn này từ nguyên bản tiếng Đức. Tôi chưa có bản này (gợi ý đấy!).
- Mối tình của chàng nhạc sĩ (Gertrud), NXB Hội nhà văn 2001, Vũ Đằng dịch.
- Hành trình sang phương Đông (Die Morgenlandfahrt), NXB Hội nhà văn 2001, Hoài Khanh dịch.
- Đâu mái nhà xưa (Rosshalde), NXB Văn hóa Sài Gòn 2008, Hoài Khanh dịch.
- Huệ tím và những truyện khác (Iris und andere Marchen), NXB Đà Nẵng 1998, sách song ngữ Đức Việt, Thái Kim Lan dịch.
Tôi vẫn còn đang tìm Sói đồng hoang (Der Steppenwolf) và Trò chơi hạt thủy tinh (Das Glasperlenspiel). Có lần nhìn thấy Sói đồng hoang trong nhà sách cũ nhưng giá khá chát, mà hồi đó là sinh viên nên ngần ngại không dám mua, bây giờ thì tiếc. Trò chơi hạt thủy tinh được coi là tác phẩm lớn nhất của ông.
Truyện của Hesse khó đọc, khó hiểu. Narziss und Goldmund được coi là tác phẩm dễ đọc nhất, giọng văn quyến rũ, câu chuyện hấp dẫn vì viết về lý tính và dục tính:), ai chưa đọc thì nên đọc để biết Goldmund là ai và không viết Goldmund thành Goldmun!
"Nhà khổ hạnh và gã lang thang" và "Câu chuyện dòng sông": người dịch là Trí Hải (Phùng Khánh).
ReplyDeleteĐọc câu chuyện dòng sông năm 21t, mê tít. Nhưng Huệ Tím và những câu chuyện khác thì..pó tay, thấy truyện nào cũng khó hiểu. Mấy truyện khác thì...thua vì cũng khó hiểu nốt :)
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteKazenka: Lê Chu Cầu dịch từ tiếng Đức nên có ưu thế hơn. Dịch vòng qua tiếng khác thì dễ gà rụng lông thành gà trụi lông lắm:)
ReplyDeleteĐọc xong Bắt trẻ đồng xanh em lại muốn tìm đọc những bản dịch khác của chị em sư cô Trí Hải ;)
ReplyDeleteBổ sung thêm là cuốn Gỗ Mun cũng có hai bản tiếng Anh: Narcissus and Goldmund và Narziss and Goldmund.
Không phủ nhận bản dịch Bắt trẻ đồng xanh hay, nhưng đọc bản tiếng Anh vẫn thấy hay hơn nhiều:)
ReplyDeleteBản Nhà khổ hạnh và gã lang thang đọc rất sướng, ngày trước tôi thuộc lòng nhiều đoạn. Văn xuôi tôi chỉ thuộc những đoạn trong cuốn này và Cây tre của Thép Mới:)
Bac ham mo Goldmund den muc bien no thanh blog cua minh the co a.
ReplyDeleteBác Lừng: Em dùng nick này từ khi dấn thân vào chốn giang hồ Internet, tới bây giờ đã 8, 9 năm rồi.
ReplyDeleteCuốn: Câu chuyện dòng sông (Siddhartha), NXB Hội nhà văn 1998, được tái bản lần hai vào năm 2001 và trang cuối cùng có ghi một cách rõ ràng người dịch là Bùi Giáng bác ơi.
ReplyDeleteCậu ấm: Bản tôi có thực sự không ghi tên người dịch, có lời giới thiệu của Nhật Chiêu, tên hai nhân vật chính được đặt là Tất Đạt & Thiện Hữu.
ReplyDeleteĐã hiểu cái nick của bác, rất hay.
ReplyDeleteTui cũng rứa: Người Lữ Hành Kỳ Dị (Harold Robin.
Câu chuyện dòng sông là 2 người dịch, 2 chị em Phùng Khánh và Phùng Thăng.
ReplyDeleteBản Nhà khổ hạnh và gã lang thang hồi có ở thư viện Hà Nội. Nếu nó còn ở đó ;)) bác nhờ ai mượn rồi "làm mất" và đền tiền :p
Sói đồng hoang hồi xưa cũng thấy ở 1 nhà sách cũ trên đường Minh Khai mà chắc nay đã dẹp, vẫn còn nhớ là bác ý đòi giá 60,000 mà hồi ý bác phở chỉ có 7,000. Thế là thôi mình cũng không mua he he.
Đúng là có lời giới thiệu của Nhật Chiêu, tên hai nhân vật chính là Tất Đạt và Thiện Hữu. Tuy nhiên, tên người dịch là Bùi Giáng chỉ được in một cach khiêm tốn ở trang cuối cùng.
ReplyDeleteNXB Hội nhà văn làm ăn ẩu kinh khủng. Bản Câu chuyện dòng sông tôi có không những không ghi tên người dịch, mà ngoài bìa ghi là Câu chuyện dòng sông, còn bên trong là Câu chuyện của dòng sông. Tên tác giả thì in sai thành Hessmann Hesse.
ReplyDeleteBìa sau của hai cuốn Mối tình của chàng nhạc sĩ và Hành trình sang Đông phương giới thiệu những sách cùng nhà xuất bản thì có Câu chuyện dòng sông - Bùi Giáng dịch. Nói tóm lại thì tôi cũng không biết là Bùi Giáng hay Phùng Khánh/Phùng Thăng dịch. Mà thôi ai cũng được, đằng nào tôi cũng đang chờ người tặng bản của Lê Chu Cầu dịch từ tiếng Đức:)
Bạn Today20 lắm mưu mẹo nhỉ, ngày xưa mình sợ bạn là phải:) Phải nói thêm cái bản Nhà khổ hạnh và gã lang thang đấy đọc thì hay nhưng đầy lỗi chính tả, cứ như ăn cơm ngon mà có sạn, bực mình kinh khủng.
Bác Gỗ nếu chịu hạ mình đọc bản dịch tiếng Anh thì để em kính biếu một hai cuốn ạ.
ReplyDeleteĐQA: Có, có "hạ mình" hết cỡ!:) Mà cuốn gì đấy?
ReplyDeleteNhân tiện, cái Tản mạn đàm đâu mất rồi?
@ Goldmund: Anh ơi, vậy thì mình rất nên tặng sách cho cái người đã lỡ viết Goldmund thành Goldmun nhỉ, để:
ReplyDelete1/ hắn không viết sai tên Goldmund nữa
2/ cảm ơn hắn vì nhờ cái vụ sai tên đó mà Goldmund "tức cảnh sinh blog" ;))
Anh hí?
Cái tản mạn em cho xuống ao rồi, bây giờ không biết ai lấy mất địa chỉ đấy. Để em đi dò xem có cuốn nào đáng tặng bác đã.
ReplyDeleteChắc Tản mạn đàm bị sang lại lấy tiền về Hà Nội ăn chơi rồi :p
ReplyDeleteƠ thế hồi xưa bạn Goldmund sợ tớ à? Thế mà tớ chỉ nhớ hồi xưa bạn Goldmund khụng khệnh khó ưa, nói chung là nên tránh xa ;))
Bảo Anh: Tặng sách cho người viết Goldmund thành Goldmun thì tặng sao cho xuể.
ReplyDeleteToday2o: sợ chứ, sợ nhất là súng liên thanh:)
Hồi lâu lâu có hỏi anh và anh Linh Vũ trọn bộ ebook Hesse và lục lọi trên mạng cũng tìm ra được đủ bộ ebook cho kindle hẹ hẹ. Tất nhiên là ebook tiếng Anh.
ReplyDeletetheo mình thì những bản dịch trước năm 75 thì :
ReplyDeletehoài khanh chỉ bit làm thơ thôi' chứ dịch thì quá tệ, dịch dở hơn là dịch băng máy bi chừ
Cho mình hỏi là bạn còn giữ cuốn Demian đó ko? Nếu có thể thì nhượng lại cho mình quyển đó đc ko?
ReplyDeleteTuổi trẻ băn khoăn bạn còn giữ ko? Nếu có thể thì nhượng lại hoặc cho mình biết có thể có nó ở đâu đc ko?
ReplyDeleteNhà khổ hạnh và gã lang thang dịch bởi Phùng Khánh đã được tái bản 2016 (NXB Hồng Đức). Đối chiếu với bản tiếng Anh thấy phóng tác nhiều lắm. Dịch rất không theo nguyên bản tiếng Anh (dịch giả dịch từ bản tiếng Anh). Tên riêng bị Việt hóa rất tùy tiện. Đây không thể coi là bản dịch tốt.
ReplyDelete