Quốc Tộ
Thiền sư Pháp Thuận
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh
Bản dịch của Nguyễn Duy
Vận nước
Bời bời vận nước quấn mây
Trời Nam mở lượng đó đây thái bình
Thiền tâm thấm tận triều đình
Thì nhân gian dứt đao binh đời đời
***
Thị đệ tử
Quốc sư Vạn Hạnh
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thư hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
Bản dịch của Nguyễn Duy
Bảo đệ tử
Thân như chớp có lại không
Cỏ cây xuân thắm rồi đông úa tàn
Sợ gì suy thịnh thế gian
Thịnh suy như cỏ bên đàng treo sương
***
Ngẫu tác
Tuệ Trung Thượng Sỹ
Đường trung đoan tọa tịch vô nghiên
Nhàn khán Côn Luân nhất lũ yên
Tự thị quyện thời tâm tự tức
Bất quan nhiếp niệm bất quan thiền
Bản dịch của Nguyễn Duy
Chợt hứng làm thơ
Giữa nhà ngay ngắn ngồi yên
Thanh nhàn ngắm khói trên triền Côn Luân
Mỏi thần ắt tự tắt tâm
Thì thiền với niệm đâu cần làm chi
Câu thứ 3 bài cuối hình như dịch không sát lắm phải không bác?
ReplyDeleteCó vẻ thơ dịch không tải được cái trang trọng hàm súc của chữ Hán. Lục bát vậy thì thơ Nguyễn Duy hóa mất rồi. Dù sao cũng là một cách diễn tả.
ReplyDeleteBác Tùng H: Dịch nghĩa câu đó là "khi mệt mỏi thì tâm tự tắt".
ReplyDeleteTQ: Trang trọng hàm súc là "đặc tính" của chữ Hán, còn tiếng Việt yểu điệu thục nữa nên rất khó tải cái đặc tính đó.
đồng ý với TQ 100%.
ReplyDeleteMình nhớ đã từng dạy bài "Quốc Tộ" trong chương trình thí điểm phân ban. Cũng cùng suy nghĩ như TQ.
ReplyDeleteBài thơ có vài chữ nhưng đặt vào trong bối cảnh lịch sử khi đó mới thấy rất hay.
Cảm được thơ thiền Lý Trần thực không dễ như thơ... Goldmund đâu :p
Mình cũng không thích dịch thơ chữ Hán thành ra thành lục bát, nhưng thơ thiền thì có thể phảng phất :)
ReplyDeleteÂm vận và nhịp điệu trong thơ là rất liên quan đến nội dung truyền tải của nó. Về góc độ này thì thể thất ngôn tứ tuyệt có sắc thái khác với lục bát xa.
ReplyDeleteGiữ lại cái ý nghĩa hình thức mà bỏ đi tương quan điệu thức thì khó mà coi là đồng cảm sâu xa được.
Nhưng nếu hoạ lại thì kiểu gì cũng được.
Đồng ý với bác Tùng H và bác TQ.
ReplyDeleteThơ chuyển thể làm thay đổi hẳn cái thần thái của vần và nhịp, một yếu tố hàng đầu đối với thơ cũ
Còn ai ném đá bác Nguyễn Duy nữa không để tôi còn mời bác ấy vào đọc?:)
ReplyDelete