Thursday, 7 May 2009

Một vài sách đọc gần đây hơn

Mấy ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 không đi đâu nên có thời gian đọc thêm vài cuốn khác, ít nhiều đều có liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Với lại, 30/4, có dịp nào khác "hoàn hảo" hơn để đọc và nghĩ về cuộc chiến tranh khốc liệt đã qua!

5/ Từ chiến trường khốc liệt của Peter Arnett, phóng viên chiến trường người Mỹ gốc New Zealand, bản dịch tiếng Việt của Phạm Hoàng Chung. Bản gốc tiếng Anh hình như dài hơn, bản tiếng Việt chỉ dịch những phần liên quan đến Việt Nam và Iraq. Đọc để thấy cuộc sống của những phóng viên chiến trường như thế nào, trong nhiều trường hợp họ dũng cảm còn hơn những người lính trực tiếp chiến đấu. Lính thì có thế bỉ đẩy ra chiến trường còn phóng viên tự nguyện lao đầu vào chốn hiểm nguy. Đọc cũng để thấy ở đâu cũng có tầng tầng lớp gatekeeper, không phải chỉ ở Việt Nam mới có "lề bên phải". Bản dịch có vẻ như có nhiều lỗi, nhiều câu tiếng Việt không thể hiểu được. Dịch giả hình như là học trò của Peter Arnett trong một khóa học báo chí.



6/ Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman viết về cuộc đời của nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Đại Phượng. Bản dịch này năm ngoái trên mạng có nhiều người chê, nhưng tôi đọc thấy ổn, ít ra là không gặp nhiều lợn cợn như bản dịch Từ chiến trường khốc liệt. Ấn tượng của tôi về ông Ẩn, theo những gì đã đọc ở đây, là một người hết lòng vì bạn bè. Như cách ông tìm cách cứu một người ạn phóng viên Mỹ rơi vào tay Việt Cộng, mặc dù điều đó có thể gây ảnh hưởng đến vỏ bọc của ông. Hay như cách ông lo cho Trần Kim Tuyến lên trực thăng di tản. Có lẽ do hết lòng với bạn bè, mà hầu hết nhửng người bạn Mỹ và bạn Việt phía bên kia, khi đã biết ông là cộng sản vẫn tôn trọng và quý mến ông. Sách có nói sau chiến tranh ông Ẩn không được chính quyền tin cậỵ, bị giám sát và không được giao chức vụ gì. Tôi nghĩ đó là điều bình thường. Nếu tôi là chính quyền tôi cũng hành xử y như thế.



7/ Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh: Bản mà tôi có cũ mèm, đen thui. Lâu lắm rồi mới đọc cuốn sách tả tơi như thế. Tôi đọc Nỗi buồn chiến tranh một vài lần rồi nhưng chưa lần nào đọc kỹ như lần này. Càng đọc càng thấy cái tên khác của cuốn truyện, "Thân phận của tình yêu" thật là vô vị. Nó đúng phải là như thế, là nỗi buồn chiến tranh, cái nỗi buồn thấm đẫm làm nên giá trị của cuốn sách. Đọc lại thấy nhiều đoạn thật là thấm thía. Chẳng hạn đoạn Phương nói với Kiên em là người lạc thời, anh là người đúng thời, và vì thế lẽ ra em phải yêu cha anh, ông họa sĩ vẽ những bức tranh không ai hiểu cũng là một người lạc thời như Phương. Hay đoạn những ngày trước khi tiến vào Sài Gòn, trung đội của Kiên hành quân qua Đon Dương, Đức Trong, Di Linh, ghé vào nhà một cặp vợ chồng giữa những đồi trà, nói chuyện với họ và khao khát cuộc sống thanh bình của họ, cuộc sống mà chẳng bao lâu nữa sẽ bị đảo lộn vì những vị tuyên huấn từ miền Bắc kéo vào, như dự cảm của một đồng đội của Kiên. Hai mươi năm qua, văn học Việt Nam có tiểu thuyết nào khác đạt đến tầm như Nỗi buồn chiến tranh?

4 comments:

  1. Sang thăm nhà mới của bạn Thao cái nè!

    ReplyDelete
  2. Hi Thao, lau qua roi khong gap. Cho N gui loi hoi tham Quynh va hai dua nhoc. Hai chi em nam tay nhau trong hinh trong khau khinh va thay ghet qua.

    ReplyDelete
  3. này ngồi đọc và ngẫm nghĩ với mớ sách được thì thật khen cho Mẹ Quỳnh xấp nhỏ ah. :-))

    ReplyDelete
  4. Hi lâu quá không cafe, bạn đọc để hiểu được các nhân vật lớn về giành “độc lập”. Tôi nghĩ bạn nên đọc các “Nhân vật lớn” trong thời kỳ xây dựng “chủ nghĩa xã hội" đi nhé.

    Trước mắt nên đọc về chủ quyền của Việt nam về Hoàng sa và Trường sa chủ đề này đang hot.

    Cho gửi lời thăm 2 đứa nhóc.

    ReplyDelete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN