Cái truyện của Raymond Carver trong hai post trước là một truyện ngắn dài, chắc không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để đọc hết. Cái này tôi ngẫm ra từ tôi: khi lướt web, cái nào dài quá tôi chỉ lướt qua, nếu thấy hay thì đánh dấu rồi quay lại đọc sau, cái nào ngắn mới đọc ngay một lúc. Truyện của Raymond Carver nhìn lướt qua thì chẳng có gì hay cả, vì cốt truyện đơn giản, thậm chí không cốt truyện. Biệt tài của ông là viết thật chính xác về những chi tiết bình thường, vặt vãnh, cái không nói nhiều hơn cái nói ra. Do đó, chỉ khi đọc chậm rãi, đọc kỹ, người ta mới thấy hết cái hay của Carver. Lần đầu đọc Carver, tôi cũng thấy chả có gì thú vị. Nhưng chỉ sau khi đọc kỹ, mới thấy ông thuộc dạng khủng. Haruki Murakami, nhà văn đang rất popular ở Việt Nam hiện nay, là người đã dịch rất nhiều tác phẩm của Carver sang tiếng Nhật, tự nhận chịu ảnh hưởng của Carver, và từng nói rằng Carver có khả năng biến người đọc ông trở thành nhà văn:) Điều này không có nghĩa cứ đọc Carver rồi bạn sẽ trở thành Carver hay ít ra là Murakami:)
Carver được coi là đại diện xuất sắc của trường phái tối giản, nhưng bản thân ông không ưa gì cái danh xưng đó. Trong đời văn của Carver, có một biên tập viên mà ông chịu ơn, cũng là người biên tập truyện của Carver một cách khốc liệt dã man, tàn bạo, có khi cắt hoặc sửa hơn 50% bản gốc của Carver. Ông này tên là Gordon Lish. Chữ tối giản có khi phải gán cho ông này.
Hôm nay viết ngắn thế này thôi. Ý định ban đầu của tôi khi viết entry này là để giới thiệu blog của một bác sĩ với những câu chuyện đau lòng trong ngành y tế, những câu chuyện mà là người Việt Nam chúng ta không lạ lùng gì, nhưng nghe người trong cuộc nói ra vẫn xót xa. Chỉ định giới thiệu blog thôi mà thế nào lại huyên thiên về Raymond Carver!
Btw, vừa đọc xong tập truyện ngắn Những mối tình nực cười của Kundera. Rất thích hai trong số bảy truyện, là Chơi trò xin đi nhờ xe và Edouard và Chúa. Phần còn lại hoặc chỉ hơi hơi thích, hoặc có thể không nhận ra ý đồ của tác giả.
hô hô đã cố tút ngắn rồi mà vẫn chẳng ai thèm comment
ReplyDelete;p
nhảm ghê!
ReplyDeletengắn thật.
ReplyDeletecó lẽ chỉ là ý thích cá nhân nhưng tôi thích đọc những truyện như của RC mà GM dịch vừa rồi bằng giấy hoặc bằng ebook cầm tay. đại lọai là ở dạng mà mình không phải bị gò bó tư thế đọc như cái monitor ở văn phòng :). không phải vì dài hay ngắn mà vì lọai truyện này không phải truyện tình tiết hay có cốt truyện nên chỉ phê khi người đọc "nhập" được vào cái mà tác giả đang muốn diễn tả. cái hay nằm ở chỗ đó. nên đọc kiểu lướt blog khó nhập mạch. lúc trước có đọc 1 truyện ngắn dài thòong của 1 nhà văn việt kiều chỉ để tả cái trạng thái chờ hẹn nó lâu lắc thế nào thôi mà đọc thấy phê ơi là phê. cũng là 1 lọai truyện không có cốt truyện gì cả.
ReplyDeleteBác kiki: Em cũng thế, cũng thích đọc bằng giấy hơn, nhất là đối với các thể loại sách/truyện cần nhâm nhi.
ReplyDeleteBác in ra mà đọc vậy!:)
"cái nào dài quá tôi chỉ lướt qua, nếu thấy hay thì đánh dấu rồi quay lại đọc sau, cái nào ngắn mới đọc ngay một lúc"
ReplyDeleteÚi, bác nói trúng tâm địa tôi. Và tôi cũng rất ghét đọc trên màn hình.
Thú thực là cái truyện của bác tôi đã in phần 1 ra để đọc mà cầm tờ giấy ẻo lả không đầm tay thấy cũng khó chịu, định bụng in nốt phần 2 để đọc 1 thể mà hôm nay ở vp lu bu chưa kịp làm :)
cái entry này dài thế, em đọc lướt qua đến cái link thì nhấn vào thôi :))
ReplyDeletehehehe, ý gì đây.
ReplyDeleteĐể tui về nhà viết 1 entry cực ngắn, chứ không phải là ngăn ngắn thử xem sao.
em bị giống Marcus, hihi, vào link quên còm đây, giờ còm rồi.
ReplyDeleteda`i qua'
ReplyDeleteđược nhắc khéo nên đã đọc rồi, cả phần 1 và 2, không in. nếu bảo truyện dịch như một người phụ nữ, cô nào xấu mới chung thủy thì cô nàng này khá đẹp mà chung thủy đấy. khen thế là nhất rồi nhá :)
ReplyDeletecông nhận đàn ông Âu hay Á đều giống nhau ở điểm không cần biết cô có yêu hắn không mà chỉ cần biết hắn có làm cô chưa ...hehe :)))
thích chi tiết trong nhà vệ sinh không dùng thỏi xa phòng mà để nước chảy qua tay, đơn giản mà tinh tế.