6. Ở lưng chừng thời gian của David Bergen, Nguyễn Tuệ Đan dịch, Nhã Nam xuất bản: Có những lý do khác nhau để người ta thích một cuốn tiểu thuyết: một câu chuyện, một vấn đề, một kỷ niệm, một cách ứng xử, hay một cấu trúc. Với Ở lưng chừng thời gian, tôi đặc biệt thích văn, một giọng văn lơ mơ mà ám ảnh. Vết hằn cuộc chiến Việt Nam lên đời sống tinh thần của một cựu chiến binh Mỹ là đề tài của tiếu thuyết này. Đọc Ở lưng chừng thời gian không thể không nghĩ đến Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh – hai cuốn này tạo thành một cặp tiểu thuyết cân xứng về người lính hai bên chiến tuyến tuy Ở lưng chừng thời gian thiên về phầh hậu chiến hơn. Và quả thực, ở phần cuối sách David Bergen có ghi nhận ảnh hưởng của cuốn sách của Bảo Ninh đối với cuốn sách của mình.
7. Giết con chim nhại của Harper Lee, Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh dịch, Nhã Nam xuất bản: Giết con chim nhại (To kill a mocking bird) luôn được xếp vào hàng kinh điển – nó thường đứng trong danh sách 100 tiểu thuyết hay nhất trong mọi cuộc bầu chọn. Mark Twain định nghĩa một cuốn sách kinh điển là một cuốn sách ai cũng muốn đọc nhưng chẳng ai đọc, có lẽ vì ai cũng ngần ngại sách kinh điển thì vấn đề có to tát quá không, đọc có mệt đầu không. Nếu bạn cũng nghĩ thế thì tôi xin được mách ngay là vấn đề thì có to tát – phân biệt chủng tộc không phải là vấn đề nhỏ rồi – nhưng đọc thì không mệt đầu tí nào. Điểm thú vị nhất của cuốn này đó là những vấn đề tưởng như rất lớn đó lại được kể lại, và nhìn theo lăng kính của một cô bé con học cấp một. Cuốn sách còn là một gợi ý rất tốt đối với những ai quan tâm đến vấn đề giáo dục con trẻ – nghĩa là tất cả chúng ta – hãy xem người bố luật sư Atticus đối xử và nói chuyện với hai con của ông như thế nào!
8. Nam tước trên cây của Italo Calvino, Vũ Ngọc Thăng dịch từ nguyên bản tiếng Ý, cũng do Nhã Nam xuất bản: Bản thân việc dựng nên câu chuyện về một vị nam tước suốt đời sống trên cây đã là một ý tưởng xuất sắc khiến cho bạn không thể không đọc cuốn này rồi. Tất nhiên, tác phẩm có ý nghĩa ngụ ngôn, ý nghĩa triết học, nhưng kể cả bỏ qua tất cả những lớp ý nghĩa đó, đọc chỉ để tò mò về cuộc sống của một người sống ở trên cây hoàn toàn, tìm hiểu xem tác giả cho người đó ăn uống, ngủ nghê, bài tiết, yêu như thế nào chẳng phải là điều hấp dẫn sao? Chỉ bản thân điều đó thôi đã khiến cuốn này là một niềm vui đọc. Và tất nhiên, nếu gấp sách lại bạn ngẫm nghĩ một tí, rồi đọc lại lần thứ hai hay thứ ba, bạn sẽ thu hoạch được nhiều hơn. Review của bạn AI ở đây.
9. Nửa kia của Hitler của Eric-Emmanuel Schmitt, Nguyễn Đình Thành dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, cũng do Nhã Nam xuất bản nốt (tất nhiên tôi biết Nhã Nam chỉ có thể xuất bản thông qua một nhà xuất bản, nhưng tên nhà xuất bản đó là gì đâu quan trọng bằng cái logo Nhã Nam, các bạn Nhã Nam nhỉJ): Cũng như Nam tước trên cây, cuốn tiểu thuyết này có một ý tưởng hấp dẫn: nếu như năm 1908, Adolf Hitler không bị trượt kỳ thi vào trường Mỹ thuật thì điều gì sẽ xảy ra, thế giới sẽ như thế nào nếu có một Hitler - họa sĩ siêu thực thay cho Hitler – độc tài phát xít? Cuộc đời của một Hitler như lịch sử đã chứng kiến và một Hitler giả định cứ thế được kể ra sinh động và đầy cuốn hút. Và, cũng như Nam trước trên cây, Nửa kia của Hitler cũng không thiếu những tầng nấc nghĩa để ai thích suy ngẫm có thể suy ngẫm hơn, nhưng điều quan trọng là bản thân câu chuyện đã quá hấp dẫn rồi. (Trivial: Bạn Alpha nhà này nhìn mặt Hitler trên bìa sách cứ bảo đấy là ông ngoại. Thật tội nghiệp ông ngoại!)
10. The New York Trilogy của Paul Auster: Chỉ sau khi đọc xong nguyên tác thì tôi mới biết cuốn này đã được Trịnh Lữ dịch với tên Trần trụi với văn chương. Thật ra, cuốn nào của Auster tôi cũng thích, nhưng cũng như với mọi danh sách khác, phải “cơ cấu” một chút. Tôi có nhắc sơ qua đến cuốn này ở đây.
Dĩ nhiên, tôi còn thích nhiều cuốn khác, nhưng đã trót giới hạn ở 10 rồi nên thôi cứ đành thế vậy.
Quan sát lại danh sách, tôi thấy tôi không chọn cuốn nào của các tác giả Việt Nam. Không phải tôi có ý phân biệt, nhưng năm vừa rồi tôi không đọc được cuốn nào của một tác giả Việt Nam mà tôi thật sự thích (trừ cuốn của Đặng Phong, nhưng đó lại là sách khảo cứu, mà tôi ưu tiên cho sách văn học hơn). Nếu như lập danh sách cho 2008, thế nào tôi cũng để vào Lần đầu tiên của Nguyễn Nguyên Phước, còn danh sách 2007 chắc chắn có T mất tích của Thuận và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng.
Ngoài ra, có khi các bạn Nhã Nam nên nghiên cứu tặng tôi món quà nho nhỏ nào vì có công mua, đọc và quảng cáo cho sách của các bạn:)
Em thích Và khi tro bụi, em đã đọc hết cuốn sách đó, ghi âm mỗi ngày 10MB gửi cho bạn em ở Mỹ. Buổi sáng bạn ấy đi làm và nghe em đọc truyện. Bạn ấy không đọc tiếng Việt nhanh nên cách đó là tốt nhất!
ReplyDeleteEm thích cuốn đó lắm, và nhân tiện: http://www.catkhue.com/search/label/%C4%90o%C3%A0n%20Minh%20Ph%C6%B0%E1%BB%A3ng Hehe
http://www.catkhue.com/2007/09/o-din-nh-vn-on-minh-phng.html
ReplyDeleteNhầm link ạ
cho em cười cái thôi :)
ReplyDeletemà vụ cái bìa, em nghĩ tội nghiệp nhất phải là anh Nhã Nam nào vẽ bìa chứ?
rồi ... mình bắt đầu nghe tòan tiếng ngọai quốc rồi, chỉ hiểu được lõm bõm 2 từ "nỗi buồn chiến tranh" và "to kill a mockingbird".
ReplyDeleteCuốn "To kill the mockingbird" là một classic của American Literature...và có thể dành cho mọi lứa tuổi. Hồi đó dạy hè thì các em lớp 6 phải đọc rồi viết bài luận về cuốn này nên mình đọc theo. Mình đọc mà say mê, rất thích... xem phim cũng hay nữa, phim trắng đen.
ReplyDeleteem cũng thích " Và khi tro bụi " bác Gỗ Mun à.
ReplyDeleteEm rất thích 6,7,8.
ReplyDeleteBác Mun ơi, không liên quan nhưng em đang cầm Music of Chance của bác. Lúc nào bác nghĩ ra có quyển gì cho em mượn thì gọi em nhé :-) em sẽ mang cho bác :-D
ReplyDeleteEm ơi, comment được rồi, vừa thử 1 phát bên nhà Nhị Linh, ăn rồi.
ReplyDeleteMấy cái danh sách này của Goldmund toàn cuốn anh chưa đọc. Có cái danh sách nào kiểu 1000 cuốn phải đọc trước khi chết không, danh sách dài thế mới dễ có cuốn mình đọc rồi. Mà chắc chắn list 1000 cuốn thế nào cũng có Cô Giáo Thảo. Chắc chắn nữa là ai cũng có đọc cuốn này.
Today 20: Music of chance bạn Linh gửi đúng không? Tuần này đang rảnh có thế hẹn hò được, muốn MƯỢN cuốn nào trong 10 cuốn kể trên thì ANH có thể mang theo.:)
ReplyDeleteBác 5xu: Welcome bác, em nghĩ trình độ bác phải viết được mấy Cô giáo Thảo rồi chứ:)
vui thật! :)
ReplyDeleteCháu đã đọc (và rất thích) số 7, số 8, số 9, cũng trong năm 2009 ạ
ReplyDeleteCháu cũng ưa mua sách của Nhã Nam :)
Tôi thích 7,8 và 10 ở đây. Tôi cũng cảm nhận về Giết con chim nhại rất giống bác. Thú vị thật.
ReplyDeleteHà