Đọc lại những cuốn sách thuộc dạng sách kỷ niệm là một việc
ít nhiều rủi ro. Rủi ro này dễ có nguy
cơ thành hiện thực hơn khi đọc lại những cuốn sách của một thời xa xưa, những cuốn
sách của tuổi thơ hay tuổi hoa niên, thuở mắt ta hãy còn trong veo như mắt thỏ (ref bài hát Có chú công an nho nhỏ/ Mắt chú trong veo
như mắt thỏ) và tâm hồn chưa mảy may vấn vương cát bụi [người] đương thời.
Cách đây ít lâu, tôi mừng húm khi mua lại được một cuốn sách
cũ của thời thơ ấu: Lều số 13 - một
cuốn truyện thiếu nhi của Cộng hòa dân chủ Đức. Tôi nhớ đã từng mê cuốn này
kinh khủng. Sách mất lâu rồi, nhiều năm không đọc lại, tôi chỉ nhớ mang máng
truyện kể về một nhóm thiếu niên đi cắm trại và các trò nghịch ngợm của chúng.
Vì thế, khi mang sách về, tôi háo hức giở ra đọc lại ngay. Kết quả thật chua
chát: nó dở không thể tưởng. Ở đây, vấn đề không phải là người lớn đọc truyện
thiếu nhi không thấy hay - tôi vẫn mê tít nhiều cuốn dành cho tuổi Alpha
và Pi - mà vấn đề là nó dở thật. Nó giáo điều, công thức, chẳng mảy may có lấy
một chút dí dỏm nào.
Tương tự, tôi cũng hết sức khoái chí khi tìm được trong hội sách vừa rồi cuốn Tuổi 17, truyện của Liên Xô cũ kể về năm
học cuối cấp ba của một lớp toàn nữ sinh, để rồi khi về nhà đọc lại chừng ba
mươi trang thì nhận ra tốt hơn không nên đọc tiếp. Sau khi đã tiếp xúc với những
thứ như Bắt trẻ đồng xanh, thì rất
khó để còn có thể thưởng thức những màn đối đáp như tuyên huấn của vị giáo viên
chủ nhiệm trong cuốn này, và những chức danh như bí thư chi đoàn, hay chủ nhiệm
báo tường lớp bây giờ nghe thật là …ngộ nghĩnh.
Có lẽ, đối với những cuốn thuộc dạng này, chỗ của chúng chỉ nên là
trên kệ sách. Chúng ngự ở đó quan sát cuộc đời ta. Còn ta, chỉ cần thỉnh thoảng ta nhìn chúng, để nhớ có
một thời ta từng yêu mến chúng như thế nào. Và, để giữ nguyên những kỷ niệm đẹp,
thì tốt hơn là đừng đọc lại.
Oài, mình có nguyên tắc bất di bất dịch, không bao giờ đọc lại sách đã đọc. CHo nên mình không bị dội ngược kiểu này hihi ...
ReplyDeleteThế mà em lỡ mua bạn Tuổi 17 rồi, tính đưa cho tuổi 15 đọc, nhưng thế thì chắc khỏi cho bạn tuổi 15 đọc luôn vậy.
ReplyDeleteThay vào đấy có lẽ là Bắt trẻ đồng xanh, theo gợi ý trên. : )
Và cả Yêu trong bóng tối nữa:))
Deletehí hì hì
ReplyDeletecười đểu thế này dễ bị ăn gạch lắm:)
Deleteđểu thì phải là he he chứ he he
DeleteTới giai đoạn "mừng húm" rồi nhỉ :P
ReplyDeletelà sao?
Deletelike father like son :)
Delete:)
DeleteTôi thích cuốn Con Người Trở Thành Khổng Lồ. Đọc từ hồi còn nhỏ, tình cờ kiếm lại được, rất thích. Sách trẻ con thôi, nhưng thích lắm! Sách cũ bao giờ cũng có ngôn ngữ, thông điệp riêng của nó.
ReplyDeleteTôi thích cuốn Con Người Trở Thành Khổng Lồ. Đọc từ hồi còn nhỏ, tình cờ kiếm lại được, rất thích. Sách trẻ con thôi, nhưng thích lắm! Sách cũ bao giờ cũng có ngôn ngữ, thông điệp riêng của nó.
ReplyDeleteHồi cấp 3 em làm bí thư lớp đấy. Thấy bây giờ giống giọng tuyên huấn không? :)
ReplyDeletetuyên huấn gì mà nói chuyện ăn cháo cá trong khi ấy
DeleteTa đã làm chi đời ta.
ReplyDelete( không biết câu này còn thời hạn truy cứu bản quyền không nữa)
Bạn Mun nên xét đến thời gian tính khi đọc lại những cuốn í nhé, phải tìm xem cái gì đã làm cho mình hồi ấy thích thú đến phải nhớ chứ lị, chắc không phải vì "màn đối đáp như tuyên huấn của vị giáo viên chủ nhiệm trong cuốn này, và những chức danh như bí thư chi đoàn, hay chủ nhiệm báo tường lớp";p
ReplyDeletenếu kiên nhẫn hơn thì hẳn cũng tìm được cái gì đó thú vị, nhưng em quyết tâm ngừng để cố gẳng bảo toàn kỷ niệm (dù đã hơi sứt sẹo):)
DeleteThật thế à, ngày xưa chị cũng thích Lều số 13 và Tuổi 17 lắm đấy. Chị không nghĩ là chị sẽ chán những thứ đấy. Hoặc là khả năng cảm thụ văn chương của chị có vấn đề. Bắt trẻ đồng xanh thì chị chưa đọc nhưng cũng ngại đọc.
ReplyDelete