34. Tiểu thuyết, về bản chất, là đa nguyên.
35. Tại sao tôi lại đọc tiểu thuyết? Một câu hỏi ngớ ngẩn. Chẳng ai hỏi tại sao bạn xem tranh hay nghe nhạc.
36. [Tự kiểm duyệt. Khoe khoang quá đáng có thể dẫn đến rủi ro.]
37. Pamuk lèm bèm về tiểu thuyết (chữ lèm bèm mượn của Mr. Tin Văn): “Tiểu thuyết, cũng như nhạc giao hưởng và hội họa hậu Phục hưng, theo tôi là một trong những cột trụ của văn minh châu Âu; đó chính là những thứ tạo nên một châu Âu như nó bây giờ. Tôi không thể nghĩ ra một châu Âu không có tiểu thuyết.”
38. Một tạp chí rất chi phù phiếm truyện phỏng vấn tôi về việc viết blog, hỏi tôi hay viết cái gì và thích gì nhất trong việc viết lách. Sau đây là trả lời ngắn của tôi: “Tôi thường viết về sách và các nhà văn mình thích. Nếu như trước đây đọc sách xong tôi không biết chia sẻ cùng ai, hoặc nếu có, đối tượng chia sẻ cũng khá hẹp vì bạn bè tôi không đọc sách mấy, thì bây giờ tôi chia sẻ về những gì mình đọc trên blog. Nhờ blog tôi có thêm nhiều bạn bè quan tâm đến sách như tôi. Ngoài ra, hai con tôi, Alpha năm tuổi và Pi bốn tuổi, là nguồn cảm hứng bất tận. Tôi thích được loay hoay với chữ. Tôi thích cái cảm giác diễn đạt thành công một điều gì đó bằng ngôn ngữ. Quan trọng hơn, viết thường xuyên là một cách tập thể dục cho trí óc và tâm hồn. Để viết, bạn buộc phải đọc, quan sát, suy nghĩ, cảm nhận, không thì khó mà viết thường xuyên được.”
39. Chương trình mỗi ngày một cuốn sách hôm nay xin khoe cuốn sách mà rồi người ta sẽ còn nói nhiều về nó, đó là tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Bình Phương, Xe lên xe xuống. Cuốn sách được in ở Mỹ. Tôi không biết tại sao cuốn sách không được in trong nước. Cũng có thể đoán nhưng tôi không thích. Bất kể lý do nào, việc cuốn sách không đến được với đông đảo người đọc trong nước là một điều đáng tiếc. Rất đáng tiếc.
PS. Trong bộ sách Nguyễn Bình Phương tôi còn thiếu cuốn Ngồi. Bạn nào có thể nhường lại hoặc, cho, tặng tôi xin cảm ơn trước nhưng không dám hứa hậu tạ. (Tôi sợ bị gạ tình lấy sách!:))
Ối dồi, cái PS rất chi là tiểu thuyết nha :-P
ReplyDeleteBạn nào cho, tặng Gỗ sách của Nguyễn Bình Phương nên đề phòng tính đa nguyên trong cái PS kia :-))
entry rất khiêu khích :D
ReplyDeletePS. Vài bữa đi Hội sách, nếu gặp "Ngồi", em sẽ "lượm" cho anh một cuốn. :D
ReplyDelete39. Anh đọc xong chưa? hihihi
35. Em thấy không có gì ngớ ngẩn cả. Chỉ là có người sẽ trả lời được, có người không.
34. Em lười Google quá, nên hỏi Anh luôn: "Đa nguyên" ở đây nghĩa là gì?
Hơ hơ, vì khả năng bị mắng "hỏi ngớ ngẩn" rất cao, em đã Google, nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý anh lắm.
DeleteCó bác Tin Văn trả lời hộ rồi nhá:) Copy giùm luôn đây:
DeleteTiểu thuyết, về bản chất, là đa nguyên.
Em lười Google quá, nên hỏi Anh luôn: "Đa nguyên" ở đây nghĩa là gì?
Blog GM
Note:
Không lẽ, gõ Google mà ra được cái nghĩa của từ “đa nguyên” ở đây ư?
Về nguồn gốc của tiểu thuyết, theo GCC, có hai thuyết, một, của Kundera, Vargas Llosa… theo đó, tiểu thuyết là sản phẩm của Âu Châu.
Nhưng GCC thú nguồn của Lukacs hơn, như ông phán trong Lý thuyết về Tiểu thuyết.
Trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ. Theo chân Hegel, Lukacs tin rằng thế giới Hy Lạp trở thành ngạt thở đối với những thời đại tiếp theo sau nó. Đây là một thế giới khép kín. Chúng ta không thể thở được nữa trong một thế giới khép kín. Hùng ca Homer do đó mở đường cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết: hùng ca của một thế giới bị thần thánh bỏ rơi. Nói một cách khác, tiểu thuyết bắt đầu cùng với cái chết của thượng đế. Tiểu thuyết bắt đầu cùng với giấc mơ của con người: tìm lại tính siêu việt đã mất. Những xã hội nặng chất tôn giáo không phải là môi trường thuận lợi của giả tưởng, là vậy. Don Quixote (của Cervantes) cho thấy một điều: thần Ky-tô đã tự ý vắng mặt, ra khỏi thế giới, và những cá nhân con người bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa và bản chất, và chỉ có thể tìm thấy, trong cái linh hồn "vô gia cư vô địa táng" của họ.
Tiểu thuyết, theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la principale forme littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm thấy không ở nhà của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu thuyết, khi có sự đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã hội. Hùng ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong và bên ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước khi những câu hỏi được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có hăm dọa, có bóng râm nhưng không có tối mù... Dùng một hình ảnh của ông, giữa văn chương của tuổi thơ và của thời trai trẻ (hùng ca) và văn chương của ý thức và của cái chết (bi kịch), tiểu thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de la maturité virile).
Trong bài viết nhan đề “tiểu thuyết”, Fuentes có nhắc tới một câu của Kundera, thật tuyệt: Tiểu thuyết là cuộc tái định nghĩa hoài huỷ con người, như là vấn đề, that the novel is a perpetual redefinition of the human being as problem.
Trong Gặp gỡ, Une rencontre, Kundera coi La Peau của Malaparte là một “archi-roman”. Tác giả của nó, trước Sartre cả hai chục năm, đã là một 'nhà văn dấn thân’ rồi.
Đúng ra, theo ông, phải coi Malapartre là tiền khuôn mẫu, pré-modèle, của Sartre.
Câu của Kundera không ‘khủng’ bằng câu của Lukacs, và có thể, từ Lukacs mà ra:
Nhân vật tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn (un être problématique), một gã khùng hay một tên tội phạm, bởi vì luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối dù chẳng biết, sống "chúng" một cách toàn diện (chính vì vậy) mà không thể tới gần. Một tìm kiếm luôn tiến mà chẳng tới, một chuyển động Lukacs định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu".
(Lucien Goldmann: Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges Lukacs).
http://tanvien.net/
-Một "kẻ vấn nạn" là kẻ gì ạ?
Delete-"Thần Ky-tô" có phải là "Chúa" Ky-tô không ạ?
Cảm ơn bác Tin Văn và GM. Đọc xong em lại có thêm một loạt các câu hỏi khác, lúc nào có thời gian em sẽ mày mò tiếp vậy.
Deleteôi, nỗi sợ của người mê (và đọc + có rất nhiều) sách là "sợ bị gạ tình lấy sách" :))
ReplyDelete38. Một tạp chí rất ư phù phiếm truyện đó khá là may mắn khi nhận được câu trả lời ngắn gọn mà có lòng như vậy! Em thích cái "cảm giác diễn đạt thành công một điều gì đó bằng ngôn ngữ" của anh. Đôi khi em cũng có được niềm vui đó. :)
ReplyDeleteCó những người thuộc dạng tư duy khi nói, em đoán anh là dạng tư duy khi viết. Nhưng mà anh là luật sư, chắc anh khác nữa.
ừ luật sư suy nghĩ khác lắm, họ có khả năng suy nghĩ bằng lỗ tai nữa.
DeleteChào bác Golmund
ReplyDeleteBác PR thật hay. Nếu có thể bác photo dùm 1 bản XE LÊN XE XUỐNG nhé. Cảm ơn bác trước, xin hậu tạ một ổ bánh chuối nướng thật ngon (và hết)
Hay là bác tiền tạ ổ bánh chuối trước nhỉ?:)
DeleteBác ơi, người đọc sách nhiều hay đa nghi hay là người đa nghi thì hay đọc sách hả bác?
Deletevấn đề là photo xong thì tôi làm gì với bản photo đó?
DeleteVậy là bác ừ rồi nhé. Khi nào photo xong, phiền bác báo hộ. Đa tạ
Delete@ Sonata: Thần Ky Tô, Chúa Ky Tô thì cũng rứa. Ở đây dùng chữ Thần, để đúng ý của Lukacs.
ReplyDeleteKẻ vấn nạn, dịch từ "être prolematique", vấn nạn khác vần đề, problème, Việt Nam ta hình như dùng tưới, như nhau!
Regards
NQT
Vầng, vấn nạn khác vấn đề, nhưng em nghĩ Việt nam nếu có dùng tưới như nhau thì cũng không dùng "kẻ vấn nạn"/"kẻ vấn đề", nếu dùng "kẻ "có vấn đề"" thì tạm hiểu được ạ.
Delete