Tôi ăn tối một mình trong một quán nhỏ, ở một tỉnh nhỏ, ở Đức. Các bàn đều có người ngồi, nhưng quán không ồn, vì ai cũng nói khẽ. Vì đi một mình, tôi được sắp ngồi ở cái bàn tròn nhỏ nhất của quán, gần nơi máng áo khoác.
(Trích Trên bàn có hoa cúc – Đoàn Minh Phượng)
Chuyện này xảy ra hôm qua:
Tôi ăn trưa ba mình trong một quán không lớn, cũng không nhỏ, ở một thành phố lớn, ở Việt Nam. Hầu hết các bàn đều vắng, và quán lại ở dưới hầm, nên khi chúng tôi mới vào quán khá yên tĩnh. Vì quán ít người, nên chúng tôi có thể ngồi đâu tùy thích. Tôi chọn một bàn dành cho bốn người ở giữa quán. Khi ngồi ăn một lúc rồi tôi mới nhận ra đây là sai lầm. Lựa chọn tốt hơn có thể là một bàn trong góc, khi đó, khả năng những người bạn không thích ngồi bàn kế bên sẽ giảm đi đáng kể. Thường chỉ khi hậu quả xảy ra rồi, người ta mới biết lựa chọn của mình có đúng hay không.
Ba người chúng tôi, tuy đều tiềm tàng khả năng nói to, nhưng câu chuyện của chúng tôi chỉ vừa đủ nghe: quán yên tĩnh, nhạc nhẹ nhàng, chúng tôi không có nhu cầu gào vào tai nhau hoặc vào tai người khác. Nhưng người khác dường như có nhu cầu gào vào tai chính tôi: bàn kế bên lúc ấy đã có bảy tám hay chín người. Tôi nhận ra trong số đó một nam ca sĩ tương đối có tiếng. Anh này có một giọng hát mà tôi hay đùa là phều phào, thiếu sinh [thực] khí. Dù sao, anh cũng là người đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên nhất trong đám thực khách bàn bên.
Vì là ăn trưa, mỗi người trong chúng tôi đều sẽ quay lại văn phòng tiếp tục làm việc, nên chúng tôi không gọi rượu hay bia. Bàn bên kia gọi rượu vang.
Chúng tôi nói chuyện về công việc, nhà cửa, những dự án sách vở. Nhưng, tôi không tập trung được cho lắm, vì trong khi hai bạn tôi quay lưng với bàn bên kia thì tôi lại nhìn thẳng, nên dù muốn dù không họ cứ đập vào mắt tôi. Tệ hơn, những âm thanh phát ra từ bàn họ cứ dội vào tai tôi, chói lói. Họ cười nói, họ trêu đùa như thể trong quán chỉ có họ. Họ đứng dậy cụng ly chan chát, côm cốp, như thể họ đang uống bia hơi ở vỉa hè Hà Nội hay bia tươi trong những vườn bia Sài Gòn. Những ly rượu vang mỏng mảnh cứ như chực vỡ.
Những ly rượu vang chỉ chực vỡ chứ chưa vỡ, còn cái tinh tế, thanh lịch trong văn hóa rượu vang phương Tây chắc đã vỡ rồi, tại đây, trong một nhà hàng ở Sài Gòn, ở Việt Nam.
Cái kết luận cay quá. Em thích uống rượu cay nếu là do bác Goldmund rót.
ReplyDeleteKhi nào sang Đức em sẽ hầu rượu bác:)
ReplyDeleteBác Gâu à, hình như tôi có viết một bài với chủ đề "ăn", bác tìm cách forward đến họ đi, hehehe.
ReplyDeleteAR: tự nhiên bác kêu bác Gâu, làm tưởng bác đang nói tới bác Gấu nào
ReplyDeletecái bài đấy ở đâu, bác cho link với
Còn cần kể thêm một chi tiết để diễn tả sự tương đồng giữa nhà hàng, rượu vang và quán bia vỉa hè mà bác Mund kể trên.
ReplyDelete...
Trong bữa trưa, vì mải mê ngắm thực khách phía đối diện tôi đã mất tập trung vào món bò sốt tiêu đen của mình. Và cũng vì sợ tôi lơ đãng việc ăn uống, không nạp đủ năng lượng để quay trở lại văn phòng làm việc tiếp; cậu bồi trút vội đĩa khoai tây chiên vào phần ăn của tôi.
Cậu ta gửi gắm ánh mắt trìu mến "thôi ăn cố đi, để em còn dọn đĩa, ở quê em quý lắm mới dồn cho ăn nốt đấy". Tôi có thoáng giật mình nhưng rồi nghĩ, trên bàn kia có rượu vang, trên bàn ta có khoai tây.
Dẫu sao cụng ly côm cốp thì rượu vang vẫn là rượu vang. Mà khoai tây vét đĩa thì vẫn là khoai tây, chẳng thể là khoai lang được.
Gâu là vàng đó bác. Thực ra tui viết về đi ăn tiệc thì nên behave trên bàn ăn như thế nào thôi. Trong vụ đi ăn của bác, nếu là tui thì tui nhảy sang đề nghị các bác bàn bên giảm volume xuống. Không biết có phải tại tui đanh đá quá không nhưng cứ phải chịu đựng thì bực, mà bực thì ăn mất ngon.
ReplyDeleteCái link ấy đây:
http://www.lungvu.com/2009/05/mot-so-nguyen-tac-khi-i-tiec-dining.html
Em đố bác Aristole viết được một cái tương tự về nguyên tắc ăn tiệc ở Việt Nam đấy:)
ReplyDelete