Năm nay, nhớ lời bác dặn, tôi thêm vĩ thanh vào loạt bài Vừa đi đường, vừa kể chuyện.
***
1. TỪ. Nếu phải mô tả nước Mỹ bằng một từ, tôi sẽ chọn từ “số lượng”. Nước Mỹ có rất nhiều đất đai: mọi công trình xây dựng ở đây đều rộng rãi, thừa mứa không gian. Nước Mỹ có rất nhiều cây xanh: trên đường từ Portland ra bãi biển Seaside, tôi ngờ rằng tôi nhìn thấy cây nhiều bằng những năm trước đó trong đời cộng lại. Siêu thị Mỹ có rất nhiều hàng hóa: chỉ cần bước vào một siêu thị như Costco chẳng hạn, bạn có thể mua được gần như tất cả những thứ cần tìm. Phần ăn ở Mỹ rất to: để ăn hết một suất ăn, cần hai đến ba người Việt có sức ăn trung bình. Nước Mỹ có rất nhiều người. Nước Mỹ có rất nhiều giấc mơ. Nước Mỹ có rất nhiều mọi thứ…
2. XE HƠI 1. Trừ khi sống ở những thành phố lớn như New York chẳng hạn, rất khó sống ở Mỹ mà không biết lái và không có xe hơi. Chính vì thế, xe hơi không phải để trưng bày độ giàu có mà nó đích thực là, như nó đúng ra là, phương tiện di chuyển. Xe hơi trên đường phố do đó đủ hiệu, đủ hạng, mới, cũ chen lẫn. Trong khi đó, đứng trên đường phố một quốc gia châu Á mới giàu lên như Singapore chẳng hạn, bạn sẽ thấy đa phần là những hiệu xe sang, láng coóng.
3. XE HƠI 2. Việc lạm dụng xe hơi khiến nước Mỹ tiêu thụ quá nhiều năng lượng dự trữ của thế giới.
4. KHU. Hãy nói bạn sống ở khu nào, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai. Khi tôi nói tôi ở nhà bạn gần Hyde Park, Chicago, mọi người đều nhận ra ngay đó là khu nhà giàu, không quên thêm rằng nhích thêm một chút về phía Nam thì không an toàn lắm – đó là khu người da đen.
5. CỘT ĐIỆN. Tôi đã rất thích thú khi nhìn thấy những cột điện bằng gỗ, cũ, ở một thị trấn ven biển, cách Portland hơn một tiếng lái xe.
6. [MỘT SỐ] NGƯỜI VIỆT Ở MỸ. Tôi gặp một số đồng nghiệp gốc Việt tại hội nghị. Ngay khi tôi vừa nhận ra họ là gốc Việt, nói thử một câu tiếng Việt thì họ sẽ trả lời bằng tiếng Anh. Những đồng nghiệp Trung Quốc của tôi khi gặp những đồng nghiệp gốc Hoa sẽ ngay lập tức chuyển sang líu ríu bằng tiếng Hoa.
7. KHÁCH SẠN. Lần đầu tiên ở một khách sạn Mỹ, tôi rất ngạc nhiên nhận thấy trong phòng không có bàn chải đánh răng, kem đánh răng, không có dép đi trong phòng, không có két sắt. Thậm chí, khi yêu cầu họ kiếm cho một cái adaptor, thì họ bảo không có, và bảo ra siêu thị mà mua. Rất khác với các khách sạn châu Á. Lần này, rút kinh nghiệm, tôi mang theo mọi thứ cần thiết. Do vậy, thấy khách sạn Mỹ cũng không đến nỗi tệ:).
8. STARBUCKS. Ở Mỹ, Starbucks gần như đồng nghĩa với cà phê. Có thế thấy logo tròn tròn xanh xanh của Starbucks ở gần như mọi ngã tư đường phố. Cà phê hội nghị tôi dự cũng là cà phê Starbucks. Với nhiều người, Starbucks là một thứ cà phê nhạt tọet. Tuy nhiên, có nhiều cách để uống cà phê, và Starbucks là một trong những cách. Cà phê đậm hay nhạt không quan trọng bằng việc chấp nhận có nhiều cách uống cà phê khác nhau.
9. LUẬT PHÁP. Khi tôi kể với một người em họ ở Mỹ rằng tôi phải họp cả ngày lẫn đêm, em tôi ngay lập tức nói như thế coi chừng phạm luật về giờ làm việc. Tôi vội vã đính chính buổi tối chỉ ăn và tán dóc, không phải họp. Một người bạn khác kể rằng kể cả cô phải làm việc 13 giờ một ngày, cô chỉ ghi 12 giờ, còn lại 1 giờ ghi sang ngày sau, nếu không, công ty cô sẽ bị phạt. Có vẻ như ở đây ai cũng biết rõ những quy định của pháp luật liên quan đến mình.
10. VẠCH KẺ VÀNG. Tôi rất thích những vạch kẻ vàng trên những con đường ở Mỹ. Chúng chỉ dẫn rõ ràng về làn đường, nơi đỗ, nơi rẽ trái, rẽ phải. Chúng luôn luôn rất rõ ràng. So với vạch kẻ trắng, trông vạch kẻ vàng mạnh mẽ và quyền lực hơn.
11. CỬ CHỈ QUỐC GIA. Ở nhà, đứng trong bất kỳ đám đông nào, lấy chính mình làm tâm thì trong bán kính 3 mét thể nào cũng có người đang ngoáy mũi, mà người đó rất có thể nằm ngày tại tâm! Ở Mỹ một tuần, một lần đứng trước gương, tôi chợt nhận ra… lỗ mũi mình rất sạch, do đó hoàn toàn không có nhu cầu… ngoáy mũi!
Bác TQ nào không biết nhưng làm 1 entry như vậy, để thông báo với bac TQ, là mất công chờ đợi của không biết bao nhiêu bạn đọc đó nghe anh.
ReplyDeleteyogurt ngon gớm :|
ReplyDeleteđây, đây, vội vàng chi lắm thế:)
ReplyDeleteá, chơi trá hàng :((
ReplyDeleteĐọc quá thích. Vẫn còn một câu hỏi cho mục 6. - tại sao (một số người Việt ở Mỹ) lại phải thế??
ReplyDeleteCó một thứ mà Mỹ không thể nhiều hơn Trung Quốc: Người
ReplyDeleteCó một thứ Mỹ không thể nhiều hơn Việt Nam : Mùng (để treo khi đi ngủ)
Chỉ vì cái mũi bị đen thui khi về VN, nên dù yêu VN đến đâu, nhiều người không muốn về VN sinh sống. Nên nhớ là xe Mỹ nhiều nhất thế giới nhưng cái mũi không bị đen thui
Như thế thì tính hợp lý của đời sống Mỹ chắc là nhất, cái gì cũng lấy lý làm đầu, đâm ra lại người VN lại thấy vô lý quá!
ReplyDeleteMục 5: Ở SG trên đường Nguyễn Thị Minh Khai không biết bây giờ còn những cái cột điện gỗ tròn không?
1-Costco
ReplyDelete4: một khu mất an ninh không phải vì nó là khu của người da đen đâu bác GM, mà là vì nó là khu người nghèo, thiếu rất nhiều thứ cần thiết để người ta được sống một cách tử tế.
ReplyDeleteem biết ý bác không phải thế, nhưng em nói rõ kẻo có bạn nào không biết lại hiểu lầm. :)
ReplyDeleteLGO - cảm ơn nhé, đã sửa.
ReplyDeleteQT: ừ, khu nghèo, và là khu người da đen. Tự bản thân điều nó cũng nói lên nhiều thứ, đúng không?
TQ: Không biết bạn Quý nói thật hay mỉa:), nhưng đúng tính hợp lý là một ưu điểm của xã hội Mỹ. Mọi sự đều được sắp xếp để tối đa hóa tính hợp lý.
ReplyDeleteCột điện gỗ ở Việt Nam thiếu gì, quê mình đầy. Đó là lý do tại sao mình cảm thấy thú vị khi thấy cột điện, một thứ hiếm hoi ở Mỹ, mà lại bằng gỗ.
Về vụ khách sạn, chắc tùy khách sạn đó anh, khách sạn nào em ở qua cũng đều cho bàn chải kem đánh răng dầu gội sữa tắm vân vân. Adapter thì bên này em có sẵn rồi nên chưa hỏi mượn bao giờ.
ReplyDeleteVạch kẻ thì có cả vàng lẫn trắng, chỗ nào cũng vàng hết hay trắng hết thì chán hihi :)
Người gốc Việt ở Mỹ không phải ai cũng nói/hiểu rành tiếng Việt, nhưng giá cố gắng nói một vài từ với mình thì cuộc nói chuyện sẽ gần gũi hơn nhiều....
ừ, là vấn đề xấu hổ của nước Mỹ.
ReplyDeleteI like these entries, Stories told on the trail :-)
ReplyDeletekhoái nhất là mục số 11. có lần tôi chở người bạn, đỗ đèn xanh đèn đỏ, hắn ngoáy mũi mê man, bà lái xe bên cạnh vẫy vẫy, tôi bấm cửa kính phía người bạn xuống xem bà cần gì: bà cũng bấm cửa kính xuống, vói tay qua đưa cho bạn tôi tờ giấy Kleenex với cặp mắt lo lắng. :D
ReplyDeletecòn mục số 6: người việt hay "mắc cở" trong đám đông người bản xứ, thích liên kết với họ hơn. nói ngắn gọn thế thôi, nói thêm chi tiết thì sợ... ăn dép. :))) [nsc]
11: bạn nào có thói quen này nhớ rửa tay trước khi chạm vào đồ vật hay một người khác (hay trước khi ăn uống). chốn ấy có vi trùng, nếu bạn khỏe mạnh thì có thể chỉ bị mặt mụn nhưng truyền cho người bệnh yếu thì khổ lắm. nhà em cũng có nhiều thành viên tham gia phong trào văn hóa này lắm, em cố gắng cải thiện bao nhiêu năm trời vẫn không thành công. :((
ReplyDeleteCai nhan xet ve Khu cua bac rat chinh xac. O My khac o VN, downtown khong phai cho cho dan nha giau.
ReplyDeleteNhung bat dau em thay chan cai su phan khu nay, em bat dau thay boring khi o khu, ma ban em no bao, "too white" vua expensive, vua boring.
hello from Nigeria, lvu
Starbucks nhạt toẹt nhưng dễ nghiện cực. Em có chị bạn, cứ sáng nào không làm một cốc green tea latte là không chịu được :D
ReplyDeleteNSC: Hình như tâm lý "mắc cỡ" đấy hay xuất hiện ở những người có công việc tốt, đời sống vật chất và tinh thần tương đương người bản xứ hơn. Họ muốn được nhìn là người Mỹ, hơn là người Mỹ gốc Việt. Tất nhiên tôi vẫn phải qualify cái comment này bằng cách nhấn mạnh rằng đây chỉ là cảm nhận của tôi về một số người mà tôi đã gặp, chứ không khái quát hóa nhé, không lại ăn dép!
ReplyDeleteBác Lừng viết thêm một loạt chuyện theo chân bác đến Nigieria đi:)
ReplyDeleteGhi nhớ lời dặn dò rửa tay sau khi ngoáy mũi của QT:) Còn có quý tắc là khi rửa tay, phải rửa bằng xà bông, và hát thầm trong đầu hai lần bài Happy Birthday thì mới đủ sạch. Sau đó dùng khắn giấy tắt vòi nước!:)
Nên đổi tựa thành: "Những ghi chép nhỏ về nước Mỹ to" :)
ReplyDeleteNgười Việt gặp người Việt không dám nói tiếng Việt, chắc sợ bị nhận ra là người Việt. Đúng là một complexe d'infériorité!
ReplyDeleteÔi, mình biết bác Lamnguyen này là ai rồi:) Cái chữ tiếng Pháp kia là mặc cảm tự ti phải không bác?:))
ReplyDeleteCòn phải hỏi.
ReplyDeleteMừng là có bác phân biệt "mặc cảm tự ti" với "mặc cảm tự tôn": gần đây, qua các comments trên một blog khác, họ khăng khăng là người Việt chỉ nói "mặc cảm" strictly trong nghĩa "tự ti", tự cho là mình kém hơn, xấu hơn... :D
ReplyDeleteTuy nhiên, về việc nói tiếng Việt, tôi không kỳ vọng vì quan niệm rằng, sau khi chính thức nhập cư, họ là "người Mỹ". Người Ấn Độ gặp nhau nói tiếng Anh nhưng vẫn tương đối thân thiện và tương trợ: họ đến từ những địa phương Ấn Độ nói tiếng khác nhau, và tiếng Anh là một yếu tố đoàn kết, thế mới thú vị. [nsc]
hey, ím viet-am. sometimes i speak english to the strangers, even I know they are Vietnamese, because i don't want to be too friendly with him/her. You guys are too soi mói. Who cares of which language one wants to speak when one can speak different languages. Get it over
ReplyDeleteCorrect English: "Get over it." :(
ReplyDeleteCorrect English: "Hey, I'm Vietnamese. Sometimes I speak English to strangers even though I know they are Vietnamese." :(
ReplyDeleteThere are a few more mistakes in the comment in "English", but this will do for now.
banana! holy smoke! my english is a product of street gang viet-am. who cares. this is not an esl class. why do you have to care of speaking correct of english.
ReplyDeletehe he, sao bác không nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ luôn cho máu, nếu bác có thể "speak different languages"? Tôi đang đọc Pamuk, và tiếc mình không biết tiếng Thổ để có thể đọc trực tiếp:))
ReplyDeleteĐùa tí, các bác vừa vừa thôi, không tôi bảo Giò Trắng mang về bên kia cạo lông hết đấy:)
which reminded me i was correcting a paper for my uncle, he just arrived to usa and was taking an esl class. he kept saying you sai rồi, i remembered that's was correct. i copied it from the book. and then he told me it's from an esl book. i told him you can keep it whatever way you wanted to present it to your teacher. but ím very sure your teacher wouldn't understand what you re trying to say, man. he would understand me, because that is the way american say, and because he probably listens to Rap music, hahaha
ReplyDeleteHave fun correcting my english
I aşk sen, Goldmund. Var olmak mutlu her zaman.
ReplyDeleteTeşekkür ederim. Ben de, Orhan seviyorum!
ReplyDeleteLütfen kitabı True Colors çevirmek. Auster ile vakit kaybetmeyin. İş dikkatli. acele etmeyin.
ReplyDeleteNe çürüklüğü, Goldmund. İngilizce, Türkçe, içine benim kesinlikle muhteşem şiirleri çeviren ve zaman harcamanız gerektiğini her dil biliyor.
ReplyDeleteOrhan, bazı kitaplar oldukça iyi ama sen daha kendi dilbilgisi çalışması gerekiyor. , Hayır biggies sabit olabilir. Çok sizin için, genç adam seviyorum!
Çok seviyorum ve her iki büyük hugs!
Muah! : X: X: X
Goldmund ، أورهان ، وToHuu ، مجرد سؤال واحد. كيف العديد من عارضات الأزياء وانت تم التعارف؟
ReplyDeleteلا أعتقد ذلك
Ặc ặc, các bác đùa dai quá thể. Bác Orhan bảo em dịch True Colors và đừng phí thời gian với Auster, xin báo cáo em rất thích và rất muốn làm được điều đó (dịch sách) nhưng em có một công việc full time hoàn toàn khác và khó lòng dành thời gian cho việc dịch thuật nghiêm túc được. Thỉnh thoảng em dịch một hai bài ngắn ngắn ở đây cho vui thôi. Còn dịch thuật nghiêm túc phải nhờ tay Giò Trắng.:)
ReplyDeleteEm thử zịch bác "Rushdie" nhớ: "Này, Goldmund, Orhan, Tố Hữu, các bác có tài ôm mấy em tài tử và người mẫu không nhỉ? Tôi ngờ lắm í."
ReplyDeleteZịch xong câu này em sợ vãi mồ hôi, vì bay bướm kiểu này thì Hà Nội chỉ có Giò Trắng thôi bác ạ.
(ngáp)
ReplyDeleteVì sao em ngáp?:)
ReplyDeleteGiò này chả thèm cạo.
ReplyDeleteChúc mừng các bác nếu các bác muốn "chém gió" thì bảo đã bắt đầu nổi rồi.
ReplyDeleteCòn những chuyện về nước Mỹ àh? xin thưa là nhiều lắm lắm, nhưng nước Mỹ như 1 quyển sách đắt tiền vậy, chưa đọc thì ước ao, đọc rồi thì sẽ thấy nó cũng bình thường thôi thậm chí là còn nhận ra giá trị của những cuốn sách khác !
Chúc các bác một tuần mới như ý và an lành !
hay hay!
ReplyDeletelình thình lụm được bí kíp, là trang này đây. Cám ơn chủ nhân blog. Thấy vui ghê!
E xin bổ sung 1 ý nữa về chuyện đi máy bay nội địa của Mỹ, mất thời gian rất nhiều và không tiện nghi. E liệt kê vài điểm:
ReplyDelete- Check in: trung bình tốn 3 tiếng đồng hồ vì phi trường Mỹ thường cách TP khoảng 1 tiếng lái xe, phải có mặt trước giờ bay 2 tiếng để check-in, và xếp hàng kiểm tra an ninh .. Ở một số phi trường, sau khi cân hành lý, người ta phải tự mang hành lý đi scan an ninh. Rồi đến cảnh xếp hàng dài dằng dặc, phải tháo giày, dây lưng và áo khoác..
- Hành lý: rất hạn chế, thông thường được 1 pack khoảng 50pounds, pack thứ 2 phải trả thêm US$25. Carry on cũng chỉ khoảng 7kgs mà thôi, vì nếu đem to hơn thì ngăn hành lý trên máy bay không đủ chỗ để cất.
- Phục vụ trên máy bay: hầu hết là budget airlines nên không có phục vụ đồ ăn, kể cả những đường bay xa khoảng 5 tiếng cũng chỉ có nước uống và có vài hãng chỉ cho 1 ly nước chứ k được 1 can. Máy bay có TV nhưng phải mướn headphone (US$3) CÓ hãng cho chọn chổ ngồi, còn nhiều hãng như South West thì first come first serve.
- Delay diễn ra như cơm bữa nhưng dân Mỹ rất lịch sự, ngồi đợi thôi chứ không có gào lên như bà con nhà mình.
Nhìn chung theo ý kiến của E thì đi máy bay ở Mỹ như đi xe đò, tuy nhiên ý thức của người ta tốt nên mặc dù chờ đợi lâu nhưng không bực bội khi bỗng dưng 1 kẻ đáng ghét nào đó chen ngang trước mặt mình để vào máy bay trước
Ây cha!gặp người việt mà không nói tiếng việt!bộ mặc cảm là người việt hả?các hạ mà gặp kiều bang chủ hẳn là ăn một đả cẩu bổng nằm ngay đơ rồi còn đâu!hì hì...
ReplyDeleteTôi lớn lên ở Mỹ (27 năm), nếu gặp người Việt ở các conference, seminar, thì thích lắm. Nếu bạn nói tiếng Việt với tôi, tôi sẽ trả lời tiếng Việt. Nhưng nếu lúc đó có bạn bè hay đồng nghiệp Mỹ chung quanh, mà bạn nói tiếng Việt với tôi, tôi đành phải trả lời tiếng Anh vì phép lịch sự (với những người "non-Vietnamese" chung quanh). Điều này thì người Trung Quốc hay bị mang tiếng thiếu tế nhị!
ReplyDeleteThành thật mà nói, nhiều người sang Mỹ từ năm 1975 lúc năm bảy tuổi thì tiếng Việt chắc không mấy rành nếu gia đình ở những nơi xa . Đó là chưa kể những người sinh ra tại đậy . Bạn chỉ hỏi một câu mà đã đánh giá thế này kia thì hơi võ đoán . Hay ta trách sao bố mẹ họ không dạy họ học tiếng Việt ? Hay ta trách bố mẹ họ sao bỏ nước ra đi ?
ReplyDelete