Thứ Ba ngày 7 tháng 8 năm 2007
Hôm nay, bố viết thư cho cô giáo hiệu trưởng của con, và để nói với cô giáo rằng, bố muốn cô giáo và các bạn con đừng để tâm đến chuyện con thuận tay trái.
Bố thuận tay phải và vì vậy, bố không có kinh nghiệm gì để biết hay nhận xét rằng, thuận tay trái thì có tốt hơn hay xấu hơn thuận tay phải không, nhưng bố biết, con được sinh ra như vậy, và có lẽ điều đó tốt hơn cho con. Có người nói rằng thuận tay trái thông minh hơn, cũng có thể như vậy, nhưng quan trọng hơn, chúng ta không nên bắt mình phải khác với cái mình có, cái tự nhiên, con trai ạ.
Bố cũng không mong rằng con cần được rèn cho chữ đẹp, có vẻ chuyện đó thật sự không cần thiết, chúng ta thực sự có rất nhiều việc khác phải làm trong cuộc đời, có rất nhiều thứ con phải học. Đọc những quyển sách của con chẳng hạn, là một ví dụ cho những công việc cần thiết.
Và có lẽ mọi người không muốn biết bố đã đề nghị cô hiệu trưởng đừng bắt con trai của bố phải khoanh tay chào người lớn. Bố biết rằng đó không phải là một phần của lễ nghi và lịch sự, và bố cũng biết chẳng đứa trẻ nào mong hay yêu thích việc đó. Bố muốn con hãy làm khác hơn, nhìn thằng vào mắt người đối diện, dù là người lớn hơn hay bé hơn, và hãy tập cầm lấy bàn tay người khác để biết họ là ai...
Bố không biết như thế là sai hay không, nhưng bố muốn con, như mọi đứa trẻ khác, cần phải được tôn trọng. Và giá như bố có thể để nghị cô giáo của con đừng gọi con là các con, để con không phải hỏi bố "tại sao cô giáo lại gọi con như vậy".
Nhưng mà có điều này nữa con trai ạ, cuộc sống thật sự là phức tạp, và chúng ta cần phải làm quen với nó và cần kiêu hãnh để sống.
Cảm ơn bác Gỗ mun vì đã sưu tầm bài viết, em cũng thuận tay trái đây, và lúc nhỏ em bị đánh bầm dập bàn tay chỉ vì ... viết tay trái, em đã cực kì căm hận điều đó, nhưng giờ thì hết rồi, giờ thì em chỉ làm đc 1 việc bằng tay phải là viết và... rê chuột =))
ReplyDeleteEm đấu tranh cho sự phát triển tự nhiên của con người ^.^
À, nhân đây chia sẻ với mấy bác thuận tay trái như em là ngày 13 tháng 8 là ngày quốc tế của những người thuận tay trái - Lefthand day, các bác nhớ ăn mừng ngày đó nhá :D
Hình như bố Goldmund thật sự muốn thoát ra vòng nề nếp lễ giáo lâu nay của người Việt :)
ReplyDeleteMình nghĩ mỗi dân tộc có những điều hay riêng của họ. Bạn muốn con bạn phải như thế này, người kia muốn con họ phải như thế khác. Ai cũng muốn điều tốt nhất cho con mình. Đó là đương nhiên.
Nhưng đôi khi những ông bố bà mẹ thực sự chỉ làm vì chính bản thân họ, thỏa mãn những suy nghĩ của họ, chứ chưa hẳn đó là điều đứa trẻ mong muốn. Sống trong 1 tập thể, hiếm đứa trẻ nào muốn mình trở thành "lập dị," nó chỉ muốn nó là người của tập thể mà nó đang sống trong đó. Có lẽ bạn Goldmund cũng từng nghe chuyện những đứa trẻ cảm thấy khó chịu về cách bố mẹ nó biến nó thành 1 đứa "kỳ quái" trong mắt những người mà ngày ngày nó đối diện?
Những suy nghĩ mà bạn Goldmund mong muốn con mình được thể hiện là đúng. Những điều cô giáo dạy cho bé cũng không hề sai.
Giá mà bạn Goldmund nghe những người Mỹ nơi mình đang sống khi muốn mở rộng thị trường vào khu Little Saigon - thủ đô của người Việt tị nạn - họ tìm hiểu và học hỏi luôn cả cách đưa danh thiếp hay 1 vật gì đó cho người lớn hơn bằng cả 2 tay. Đó là nét đẹp của văn hóa Việt.
ơ ơ, em tưởng lão ấy là Phạm Kim Hưng chứ?
ReplyDeleteChị Ngọc Lan: Thay chữ "bố Goldmund" bằng bác PQV nhé. Bài này đâu phải của em! Và việc post lại bài này không có nghĩa em hoàn toàn đồng ý những gì bác PQV viết.
ReplyDeleteVịt: Anh cũng tưởng thế. Nhưng lão ấy lại giơ cho anh bằng lái xe tên này, và sách lão ấy sắp in cũng dưới tên này.
hehe, sorry bố Goldmund. Câu đầu là trêu bạn GM, sau đó cứ mải miết gõ mà quên bén là bạn GM post lại :p
ReplyDeleteTiamo: Bị đánh chỉ vì viết tay trái thì quả là dã man. Tôi cũng nghĩ để trẻ con phát triển tự nhiên là tốt nhất.
ReplyDeleteem thích ý kiến của chị Ngọc Lan, ngày gia đình em mới chuyển vào Nam, năm 1980, bố mẹ em thì thầm với nhau: người nam dạy trẻ con kỹ nhỉ, chúng nó vòng tay chào mình đều tăm tắp" rồi dạy tụi em cũng phải làm vậy.
ReplyDeleteem vẫn thấy thích cách chào trang trọng đó, giờ gặp người cao tuổi em cũng vẫn chào như vậy mà không thấy mình bị kém tôn trọng tí nào.:)
em cũng thích cách chào gập người của người Nhật. nó làm nên một không khí chậm rãi từ tốn, nó tạo điều kiện cho người ta nhìn vào mặt nhau lâu hơn .
Úi chà, bài này lại sờ trúng gáy cô giáo Ngọc Lan rồi nhé. Cái việc dạy trẻ chào thì cần thiết nhưng mà dạy chúng khoanh tay thì không nên tí nào. Lũ trẻ VN lớn lên cứ óp ép sợ sệt, chán lắm.
ReplyDeleteEm thấy trẻ con VN (nhất là miền Bắc) ở trong trường có bắt nó khoanh tay thì đến cấp 2 nó ra đường cũng vẫn chửi bậy như ranh chứ sợ sệt nỗi gì :)).
ReplyDeleteAnw jokes aside, em thấy bác Phừng cũng ghê gớm quá, trẻ con khoanh tay thì cũng có gì xấu đâu mà bác đến tận trường phản đối. Các bạn Thái già trẻ lớn bé gặp ai đều chắp tay cúi đầu rất lịch sự thấy thiện cảm hơn hẳn các bạn VN đi đâu mắt cũng láo liên. Cúi thấp như các bạn Nhật thì kể cũng hơi bất tiện, nhất là với những người hay mặc quần không đáy như em :D
Bác Phừng này bao giờ chả ghê gớm!
ReplyDeleteThôi, để tôi "trình bày quan điểm" của mình về bài này của bác Phừng:
1) Vấn đề tay trái: Đồng ý. Chả có lý do gì bắt người thuận tay trái phải chuyển sang tay phải cả. Thử bắt các bác thuận tay phải chuyển sang viết bằng tay trái xem thử thế nào. Đánh đập trẻ em chỉ vì trẻ thuận tay trái quả là phi nhân tính.
2) Vấn đề rèn chữ đẹp: Tất nhiên cần phải biết viết, nhưng viết chữ đẹp hay không không thành vấn đề. Đó là chưa kể còn tranh cãi về vấn đề thế nào là đẹp. Do đó, về cơ bản đồng ý với tác giả.
3) Vấn đề khoanh tay: Ý của bác Phừng là trẻ con cần được tôn trọng, cho nên trẻ con không cần khoanh tay đối với người lớn. Tôi thấy ý này hơi khiên cưỡng. Trẻ con cần được tôn trọng, nhưng trẻ con cũng cần được dạy cách tôn trọng người khác. KHoanh tay chính là cách tôn trọng người lớn.
4) Vấn đề gọi trẻ con là "con": Cái này thì chịu, không hiểu sao bác Phừng lại có ý đó. Tôi chỉ có thể đoán vì con bác Phừng là con trai, nên bác ấy không muốn cô giáo gọi con bác là con, mà phải gọi là "thằng":)). Cái này có thể xuất phát từ mặc cảm về giới tính của tác giả, he he.
Giời bác GM giờ mới thể hiện ý đồ xấu đầu tiên lên FB nịnh bác Phừng lên giời để copy lại bài, hoá ra chỉ để nhân dân vào úp sọt bác Phừng :D
ReplyDeleteChú GM có biết cu Gôn cũng bị cô giáo quất 1-2 roi khóc hu hu vào đầu năm lớp 1 vì "tội" viết tay trái không . Làm anh phải tranh luận với cô rằng "B.Clinton cũng viết tay trái mà cô " .
ReplyDeleteCô rất bực dọc vì phụ huynh cá biệt nhưng cũng phải để cháu viết tay trái .
Nói chung viết tay trái cô giáo bực mình cũng phải ,cô thuận tay phải nên không uốn nắn được cho trò nào viết tay trái , vì cố muốn trò nào cũng vở sạch chữ đẹp cơ mà .
Đồng ý với tác giả Tay Trái hòan tòan, ở các mức độ khác nhau
ReplyDelete1)vấn đề "tay trái": 100%
2) vấn đề "chữ đẹp": 95%, 5% là vì có cái khiếu nho nhỏ nào cũng đều có lợi trong cuộc sống cả, chữ xấu cũng có thể trở thành 1 cản trở nho nhỏ (ví dụ viết 1 cái notes tán gái mà chữ xấu quá cũng đâm ngại, viết thư tình mà nét chữ hay hay cũng có lợi)
3)vấn đề "khoanh tay" và 4) vấn đề "các con": 2 vấn đề này nằm trong lãnh vực phức tạp của cuộc sống, mỗi người tiếp nhận rất khác nhau nên không thể áp dụng đại trà. Vì thế tôi đồng ý là không nên bắt buộc tất cả con trẻ phải "khoanh tay" chào "tất cả người lớn" và nên tránh gọi các em học sinh là "các con". Chính bản thân tôi lúc bé đã từng có cảm giác rùng mình khi có "một số người lớn" "ngọt ngào" gọi mình là "con". Cỡ độ 10-11 tuổi, có thể bé hơn tôi đã không thích gặp ai cũng phải khoanh tay chào rồi. Gật đầu nhẹ chào cũng đủ lễ phép vậy. Quan trọng là mình nên hiểu con cái của mình, nếu các cháu không có vấn đề gì thì không sao, nhưng nếu các cháu không thích khoanh tay chào với lý do chính đáng thì không nên ép buộc. Hãy lắng nghe các cháu trước để dạy các cháu thế nào là tôn trọng thật sự.
Bác GM: Về 4) Vấn đề gọi trẻ con bằng con, con gái em (lúc khoảng 2 tuổi rưỡi)cũng hỏi tương tự, đại khái rằng tại sao con cũng xưng con với cô giáo. Lúc đó thú thật em không hiểu ý con gái mình lắm; chỉ biết liệt kê những đối tượng mà con gái mình phải xưng con ngoài ba/mẹ như: ông, bà, cô, chú, dì,... Việc này vô hình chung làm con gái tôi hiểu "con" giống như "I" trong tiếng Anh. Do đó, khoảng 1 tháng sau cô bé lại hỏi sao không cho con xưng con với chị G.
ReplyDeleteCó thể bác Phừng thắc mắc tại sao cô giáo không gọi học sinh bằng trò A, trò B,... Nhưng theo cách này cũng rối: nếu xưng "cháu" với ông/bà thì xưng gì với cô/chú/bác/dì/dượng/cậu/mợ/thím để phân biệt được???
Các bạn đừng úp sọt anh thế, cái này anh viết cho con anh, và là quan điểm riêng của anh khi chơi với con anh. Anh với 2 thằng nhà anh là 3 thằng bạn bè, anh lớn hơn thì hay bắt nạt 2 thằng kia, 2 thằng kia bé hơn thì có lúc cậy bé khóc lóc mũi dãi để đàn áp anh, cũng giống như trong cái xã hội lớn hơn sau này chúng nó sống thôi.
ReplyDeleteAnh vì là đại ca, thì cũng phải chiến đấu bảo vệ hai thằng kia, trong đó có những quyền cơ bản như quyền được làm trẻ con, quyền được thích viết tay nào thì viết, không thích viết thì thôi không viết nữa,...
Và với anh thì việc người thầy vẫn gọi học sinh là thầy xưng em là rất bình thường và rất dễ hiểu. Gần gũi và thân thiện, nhưng không phải là bố hay mẹ mình, là cô và thầy thôi. Anh tự xét thấy lúc con anh ở nhà anh ứ làm cô giáo được, với lại cô giáo của con anh ở trường nếu hay ho thì chắc cũng làm gì đó của anh được thôi chứ làm mẹ con anh thì phức tạp quá.
Đại loại là cũng nhiều chuyện, các bạn khác cứ có con, rồi cho con đi học đi, sẽ khắc thay đổi ý kiến...
Bác Phừng: Lẽ ra bị quất một cái vào mông trái thì bác phải chìa luôn mông phải ra chứ?:)
ReplyDeleteSao biết bác cho con rồi đi học rồi thay đổi ý kiến? Chẳng hóa ra mọi người sẽ suy nghĩ giống nhau và giống bác cả à?
Welcome bác, khích mãi mới ra khỏi ổ:)
Chú Mun rất khá. Đúng là trẻ con phải cho nó phát triển tự nhiên.
ReplyDeleteem Clea : con gái mà sắc sảo wá đi, :D
ReplyDeletebác GM: cái " trình bày quan điểm" của được đó, :D
bác Pham : hình như chỉ miền nam mới có kiểu thầy cô gọi học trò bằng con, mà hình như cũng chỉ có ở cấp 1 thôi à, lên lớp 6 tự động các cháu nó xưng em hết.