· Nếu một tiểu thuyết gia hoàn thành một cuốn sách mà không mơ về bìa của nó, anh ta là người khôn ngoan, hoàn thiện và thật sự trưởng thành, nhưng anh ta cũng đồng thời đánh mất sư thơ ngây đã khiến anh thoạt tiên trở thành tiểu thuyết gia.
· Ta không thể nhớ về những cuốn sách yêu thích nhất mà không thể đồng thời nhớ lại bìa của chúng.
· Chúng ta thảy đều muốn nhìn thấy nhiều độc giả mua sách vì bìa của chúng hơn và nhiều nhà phê bình thù ghét những cuốn sách viết với chính những độc giả ấy trong đầu hơn.
· Vẽ tỉ mỉ các nhân vật chính trên bìa sách không những phỉ báng trí tượng tượng của tác giả mà còn của độc giả.
· Khi các nhà thiết kế quyết định rằng Đỏ và Đen xứng đáng mặc một cái áo màu đỏ và đen, hoặc khi họ minh họa những cuốn nhan đề Ngôi nhà lam hoặc Lâu đài bằng hình những ngôi nhà màu lam hoặc lâu đài, họ không làm cho ta nghĩ rằng họ trung thành với văn bản mà là ngờ vực liệu thậm chí họ đã đọc những cuốn sách ấy.
· Nhiều năm sau khi đọc một cuốn sách, nếu ta chợt trông thấy bìa của nó, thì ngay lập tức ta được dong về cái ngày xa xưa ấy khi ta cuộn mình trong một góc cùng cuốn sách ấy để thâm nhập vào cái thế giới ẩn giấu bên trong.
· Những bìa sách thành công có tác dụng như những đường dẫn, đưa ta khỏi cái thế giới bình thường nơi ta sống và dẫn lối ta vào thế giới của sách.
· Sự hấp dẫn của một tiệm sách không nằm trong những cuốn sách nó có mà ở sự phong phú của bìa những cuốn sách đó.
· Tên sách như tên người: chúng giúp ta phân biệt một cuốn sách với triệu cuốn tương tự. Nhưng bìa sách thì như mặt người: hoặc chúng ta gợi lại cho ta niềm hạnh phúc ta từng biết đến hoặc hứa hẹn một thế giới diễm tuyệt ta chưa khai phá. Đó là nguyên cớ tại sao ta ngắm bìa sách say đắm như ngắm những gương mặt.
haha, nhìn lại bìa của Nhã Nam cho (at least) cuốn Tuyết của O.H đi nhỉ? :P. Sẽ post một số hình bìa sách trên FB để tặng riêng Goldmund :P (Z)
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteVới một cuốn sách thay đổi bìa nhiều lần, bìa đẹp nhất của nó luôn là bìa của quyển đầu tiên ta mua, chứ không phải bìa đầu tiên người ta vẽ. (Câu này rút ra từ thực tế hoạt động của em)
ReplyDeleteCòn có cả trường hợp không mua một quyển sách chỉ vì cái bìa của nó nữa đó Bác à.Như tôi bị hội chứng không rinh được quyển nào của Marc Levy về nhà vì các bìa sách ấy.
ReplyDeleteSách Marc Levy thì nên không mua vì ruột nhiều hơn vì bìa!
ReplyDeletemột bía sách nói nên được nội dung: đó là làm nội dung trở lên hấp dẫn, kích thích trí tò mò.
ReplyDeleteđể có bìa sách đẹp người thiết kế phải có trí tưởng tượng, sự hiểu biết, cảm nhận tinh tế, biết khúc triết ngôn từ thành hình ảnh.
vì bìa sách là cầu nối dẫn đến tâm hồn của cuốn sách.
tm.ducthang@yahoo.com