Hồi lâu lắm rồi tôi có một cuốn sách tên là Dành cho các em trai dưới 16 tuổi. Đó là một cuốn sách của Liên Xô, nôm na là sách dạy kỹ năng sống cho các thiếu niên trai. Lẽ dĩ nhiên, tôi đọc cuốn này khi dưới 16 tuổi. Bây giờ chả nhớ gì mấy (nên thiếu kỹ năng sống quá chời lun:), chỉ nhớ mỗi một chuyện thế này: Tác giả kể chuyện trong khu nhà anh sống có một ông giáo sư rất giỏi, rất khả kính. Một hôm đi ngang nhà ông anh nghe tiếng ông gào lên rồi khàn khàn quát người nhà đi lấy bông băng. Thì ra ông đang loay hoay đóng đinh lên tường, nhưng thay vì giáng búa lên đinh ông giáng lên tay. Từ đó cho đến mãi về sau, mỗi khi nghĩ về ông giáo sư ấy, anh tác giả chỉ nhớ mỗi chuyện ông ấy không biết đóng đinh. Ông ấy có thể là giáo sư rất giỏi ở đâu đấy nhưng ông không thể nào hay được trong đầu một người khác ông chỉ là một người đàn ông không biết đóng đinh. Cũng như, GM có thể chém gió ở đâu đó nhưng trong đầu anh cu Pi có thể chỉ ghi nhớ mỗi chuyện là ba của ảnh không trả lời được câu đố của ảnh. Câu đố của Pi như thế này: Con gì sống trong rừng, to hơn con voi, có răng nhọn, ăn thịt, có đuôi dài và mình không có lông? (Ai cũng không biết trả lời giống GM xin mời rê chuột tới cuối entry).
Không biết J.M Coetzee, chủ nhân Nobel Văn chương 2003, có đọc
cuốn Dành cho các em trai dưới 16 tuổi
không, mà tự nhiên ông nghĩ tới chuyện mình đường đường là nhà văn oách như thế này,
nhưng mai mốt chết đi người ta nghĩ gì về mình. Nghĩ là làm, ông đem thân mình ra
không phải làm giá súng như anh Bế Văn Đàn mà thay vào đó tiểu thuyết hóa chính
mình thành nhân vật nhà văn John Coetzee. Ta đã từng gặp Paul Auster lừng lững
đi lại nói cười trong một tiểu thuyết của mình, cuốn New York Trilogy (bản dịch tiếng Việt của Trịnh Lữ là Trần trụi với văn chương). Gần đây hơn,
nhà văn Pháp Michel Houellebecq thậm chí còn tự chặt đầu băm xác mình trong cuốn
Bản đồ và vùng đất. Nhưng có lẽ
Coetzee là người duy nhất xây dựng hẳn một cuốn tiểu thuyết về một tay nhà văn
mang tên mình và viết những cuốn sách có tên giống những cuốn sách của mình.
Bản thân ý tưởng cuốn sách đã thú vị: một nhà viết tiểu sử
muốn viết một cuốn tiểu sử về một giai đoạn trong đời của nhà văn Nam Phi John
Coetzee. Anh ta phỏng vấn năm người có quen biết John Coetzee. Chân dung nhân vật
nhà văn John Coetzee được tái hiện qua
năm cuộc phỏng vấn đó. Bạn biết gì không? Có thể nhà văn của chúng ta đã đọc rất
nhiều sách, thậm chí, còn viết nhiều cuốn, nhưng những gì người ta nhớ về ông
thật thảm hại. Người tình cũ kết luận về
ông: “John wasn’t made for love, wasn’t constructed that way - wasn’t constructed
to fit into or be fitted into” (nôm na có nghĩa John sinh ra không phải để yêu,
ông không được cấu tạo theo kiểu đó - không được cấu tạo để lắp vừa hay được lắp
vừa vào). Cô người tình này đã rất phẫn nộ khi một lần nhà văn của chúng ta
toan mở Schubert trong lúc “yêu”. Trong
khi đó, kỷ niệm sâu sắc nhất của người em họ về ông là ông không biết sửa
xe, khiến cô phải qua đêm trên một chiếc xe bị panh ở giữa chốn đồng không mông
quạnh. Còn một phụ huynh của học trò ông thì chỉ nhớ mỗi một chuyện vặt vãnh thế
này về thầy giáo tiếng Anh của con mình: “Your Coetzee may have had a talent
for words but, as I told you, he could not dance” ( Ngài Coetzee của anh viết
lách hẳn là khá khẩm, nhưng tui nói với anh rồi, lão ấy ếch biết nhảy đầm!)
Thấy chưa, đọc sách làm gì, viết văn làm gì, nếu không biết
yêu, không biết sửa xe và không biết nhảy đầm! Rồi thì người ta chỉ nhớ những
chuyện ấy mà thôi:)
Tất nhiên, phải biết đóng đinh nữa, cũng như phải cố mà trả
lời câu đố của anh cu Pi. Đáp án câu đố đó là: con khủng long!
Haha em biết ngay là khủng long vì bạn Gấu đang giai đoạn khủng long.
ReplyDeletekinh nghiệm đầy mình ha
DeleteHic, chà, câu đố đấy chắc cũng phải dưới 16 tuổi mới trả nhời được!
ReplyDeletechời, mình đoán ra ngay là con khủng long :))
ReplyDeletevậy là đủ tiêu chuẩn làm bố rồi đó:))
Deletehehe bởi vậy mới đang ế chồng :))
DeleteMình cũng biết ngay là con khủng long, mặc dù hơi bị chuyện sống trong rừng đánh lạc hướng :-)
ReplyDeleteem không đoán ra con khủng long, thế thì em là con gì? và nếu vậy thì bao nhiêu?
ReplyDeleteCái bìa sách như bọc giấy bóng, nhất là mép bìa.
ReplyDeleteCảm ơn chủ blog đã giới thiệu sách, rất thú vị.
đúng là sách bọc giấy bóng bác. Sách cũ một thư viện bên Mẽo, nhưng chắc không mấy ai đọc nên còn mới nguyên, thư biện thải ra
Deletethư viện, không phải thư biện!
DeleteAnh Mund viết duyên và dễ thương thiệt :)
ReplyDelete:) cười duyên:)
Deletemình cũng định quạt là đọc blog anh Goldmund bổ não và enjoyable :)
ReplyDeleteĐang hóng hớt chờ entry dành cho 18++ của bác, chắc còn thú vị hơn nữa :)
ReplyDeleteCông nhận bác Mund VIẾT DUYÊN VÀ DỄ THƯƠNG THIỆT, lại biết CƯỜI DUYÊN nữa nhưng không biết bác có biết yêu, biết sửa xe, biết nhảy đầm không ta?
ReplyDeleteTôi khờ khạo lắm, ngây ngô lắm:)
Deletenhiều khi không biết "fit into" hay "be fitted into" đúng nơi đúng chỗ (nhạc Schubert) cũng làm người ta thành kẻ vô duyên hay kỳ quặc :))
ReplyDeleteMình đang có một "sứ mệnh bất khả thi" là phải tìm mua cho được mấy quyển tạp chí Quán Văn (phát hành số 1 vào tháng 11/2011)do NXB Thanh Niên phát hành nhưng không có kênh phát hành mà nghe đâu chỉ được (nhờ mua) từ một số người quen biết trong mạng lưới văn nghệ. Không biết bác Goldmund có biết chỗ nào có thể cho mình thông tin để mình đến đó mua giùm vài người bạn được không. Nếu bác không biết cũng không sao vì mình vẫn thường vào blog của bác đọc (chìm) hí hí :))
chịu, bác ơi, chưa nghe nói tới tạp chí này, sách vở gì mà bí hiểm vậy?:)
DeleteÔi giời, thế mà em cứ đoán là con voi Mẹ
ReplyDeleteEm đoán ngay ra con khủng long nhé. (mừng quá!!)
ReplyDeleteEm lại nghĩ tới con trăn, vẫn ấn tượng bức vẽ của tác giả trong Hoàng tử bé :)
ReplyDeleteDang le ra nen noi nhieu ve cuon "Danh cho em trai duoi 16 tuoi" Mot cuon sach tuyet voi, ngay ca khi 20 tuoi, doc van con thay y nghia
ReplyDelete