Saturday 25 June 2011

Ngồi buồn nói chuyện Quan Công

Note của ông nội hai bạn Alpha & Pi trên Facebook.  Chép lại nguyên trạng theo phong cách đánh máy của cụ. 

-------------------

 Không biết từ bao giờ, tôi có thói quen, mỗi khi vào nhà ai , tôi thường đưa mắt quan sát cái bàn thờ. Bàn thờ bố cục ra sao ? Thờ những ai ? Phật hay Chúa.  Bàn thờ trình bày có nghiêm trang không.  Ngoài Phật/Chúa và gia tiên ra, còn thờ những ai nữa.  Kể ra, cái chuyện thờ phượng này cũng lắm nghiêu khê…

      Tôi vào nhà một người quen.  Phòng khách cũng là nơi thờ phượng ở tận lầu ba.  Bàn thờ bài trí khá bề thế. Ngoài bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên còn có bàn thờ Ông. Ông đây là Quan Thánh tức Quan Công, một nhân vật khá nỗi trong Tam quốc chí diễn nghĩa.  Người bạn nói : “ Ông linh lắm “ Tôi hỏi, linh lắm là linh làm sao.  Chịu, không trả lời được.

      Từ lâu, nghe nói ở thủ đô cũng có đền thờ Quan Công, không phải một mà nhiều chỗ.  Mình không tin.  Thầm nghĩ, tại sao lại thờ Quan Công.  . Đọc qua Ngàn Năm Thăng Long – Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và một số tư liệu khác.  À, thì ra điều đó có thật.  Bực mình.  Thử tìm hiểu: Quan Công, ông là ai ?

      Phần đông, nhất là người Việt, biết nhân vật Quan Công qua truyện Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.  Biết thì biết vậy thôi chứ mấy ai chịu tìm hiểu về nhân vật này.  Nếu chịu khó một tí, cũng không vất vả bao nhiêu, ta có thể biết Quan Công chỉ là một võ tướng thường  thường bậc trung, không có gì là ghê gớm lắm như mọi người thường nghĩ.và cho rằng  ông ta là người văn võ toàn tài.  Văn ư ? Chẳng có gì  đáng nói, đáng bàn, chẳng có thể so sánh với ai cả, nói chi đến tầm Ngọa Long, Phụng Sồ.  Võ ư ?  Thì đó, có sự hợp sức của Lưu, Trương mà cũng không thắng nỗi Lã Bố.  Tướng lĩnh gì mà giao giữ Kinh Châu thì mất Kinh Châu, giao trấn Hạ Bì thì thất thủ Hạ Bì.  Làm tướng mà không tuân lệnh cấp trên “ Bắc cự Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền “  theo sách lược của  Khổng Minh.  Ăn nói thiếu suy nghĩ ( theo cách nói ngày nay gọi là thiếu văn hóa ),  Khi Tôn Quyền ngỏ lời cầu hôn cho con trai, không nhận lời thiếu gì cách từ chối, lại dùng lời nhục mạ, dẫn đến hệ lụy diệt vong!

      Người ta nói, Quan Ngài không tham.  Tào Tháo cho bao nhiêu vàng bạc, châu báu cũng không nhận.  Nghĩ vậy là lầm.  Những thứ ấy ông ta có thừa. Phải gãi cho đúng chỗ ngứa xem sao. Khi Tào Tháo tặng con ngựa Xích thố thì ông ta mừng quýnh, lật đật quỳ xuống lạy tạ ơn. Lạy kẻ thù.  Nhục chưa ?  Nếu là người có khí phách ắt phải hiểu câu “ Sĩ khả sát bất khả nhục “.  Sợ chết phải lụy Tào. Thế thì chữ Trung để ở đâu ?Nên nhớ rằng, theo quan niệm xưa : Trung thần bất sự nhị quân  ( Tôi trung không thờ hai chúa ) Đằng này, tham sinh úy tử, phải quỳ lụy, cúc cung phục vụ cho Tào, không đáng chê trách sao ? Thử so sánh một chút với tướng Việt.  Khi bị giặc bắt, dụ dỗ, nếu hàng sẽ được phong vương tước, Trần Bình Trọng đã có câu trả lời như chữi vào mặt kẻ thù : TA THÀ LÀM QUỶ NƯỚC NAM CHỨ KHÔNG THÈM LÀM VƯƠNG ĐẤT BẮC.. Một câu nói bộc lộ khí phách anh hùng, lưu danh ngàn thuở.  Đây . Chính đây mới là người đáng cho dân Việt chúng ta kính thờ.

      Trở lại với Quan Công,. một con người kiêu căng, tự phụ.  Tính khí nhỏ nhen, ganh tỵ với kẻ có tài.  Ta thử đọc đoạn này :
       Các nhà sử học nhất trí đánh giá Quan Vũ là người vũ dũng nhưng kiêu ngạo, không chịu ở dưới người khác. Năm 214, nghe tin Mã Siêu đến hàng Lưu Bị ở Tây Xuyên, Quan Vũ đang ở Kinh châu bèn viết thư cho Gia Cát Lượng hỏi:
Nhân phẩm, tài năng của Mã Siêu có thể so sánh với ai?
Gia Cát Lượng phải lựa lời viết thư lấy lòng Quan Vũ:
Mã Siêu chỉ có thể sánh ngang với Trương Phi, không thể siêu phàm tuyệt luân như ngài!
Ông đọc thư rất đắc ý và mang thư khoe với nhiều người
Năm 219, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương, phong ông làm Tiền tướng quân và lão tướng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân Quan Vũ thấy mình ở ngang hàng với Hoàng Trung, không bằng lòng, không chịu nhận ấn tín. Phí Vĩ phải lựa lời khuyên ông nên vì nghiệp lớn của Lưu Bị, ông mới tỉnh ngộ và thụ phong. (Nguồn : Wikipedia )  Như vậy chẳng phải là háo danh, nhỏ nhen, đố kỵ là gì ?  Sao không bắt chước Bá Di, Thúc Tề thà nhịn đói mà chết chứ không thèm ăn rau của nhà Chu.  Đàng này, ăn cơm của Tào, hưởng lộc của Tào rồi giết người nhà của Tào mà gọi là nhân nghĩa ư ?  Lại còn được xưng tụng : Quá ngũ quan trảm luc tướng ! Làm tướng mà không tuân quân pháp, coi ơn riêng lớn hơn việc công, thả Tào ở Huê Dung đạo gây bao hệ lụy , như vậy nên thưởng hay nên phạt ?  Một con người mà nhân cách tầm thường như vậy  có đáng cho ta kính phục hay không ?
      Tóm lại, ta cần phải biết rằng, Quan Công là một nhân vật trong dã sử tiều thuyết, có nhiều tình tiết hư cấu.  Được thần thánh hóa ở mức độ cao nhằm phục vụ ý đồ chính trị qua từng giai đoạn của các triều đại Trung quốc xưa.  Và điều tôi muốn nói với các bạn là :  Đã đến lúc ta nên tống tiễn  ông ta ( Quan Công ) trở về nguyên quán của ông ấy.  Các bạn nghĩ sao ?  Ai thấy có lý,  đồng ý, nhất trí thi giơ tay lên.  À, mà đừng sợ mếch lòng mấy anh Hán[g] –xồm nham hiểm đó nghen. ( Mấy anh này, theo cách gọi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương là cái bọn : Chân đi hài Hán, tay bán bánh Đường, miệng hát líu lường, ngây Ngô ngấy ngố ).
                                       Dran, tháng sáu-2011

25 comments:

  1. Nghe được đấy, có nhiều người Việt Nam hiện tại không thờ cúng cha-mẹ mình mà lại thờ cúng một người xa lạ.

    ReplyDelete
  2. Chao ban,

    Xin loi vi may tinh cua toi khong go duoc tieng Viet, mong ban van co the luan ra duoc.

    Ve tuong Quan Cong xuat hien pho bien trong den, chua, mieu mao o Viet Nam, truoc day toi cung da buc xuc nhu ban. Tuy nhien sau khi duoc mot so nha nghien cuu su giai thich thi khong con buc xuc nua ma chi con ban khoan ve lon manh cua dat nuoc va dan toc Viet Nam thoi.

    Thuc te lich su Viet Nam, cac den, chua, mieu mao cua Viet Nam lien tuc bi pha hoai qua cac cuoc chien tranh va do ho cua phuong Bac. Tu rat som, toi khong con nho chinh xac the ky nao, trong cac den, chua, mieu mao bat dau duoc dat tuong Quan Cong de khong bi tan pha boi nguoi Trung Quoc vi trong dqn gian Trung Quoc, Quan Cong duoc tho nhu mot vi thanh.

    Neu quan sat, ta se thay tuong Quan Cong luon duoc dat o tien dien (nha ngoai), canh do thuong co tuong Thic Ca Mau Ni (cung la mot vi bo tat duoc tho pho bien ben Trung Quoc), phia sau (hau cung) luon la buc tuong tho chinh thuc cua den, chua, mieu mao do. Day moi chinh la nhan vat duoc tho phung chinh thuc.

    Co the noi day la mot hinh thuc gia trang (gia dong hoa) de "thoat than" thoi loan (lich su Viet Nam co the noi la lich su chien tranh loan lac).

    Cung giong nhu hinh thai to chuc xa hoi Viet Nam thoi ky Quan chu (vua quan), hanh chinh thi dung chu viet va an mac giong Trung Quoc, nhung doi song thi thuan viet sau cac luy tre lang. So sanh nay khong hoan toan chinh xac, nhung hinh thai (noi dung va hinh thuc) nay da giup bao ton cac gia tri van hoa Viet Nam qua suot nghin nam Bac thuoc.

    Sau khi hieu duoc thuc te nay, toi chi con ban khoan va song voi mong muon sao cho sau nay Viet Nam du manh de hoan toan co the boc lo va cong khai pho bay ve dep cua cac gia tri Viet ma khong con so bi tan pha, tra dap nua thoi.

    Vai dong chia se. Cam on cac ban quan tam.
    Than ai,

    ReplyDelete
  3. Xin duoc bo xung them may y nhu sau:

    Toi hoan toan tan thanh voi y kien cua ban ve viec tho Quan Cong. Thuc te, sau nay co nhieu nguoi khong hieu ngon nguon nen sao chep dap khuon.

    Nhu cac ban thay, tuong Quan Cong khong bao gio xuat hien trong Dinh Lang cua nguoi Viet, day moi chinh la khong gian sinh hoat van hoa thuan Viet dang sau luy tre lang.

    Than ai,

    ReplyDelete
  4. Chết dở, họ Ngô là Hán gian à?

    Lo là lo cho bên ngoại mình thôi. Đừng hiểu nhầm nghen

    ReplyDelete
  5. có nguyên một quyển sách của Lê Anh Dũng (anh trai Lê Anh Minh người dịch Phùng Hữu Lan) về Quan Thánh và vị trí của Quan Thánh trong hệ thống thờ cúng tôn giáo rồi mà

    ReplyDelete
  6. nhưng nếu bỏ QUan Công thì lấy gì để bọn trẻ học về lòng kiêu dũng :-(

    ReplyDelete
  7. gì chứ kiêu dũng VN đâu có thiếu

    ReplyDelete
  8. Các nhân vật ấy, Thánh Gióng, Quang Trung, Hai BÀ Trưng, Trần Hưng Đạo... đều không có hình ảnh tượng trưng cụ thể, làm sao có sức thuyết phục trẻ bằng hình tượng chịu mổ sống không nhíu mày đau đớn của QC được ? Còn hình tượng các chiến sĩ tù đày chịu tra tấn ko khai nửa lời thì lại quá dã man, không phù hợp để kích thích trí tuệ trong trắng của trẻ :-(

    ReplyDelete
  9. "Nhiêu khê" chứ sao lại gọi là "Nghiêu khê" hả anh ?

    ReplyDelete
  10. à, đúng là nghiêu khê đấy, nhiêu khê là dùng sai quen mà thành, bây giờ cũng coi như đúng

    ReplyDelete
  11. Bạn Titi google phát kiểu gì chả ra một đống trường hợp mổ không thuốc tê; cứ gì phải Quan Công:)

    ReplyDelete
  12. ừ, đúng thế, nhưng trường hợp ấy không có uy võ hầu như bất khả chiến bại trên chiến trường, dung nhan phi thường và vòng hào quang huynh đệ sáng ngời trọn vẹn như vầy hà hà...
    Mờ tự dưng bênh QC giữa lúc này e bị ném đá quá, thui bạn túm váy là như này: Không thờ nữa, chỉ đọc thui :-D

    ReplyDelete
  13. "Vầng hồng sáng mãi dạ Quan công"
    (thơ của ông nội hai bạn Beta và Omega)

    Em nghĩ Quan công hay chứ! Nghe cái chữ Quan đã thấy hay rồi quan bác ạh.

    ReplyDelete
  14. Hay quá, được mở mang kiến thức văn hóa và chính tả!

    Hoàng Tử pé.

    ReplyDelete
  15. Có ý kiến của bạn Nặc danh (1) & NL rồi nên không mạo muội "múa rìu", về tượng hay đền thờ QC tại chùa hay nơi thờ phụng công cộng thì không rõ, nhưng tôi nghĩ thờ QC tại nhà chắc xuất phát từ các gia đình gốc Hoa có truyền thống thờ QC, sau đó một số gia đình khô ngcó gốc Hoa cũng vô thức học theo. Tôi thì không bao giờ thờ một anh Tàu ở trong nhà mình.

    ReplyDelete
  16. tôi cũng không bao giờ thờ một ai quan đến Tàu trong nhà mình.

    ReplyDelete
  17. tôi có vài ý nghĩ nhỏ với cụ tác giả

    1) Chuyện Người TQ thờ Quan Công là cả một câu chuyện dài. Nó không đơn thuần là chuyện Quan công giỏi hơn hay kém hơn vài người khác. Nên chuyện xét lý lịch của Quan Công để "hạ bệ" tôi nghĩ là không cần thiết.

    2) Người Việt sao lại thờ Quan Công? Tôi nghĩ nó tương tự chuyện người Việt thờ Phật, thờ Chúa theo cách của mình. Nó đã được làm giản dị và dễ hiểu nhất có thể rồi chứ không "sâu xa" như cụ tác giả đã viết: "Được thần thánh hóa ở mức độ cao nhằm phục vụ ý đồ chính trị qua từng giai đoạn của các triều đại Trung quốc xưa".

    @ Bạn nặc danh

    Tôi nghĩ lấy đình làng của người Việt là minh chứng (bảo đấy là không gian thuần Việt) là một việc áp đặt cảm tính kiểu địa phương chủ nghĩa. Nước Việt Nam hiện giờ không phải chỉ có mỗi dân Tộc Việt- Mường và lãnh thổ không chỉ có các lỹ tre làng miền bắc với ngôi đình làng bảo thủ nằm trong đó bạn nhỉ.
    Bạn thử đi một vòng hết các đình làng trên Đất Nước xem có gì nào.

    ReplyDelete
  18. Cám ơn các bạn đã góp ý cho bài viết trên. Tôi có điều muốn nói với các bạn là, ta không bao giờ bài bác người TQ và lại càng không bái bác nền văn hóa TQ. Ở đây, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ muốn cùng các bạn thẩm định lai phẩm chất và nhân cách của QC, để xem ông ta có xứng đáng cho chúng ta thơ phụng hay không mà thôi. Người Pháp có câu như thế này :" Qui perd sa dignité, perd tout," ( Kẻ nào mất nhân cách là mất tất cả ).
    @ Altruist : Người TQ thờ QC là chuyện riêng của họ, mình khỏi phải bàn. Bạn cho rằng, không nên so sanh hơn kém giữa QC với các tướng khác ? Ở đây, việc so sánh cốt để minh chứng ông ta là một ông tướng không dở mà cũng chẳng giỏi, chỉ là thường thường bậc trung. Bạn nghĩ là tôi đã xét lý lịch để hạ bệ QC ? Không hề có chuyện lý lịch gì ở đây cả. Cái lý lịch không thể và không bao giờ làm nên giá trị con người. Cái tôi muón nói là nhân cách.
    Chuyên bạn đem QC so sánh với chúa Jésus, Phật Thích Ca nó có khập khiễng quá di chăng ?

    Để câu chuyện được sáng tỏ hơn, đề nghị các bạn tìm đọc bài viết : NHẬN CHÂN NHÂN VẬT QUAN VŨ TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA của Khải Nguyên

    ReplyDelete
  19. Chào cụ Lâm.
    Tôi nghĩ bài viết "NHẬN CHÂN NHÂN VẬT QUAN VŨ TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA" là một bài viết riêng biệt với chuyện thờ cúng thì vẫn ổn hơn là "nối" chúng lại với nhau.

    Tôi không so sánh QC với Phật, hay chúa, mà tôi so sánh cách ứng xử của người Việt trong chuyện thờ QC nó tương tự chuyện thờ Phật, thờ chúa.

    Tôi là người không theo tôn giáo nào những tôi nghĩ khi đến viếng một người chết theo đạo phật thì tôi vẫn thắp thêm 1 cây ở bàn thờ Phật trước sau đó đến cây hương cho người chết.

    ReplyDelete
  20. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  21. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  22. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN