Thursday 18 October 2012

Họ đã nói về tiểu thuyết

"Họ" ở đây không phải là các nhà văn, mà là nhân vật của các nhà văn. Chẳng hạn, hãy đọc đoạn sau đây do nhân vật biên tập viên Komatsu trong 1Q84 nói, để biết trong 1Q84 không phải chỉ có tinh hoàn như có kẻ độc mồm nào từng bảo 1Q84 là "Tinh hoàn truyện":)

"Người đời đa phần không hiểu được giá trị thực sự của tiểu thuyết, nhưng lại không chịu lạc hậu với trào lưu. Hễ thấy có sách được giải trở thành tiêu điểm bàn tán là họ sẽ mua về đọc."

"Tengo à, cậu thử nghĩ xem: bầu trời chỉ có một mặt trăng, độc giả đã thấy không biết  bao nhiêu lần rồi. Phải vậy không? Nhưng trên trời cùng lúc hiện ra hai mặt trăng, cảnh tượng ấy chắc chắn họ chưa tận mắt nhìn thấy bao giờ. Khi cậu miêu tả một thứ gần như tất cả độc giả  đều chưa từng thấy bao giờ trong tiểu thuyết, thì không thể không cố gắng miêu tả cho kỹ lưỡng và chuẩn xác. Chỉ những thứ gần như tất cả độc giả đều từng tận mắt trông thấy mới có thể tỉnh lược, hoặc có thể nói là cần phải tỉnh lược."

Còn đây là lời của nữ tu trong Hiệp sĩ không hiện hữu:

"Nghệ thuật viết truyện là ở chỗ biết rút ra toàn thể phần còn lại của cuộc sống từ cái sự-không-là-gì-cả lĩnh hội được từ nó; nhưng khi trang viết kết thúc, thì cuộc sống lại lên đường, và ta nhận ra rằng những gì mình biết quả là một sự-không-là-gì-cả."

7 comments:

  1. đúng vậy, rất nhiều người không hiểu được hết ý nghĩa của 1 cuốn tiểu thuyết, đơn giản là vì họ không có đủ những kỹ năng để hiểu nhiều thâm ý của ngôn từ, hình ảnh mà tác giả sử dụng.

    Nhưng khi đã có ý thức đọc sách, chắc chắn độc giả sẽ lĩnh hội được vài điều, hơn hẳn là không đọc :-D

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu nói như vậy sao không đặt lại vấn đề: Vì sao tác giả không viết cho nhiều người được hiểu. Món ăn tinh thần không chỉ dành cho 1 thiểu số người học cao hiểu rộng. :)

      Delete
  2. Chú Gỗ Mun kính yêu,
    Khi mùa thu tới, một số người đọc thơ, một số người viết blog, một số người chơi đỏ đen, còn một số người thì tơ lòng rối bời bời.Èm,
    Cháu vừa mới 18tuổi, ít nhất là cũng gần thế. Giờ cháu phân vân không biết ở tuổi của mình nên đọc Nàng Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn, Truyện cổ Grim hay Lolita, cũng có thể là Murakami, hoặc RC đây?? Chú cho chiáu tí lời khuyên nhé! Cháu giờ mất định hướng quá. Không biết ở tuổi gần gần cháu, chú có đọc cái gì xa xa không nhỉ?
    Kính,,

    ReplyDelete
    Replies
    1. 18 tuổi thì phải bắt đầu cái gì đó một cách bạo liệt như là đọc Kundera chẳng hạn. èn en

      Delete
    2. có sẵn đây nhé: http://bloggoldmund.blogspot.com/2010/09/tro-lai-tuoi-17.html

      Delete
    3. Cám ơn chú nhiều.

      Delete
    4. Hay hôm nào chú GM viết 1 cái entry về các sách cho từng độ tuổi?

      Delete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN