Rất nhiều lúc ta băn khoăn không biết cuốn sách tiếp theo nên đọc là cuốn nào. Những lúc đó, có thể tham khảo Kafka. (Nhân đây cảm ơn bạn D. đã lùng cho tôi được Tuyển tập Kafka còn mới cáu từ một nhà sách chuyên bán nước tương và nồi cơm điện:)
Trong thư gửi cho bạn mình Oskar Polak năm 1904, Kafka viết: “Nhìn chung, tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách nào làm ta đau nhói. Nếu cuốn sách chúng ta đang đọc không làm ta rúng động như bị giáng một cú vào sọ, thì đọc nó làm qué gì? Để nó làm ta vui ư, như cách anh nói. Chúa ơi, nếu không có cuốn sách nào hết thì ta cũng vui từng ấy thôi; những cuốn sách làm ta vui ấy thì, cùng lắm, tự ta ta cũng có thể viết được. Cái ta cần là những cuốn sách làm ta chấn động như một sự rủi đau thương nhất, như cái chết của một người mà ta yêu thương hơn bản thân mình, những cuốn khiến ta cảm thấy như thể ta bị đày vào rừng sâu, xa cách mọi hiện diện của con người, như tự tử. Một cuốn sách phải là nhát rìu bổ xuống cái biển đông cứng bên trong ta. Đó là điều mà tôi tin. ”
Đoạn trên đây trích từ cuốn A History of Reading của Alberto Manguel, là cuốn nằm dưới cuốn Bảo Ninh hôm nọ. Chân dung em nó đây:
Hay quá, ực :'(
ReplyDeleteHay vô cùng, ực ực.
ReplyDeleteGần đây mỗ đọc hai cuốn của Laszlo Krasznahorkai, "The melancholy of resistance" và "War and war", thấy đau y như rứa, và mỗ thấy đúng là mình đã may mắn chọn đúng hai cuốn trong số cực ít những cuốn mình thực sự cần đọc.
Cảm ơn bác đã giới thiệu sách:)
ReplyDeleteTôi thì cố ý chọn nhầm sách hoài, vì nhiều lúc không muốn bị đau, mà chỉ muốn được sướng, cách này hay cách khác.
Hì, mỗ cũng đọc nhiều cuốn cho sướng chớ, đâu có muốn đau triền miên, dưng mà cuốn nào đọc sướng thì gấp lại quên luôn (kể cả 1Q84 đình đám của chú Mu nhà ta).
Delete2666 thì vừa sướng vừa đau, hic.
Hì, phen này tôi cố gắng bò ra đọc 2666 vậy:)
ReplyDeleteco rúm của chết cháy và co rúm trong lúc làm tình giống nhau mà
ReplyDelete