Có lần nghe Mark Twain nói, đại ý, tác phẩm kinh điển là tác phẩm ai cũng muốn đọc, nhưng không ai thực sự đọc:)
Mò sang nhà Calvino, thấy bác cho cả một tủ định nghĩa về tác phẩm kinh điển. Dưới đây là vài cái:
Là những cuốn mà người ta thường nói: “Tôi đang đọc lại…”, chứ không bao giờ nói “Tôi đang đọc…”: Đúng thế, giờ mà nói mình đang đọc Tội ác và hình phạt hay Bà Bôvary ngượng chít được. Mặc dù có khi đang đọc thật:)
Là cuốn mà nỗi lần đọc lại ta lại có cảm giác khám phá như lần đọc đầu tiên: Một ví dụ là Hoàng tử bé, và vấn đề ngáp :)
Là cuốn mà thậm chí khi ta đọc lần đầu cũng cho ta cảm giác như là đọc lại một cái gì ta đã từng đọc.
Là cuốn không bao giờ cạn điều muốn nói với độc giả;
Là những cuốn mà ta càng nghĩ rằng ta đã biết về nó qua lời người khác, thì khi thực sự đọc chúng, ta lại thấy nó càng độc đáo, bất ngờ và sáng tạo;
Còn nhiều nữa, 14 cái tổng cộng.
Kết cục, Calvino lý giải tại sao phải đọc tác phẩm kinh điển: Tại vì đọc luôn luôn tốt hơn không đọc!
Đóng tủ.
Theo tôi, nên dịch là cổ điển; dịch kinh điển, sợ lầm với từ academics. Bài của Calvio cũng thú, nhưng bài tựa của bản tiếng Pháp, cũng tuyệt lắm. Tuy nhiên, bài hay nhất, và tất nhiên, định nghĩa hay nhất về tác phẩm cổ điển, phải là Coetzee, trên TV có giới thiệu sơ. Có hai vấn đề trong 1 vấn đề, là, thế nào là cổ điển, và tại sao đọc cổ điển..
ReplyDeleteNQT
Thanks bác, bác gợi ý Google vào trang bác chứ gì?:)
ReplyDeleteBạn nào hôm nọ định tặng mình Sunset Park chuyển qua Stranger Shores nhé, cho có đôi có cặp với Inner Workings:)
Tôi đâu có ý gợi ý Google?
ReplyDeleteTính viết 1 bài dài nhân bài ngắn của bạn, nhưng chưa có thì giờ, đành đi 1 cái còm, để nhớ, đặt cục gạch,như thường nói..
Sao lại có ý nghĩ là tôi gợi ý Google?
Khó hiểu quá!
NQT
Có lẽ bạn nghĩ, tôi chỉnh bạn về cách dịch từ classic? Không phải như vậy. Có những tác phẩm "hay" quá, vừa mới xuất hiện, đã được giới phê bình coi là 1 tác phẩm cổ điển. Còn kinh điển, là phải đợi mấy ông Hàn thẩm định. Dịch là cổ điển đúng hơn.
ReplyDeleteNQT
hi hi, bác không biết đùa rồi, chẳng phải muốn vào trang của bác tìm bài Coetzee thì phải dùng Google là gì?:)
ReplyDeletechuyện kinh điển/ cổ điển tạm gác lại
bản em có là bản đặc biệt, nhưng thôi được rồi, anh cứ chuẩn bị voi chín cựa ngựa chín hồng mao đi là vừa ;))
ReplyDeletemấy điều anh nói làm em liên tưởng đến mấy cuốn textbook hehe
còn cuốn "Cửu âm chân kinh phương Tây" của Bloom, biết anh thích chân kinh lắm, nhưng không tặng được :D
Thanks, cuốn Cửu âm chân kinh kia anh tự xoay được:)
ReplyDeleteNhà Calvino là nhà nào thế ạ? Winter's night or why reads classics?
ReplyDeletePourquoi lire les classiques, tất nhiên rồi :)
ReplyDeleteStranger Shores mình đọc lâu rồi nhưng hình như không có sách, không thì đã giả nợ ngay rồi, mặc dù vẫn chưa thấy The Curtain đâu cả hehe
Bên nybooks cũng có gần hết Coetzee
ReplyDeleteTôi lại nghĩ, bạn không thích đùa
ReplyDeleteSorry
NQT
The Curtain mấy lần ra gần bưu điện lại quên mang theo - sozi:)
ReplyDeleteĐọc "Cả 1 tủ" hiểu, đọc comment không hiểu:(
ReplyDeleteKhông hiểu là đúng rồi, vì nó chỉ có thể hiểu được giữa những người có liên quan:)
ReplyDeleteCho bạn vài thông tin:
- Bài của Coetzee mà bác NQT đề cập ở comment đầu tiên nằm trong tập Stranger Shores;
- Cửu âm chân kinh phương Tây là cuốn The Western Canon - The Books and School of The Ages của Harold Bloom
- Các định nghĩa của Calvino trong entry này nằm trong bài Why Read The Classics của Calvino;
- The Curtain là một tập tiểu luận của Kundera.
cửu âm chán kinh :pp
ReplyDeleteCứ như thể là mục Định nghĩa trong các Hợp đồng ấy bác nhỉ.
ReplyDelete- The Curtain, trừ khi được hiểu là tấm rèm trong các ngữ cảnh khác, là một tập tiểu luận của Kundera.
Với em thì cuốn kinh điển là cuốn sách đọc xong khiến em phải tìm ra cái sơ đồ cốt truyện và lần mò nó để tạo cảm hứng viết cái gì mới mới, và tất nhiên là của mình :D
ReplyDelete