ĐẤT
Tu tu tu tu tu tu
Gió thổi ù ù tạc đá
Ốc rạn mình vật vã
Hàng triệu năm đau nhau cuống rạ
Trẻ con nâu
À ơi chuyển dạ đất đau
À ơi đồi núi về sau nhoẻn cười
À ơi tát nước lên trời
À ơi sông bể đứng ngồi không yên
Chớp giật mưa nguồn
Thuồng luồng cõng thóc lên
Phù sa nồng nàn xanh ràn châu thổ
Khăn nâu yếm đỏ
Vắt vẻo sừng trâu
Trăng vàng kẻ chợ
Cha con mùa thóc mẩy nuôi nhau
À ơi cò cấy đồng sâu
À ơi cái vạc đi hầu cái nông
À ơi cò cấy đồng gần
À ơi đây mẹ để phần cho con
Nghiến răng cắn hạt thóc non
Sữa giòn đắng họng
Bờ thì dày mà ruộng ngày càng mỏng
Con đàn cháu đống
Cha con mùa thóc kém vẫn nuôi nhau
À ơi hạt gạo trắng phau
À ơi cò cũng trắng hầu gạo kia
À ơi sàng sảy nong nia
À ơi gạo vẫn sớm khuya nuôi cò.
2003
Một sự tình cờ khác là tôi có dự định viết 5 bài theo Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, nhưng tôi chỉ viết được bài Thổ, tức là bài Đất dưới đây, và một nửa bài Hỏa - Lửa. Trong Về Kinh Bắc, Hoàng Cầm có năm bài Đêm Mộc - Đêm Thổ - Đêm Kim - Đêm Hỏa - Đêm Thủy!
'mẩy' trong 'mùa thóc mẩy' nghĩa là 'nứt vỏ chui ra' hả anh?
ReplyDeleteThóc mẩy: thóc hạt to đầy đặn. Mùa thóc mẩy: được mùa.
ReplyDeletee thích mấy khổ "à ơi" với cả khổ đầu tiên
ReplyDelete"Thuồng luồng cõng thóc lên" có fải nghĩa là nước lên nên tốt lúa?
Ban đầu em cứ nghĩ sao giống thơ Hoàng Cầm thế !
ReplyDeleteAnh giỏi quá anh Goldmund!
Bài này mình đã đọc và rất thích.
ReplyDeleteBố cục hay lắm. Hình tượng đẹp.
Chữ này ăn với chữ kia, câu trước nuôi câu sau, khổ đầu sinh khổ cuối
2 tên tuổi nổi bật nhất sau 1945 là Quang Dũng và Hoàng Cầm . Đáng tiếc là chương trình Văn học trong nhà trường chưa làm nổi bật cho HS thấy tài năng của 2 người này , toàn đi ca ngợi Tố Hữu, Huy Cận.
ReplyDeleteTrong thơ Hoàng Cẩm màu sắc ở dạng nguyên sơ loè lẹt như màu trong tranh Đông Hồ hay tròng mấy cái áo mớ ba mớ bẩy xanh đỏ tím vàng choé choé.
ReplyDeleteMàu sắc trong thơ bác thì ko choé choé đến thế. Có cái run rẩy căng mọng chộn rộn và "số phận" hơn. hí hé.
Hay thật hay cái tài của người nhà quê.
Nhưng em hỏi khí không phải, cò có ăn gạo không nhỉ? "À ơi gạo vẫn sớm khuya nuôi cò "
Đến hai cậu ấm nhỉ, hai cậu có liên quan gì nhau không?
ReplyDeleteCò tất nhiên không ăn gạo rồi. Nhưng ở trên tôi viết "cò cấy đồng gần", sao bạn không hỏi cò có biết cấy không?:)
Cậu ấm thơ ngây- không ngây thơ:
ReplyDeletetranh Đông hồ màu rực rỡ và tươi thắm, được chấn chỉnh bởi nét viền đen nên không lòe loẹt, áo mớ ba mớ bẩy cũng vậy, rực rỡ tươi tắn nhưng nhờ có váy đen và khăn đen giữ lại nên không thể coi là lòe loẹt.
Tương tự với thơ Hoàng Cầm và thơ Goldmund:)