Friday 2 March 2012

Vài dòng ngắn về Ai và Ky

Nhắc đến thể loại tiểu thuyết toán học, hay toán hiệp theo cách nói của 5xu, người đọc ở Việt Nam hẳn sẽ nhớ ngay đến những cuốn như Người mặt nạ đen ở nước An-giép hay Ba ngày ở nước tí hon. Mấy cuốn này, nếu tôi nhớ không nhầm, đều là truyện Liên Xô. Tôi không nhớ Việt Nam đã có cuốn nào theo thể loại này. Nếu đúng vậy, cuốn sách sắp xuất bản Ai và Ky ở xứ sở của những con số tàng hình của Giáo sư Ngô Bảo Châu viết chung với Nguyễn Phương Văn, thường được biết đến hơn dưới tên 5xu, hay Xu béo, sẽ là cuốn đầu tiên ở Việt Nam lồng toán học vào một câu chuyện, hoặc nói ngược lại, lồng một câu chuyện vào toán học. Những kiến thức toán học được dùng để đưa vào một cuốn sách cho độc giả phổ thông chắc chắn chỉ có thể là những kiến thức tương đối căn bản, vì thế ta có thể yên tâm những bài toán cỡ như Bổ đề cơ bản sẽ không xuất hiện trong cuốn sách này. Và vì đây là một tiểu thuyết toán học, ta có thể dễ chấp nhận hơn khi các nhân vật từ cậu bé Ai đến người bạn hơn tuổi Ky (có ngoại hình được tả khá giống một trong hai đồng tác giả), đến Thales, rồi cả các cụ Euclid, Pythagoras, Cartesius đều có lối đi đứng, nói năng na ná nhau.

Sau nửa đầu cuốn sách, khi mà người đọc tưởng các nhân vật chỉ biết làm toán, ngủ, và ăn, thì nửa sau cuốn sách trở nên sống động hơn rất nhiều với sự xuất hiện của một vị vua thường xuyên thay đổi quyết định, một vị quan đại thần kiêm nhà toán học có thể đóng một lúc hai vai công tố viên và luật sư, Alice - chính là Alice ở xứ sở kỳ diệu của Lewis Carroll, và hoán vị của cô, Elaci, và cả một con rồng. Cũng trong nửa sau này,  sẽ có một cuộc chạy đua (giữa Alice và Cụ Rùa - không phải Cụ Rùa làm xôn xao giấy mực hồi năm ngoái năm kia đâu, mà là một cụ rùa bằng giấy), một phiên tòa mà bồi thẩm đoàn suýt bị bỏ quên, và một cuộc song đấu giữa một nhà toán học trẻ tuổi và một con rồng (gợi nhớ Harry Potter?). Nổi lên từ những sự vụ đó là tiếng cười của Alice -tiếng cười trong trẻo phá tan giới hạn, vượt qua nghịch lý (nghịch lý Zena, sao Google bảo là nghịch lý Zeno, hic hic), mặc dù ngay sau đó là lời khuyên (của quan đại thần Chico dành cho Ai) rằng: “Ta khuyên cậu không nên vượt qua giới hạn. Con người không nên cười, không nên khóc mà chỉ nên ăn đậu.” Làm theo lời khuyên này, tôi không cười, không khóc, không vượt qua giới hạn, mà chỉ đi ăn …táo. Trong thời đại ngày nay, ăn táo thì hãy nhớ đến... Steve (Jobs), người được hai tác giả khéo léo dành cho một vai ở cuối sách.

* Ảnh chụp màn hình các từ khóa tìm kiếm dẫn đến blog này 20 giờ sau khi post entry này:)



15 comments:

  1. còn có Thuyền trưởng đơn vị của Liên Xô nữa ạ

    ReplyDelete
  2. Chưa đọc Alice in Wonderland?

    ReplyDelete
  3. Bài điểm sách rất hay, nghe rất muốn mua ngay... :)

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  5. HN co cuon nay chua nhi :-)

    ReplyDelete
    Replies
    1. HN chưa có, SG cũng chưa có, vì đã in xong đâu!

      Delete
    2. Giá mà có buổi ra mắt sách với NBC và 5X lăm lăm cầm bút sẵn sàng ký tặng nhỉ hị hị…

      Delete
  6. còn Thuyền trưởng Đơn Vị nữa anh! em khoái cuốn đó lắm. vẫn còn giữ lấy mớ giấy dù cái lề thì đã rách teng beng. cuốn Ai và Ky này xuất bản chưa anh?

    ReplyDelete
  7. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;p Công nhận viết "nghề"

    ReplyDelete
  8. Ai và Ki, đặt tên hay nhỉ? Qui (đọc là Ki) tiếng Pháp có nghĩa là Ai.

    ReplyDelete
  9. review khéo quá, tưởng chê mà khen, tưởng khen mà chê :d

    ReplyDelete
  10. hic, cứ gì phải khen hay chê mới là review:) với lại cái này chỉ là vài dòng ngắn. :)

    ReplyDelete
  11. Em thấy ở VN có cuốn này mấy năm nay rồi, của nước ngoài, của a Châu và 5xu cũng kiểu như thế này : Những cuộc phiêu lưu của Penrose - Chú mèo ham học toán

    ReplyDelete
  12. - Về ý kiến thức tương đối căn bản: Trừ những cái đơn giản của khoảng hai ba chục trang đầu tiên, phần còn lại của cuốn sách đoạn nào nói về Toán học là em phải căng ra đọc đi đọc lại và vẫn không hiểu, huhuhu. Theo như bìa cuốn sách thì chỉ cần tốt nghiệp cấp hai là đọc được mà em đã qua cái cấp hai đó từ rất lâu rồi. Từ đoạn ông Cartesius hỏi "E có mấy chiều trên Q?", trang 67, là em bó tay luôn, hức.

    - Công nhận, nửa sau cuốn sách hấp dẫn hơn nửa đầu tiên rất nhiều, dù kiến thức Toán học thì phức tạp và rối rắm hơn bao nhiêu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. chị Bảo Anh đừng buồn, cái đấy thực là chỉ (điều kiện) cần tốt nghiệp cấp hai đọc là hiểu, nhưng các tác giả không nói rõ điều kiện đủ, là phải học chuyên toán.

      Delete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN