Hôm nay trời đã hết mưa, may quá. Trời mưa, ngồi nhà sến,
trong khi bao người lặn lội đúng nghĩa lặn và lội trong mưa, dưới mưa, thực là
không phải lắm. Hôm qua làm về, ngang cầu Rạch Chiếc - cầu mới khai trương cách
đây hai, ba tháng - thấy hàng trăm xe dồn
dưới chân cầu. Tưởng tai nạn, hóa không phải, mà vì ngập nước, xe chết máy hàng
loạt. Mưa tầm tã, mà xe chết máy, thật không vui sướng gì. Làm dân khổ lắm, phải
đâu chuyện đùa. Chẳng những khổ, mà còn khó nữa. Hở tí bị mắng.
Trời hết mưa, tôi cũng vừa xong một dự án nho nhỏ. Thật ra
chưa xong hẳn, nhưng có thể thong thả đôi chút, có nhiều thời gian đọc hơn. Đã kịp đọc khoảng một phần ba số chương của
cuốn du ký Phương Đông lướt ngoài cửa sổ.
Du ký hẳn là thể loại dễ viết nhưng khó hay. Cứ đi, thể gì cũng có chuyện để kể.
Nhưng chỉ đơn thuần kể đôi ba câu chuyện cho dù duyên dáng một tí, hóm hỉnh một
tí, exotic một tí, thì cũng chỉ mới là đọc được. Nói chung trong thể loại này tới giờ tôi vẫn
chịu nhất là Kaspucinski - các du ký của ông đầy tính chất khơi gợi.
Đang có rất nhiều thứ để đọc, nhưng cuốn hiểm nhất, mà cũng
thuộc loại thú vị nhất là cuốn Tuyển dịch tập hợp các bài dịch rải rác của Nguyễn Khánh
Long. Đối chiếu tiểu sử, một số chi tiết
cá nhân, thời điểm mất, thì tôi có nhiều cơ sở để đoán rằng Nguyễn Khánh Long rất
có thể là người từng thường xuyên để lại các comment duyên dáng, uyên bác trên
blog này và blog NL.
Trích một đoạn trong bài “Ca ngợi tiểu thuyết” của Carlos
Fuentes trong cuốn này:
“… Tôn giáo thì độc
đoán. Chính trị thì nặng ý hệ. Lý trí thì phải lô-gich. Nhưng văn chương có quyền
mập mờ.
Sự mập mờ trong một tiểu
thuyết có lẽ là một cách để nói với ta rằng, bởi lẽ các tác giả (và do đó chính
quyền uy) không tin cậy được và có thể cắt nghĩa bằng nhiều cách, thế giới cũng
thế mà thôi. Vì thực tại không cố định, mà luôn thay đổi. Ta chỉ có thể tiếp cận
thực tại nếu ta thôi cho rằng đã dứt khoát định nghĩa nó rồi. Nhưng sự thực một
phần một tiểu thuyết đưa ra là một tường
thành ngăn chặn những lạm dụng giáo điều. Chứ tại sao các nhà văn, bị coi là yếu
đuối và vô nghĩa trên bình diện chính trị, lại bị các chế độ toàn trị truy hại,
như thể họ thực sự quan trọng?”
Câu cuối làm nhớ tới Salman Rushdie. Sắp tới nhất định phải rước cuốn Joseph Anton của ông. À, mà tại sao
Nobel Văn học năm nay không về tay Rushdie nhỉ?
Xét cả về thể loại ( tiểu thuyết vs. thơ), châu lục (Á vs. Âu/Mỹ), và cả
chính trị, rất có thể năm nay là năm của Rushdie.
Thời gian mất là sao ạ?
ReplyDeletethời điểm, để sửa lại
DeleteHarold Bloom ;))
ReplyDeletequên khẩn trương đi, hehe
Deletemình đặt cược cho haruki he he
DeleteHaruki quá nhẹ ký cho giải Nobel cưng ơi!
Deletebởi vại mới đặt cược =))
DeleteLà bác ấy phải không? Trời ơi tôi qua Montreal nhiều mà đâu có biết!
ReplyDeleteỦa ý anh là bác nsc phải ko?
ReplyDeleteps: thế này thì là leo thang chứ xuống thang cái nỗi gì :)
"Phương đông lướt ngoài cửa sổ" em đọc được ba chục trang rồi bỏ dở. -:)
ReplyDeleteđồng ý với nhận định của Gỗ về Ký :-)
ReplyDeleteĐâu phải chỉ trời mưa mới sến được anh. Em thì sến quanh năm, sến toàn tập nè. :P Em cũng thuộc thơ sến nữa. Em đọc anh nghe vài câu nhé :
ReplyDelete".....Rồi một người không rõ tỉnh hay say
Hát vu vơ nhìn sông bảo biển
Trôi xa mãi những cánh chuồn màu tím
Đợi đêm về buông nắng để hong tay...."
khiếp, thơ ai mà chảy nước thế kia:))
Delete=))
DeleteĐã tậu một cuốn, vì thấy bác GM khen quá nên mua :)
ReplyDeleteVừa kịp giở mục lục ra xem, thấy có kha khá bài đã đăng trên talawas. Và cái bìa sách, lúc đầu nhìn phần xanh xanh như đan cói, tưởng là bác GM dùng tấm kê để chụp sách cho thêm phần trang trọng, hóa ra không phải.
tậu á?
DeleteVâng, em hỏi nhờ một bạn mua hộ.
ReplyDelete