Chỉ vì Kafka. Chính xác là Kafka bên bờ biển. Tôi chắc rằng chỉ vài ngày nữa thôi, cái tên này sẽ làm xao động làng blog, như chim vặn dây cót đã từng. Đầu tiên là em gái Nhị Linh, với lợi thế mảnh mai của mình đã upperhand làm một chuyến ra đi và trở về khi dân tình hãy còn đang ngơ ngác. Rồi đến cô nàng Saigonese xuýt xoa con chim và mưa cá trên cái bìa. (Hiển nhiên đấy là một cái bìa ấn tượng). Rồi sẽ còn nhiều nhiều nữa, chắc chắn như thế. (Tôi đang nhớ đến bạn Linh, nhà Blog học lừng danh của thời đại chúng ta, cũng như anh 5xu, tên lưu manh xuất chúng của thời đại chúng ta.)
Nếu các bạn yêu quý còn nhớ, tôi đã và đang có một dự định lớn lao. Đó là nghiền bằng hết 7 cuốn truyện Việt Nam mà tôi mua vào một ngày chủ nhật đẹp trời cách đây chưa xa. Tôi đã đọc được ¾ cuốn Bóng đè, trọn cuốn Song song và chừng hai chục trang T mất tích thì thình lình bị quẳng vào tay một quả Kafka bên bờ biển.
Đỗ Hoàng Diệu và Bóng đè, bây giờ tôi mới chính thức đọc cô. Không hiểu vì sao xung quanh cô lại có quá nhiều tiếng ồn ào đến thế. Tôi không thấy văn cô “ghê rợn” như những gì người ta đồn đãi. Những tiếng đồn ấy có lẽ phần lớn chỉ căn vào bề mặt văn bản mà không nhận thấy hoặc cố tình lờ đi những ẩn dụ mà cô cất đi dưới những con chữ vặn vẹo. Vâng, tình thực tôi chỉ thấy cô hay vặn vẹo. Cái vặn vẹo người ta thường có những khi phải ngồi cả ngày trong văn phòng hoặc khi mông phải dán vào ghế trên những chuyến xe đò liên tỉnh. Nếu cô không vặn vẹo có khi chúng ta sẽ có một Đỗ Hoàng Diệu tươi tắn hơn và nhờ đó, ít tiếng thị phi hơn.
Vũ Đình Giang (trong Song song) thì không vặn vẹo, nhưng lại hơi cứng, và vì thế không thật sự đáng tin. Nếu so với một cuốn khác cùng đề tài nổi đình nổi đám của Bùi Anh Tấn (nổi vì đề tài, không phải vì chất lượng), rõ ràng Vũ Đình Giang có một cách tiếp cận giàu chất văn học hơn rất nhiều. Dẫu tôi nhận thấy một chút Kafka và kha khá Dos (Tội ác và trừng phạt) trong Song song, thì tôi cũng không thể không nhận thấy anh rất cố gắng vùng vẫy cho ra một thế giới của riêng mình. Tuy nhiên, anh có vẻ không tin lắm vào cách viết của mình, cho nên cái thế giới của anh cũng không rõ nét lắm.
Chỉ với 20 trang T mất tích đã đọc, tôi đã có cảm giác rằng tôi đang được tiếp cận với hàng Việt Nam chất lượng cao. Thì khốn thay, tôi bị quẳng vào tay một quả Kafka bên bờ biển. Kafka, Murakami, Dương Tường - chừng ấy cái tên cộng lại khiến tôi không thể không lật vài trang. Như một cái bẫy, cả ba đã cuốn tôi đi. Dưới sức nặng của cái chăn dày cộp và trong mùi mưa ẩm mục, tôi chìm vào thế giới của Murakami đến bây giờ vẫn chưa thoát ra được.
Khi chưa thoát ra được thế giới của Murakami, thì đọc tiếp bất kỳ ai cũng là một cực hình. Tôi nghĩ là tôi đã đối xử thật bất công với Thuận, và cả Vũ Phương Nghi nữa. Từ tối hôm qua đến hôm nay, tôi đã nâng lên hạ xuống bao nhiêu lần T mất tích và Chuyện lan man đầu thế kỷ. Vậy là cái dự án vĩ đại của tôi đành dang dở rồi. Ít nhất cho đến khi nào tôi trở về.
Túm lại là lại mất thêm tiền cho 1 cuốn ở chỗ bạn Quân, với cuốn Hồi ký Alan Greenspanơở chỗ bạn Linh :-D
ReplyDeleteMình có nên xem cái hyperlink ở trên là một sự cố tình không nhỉ? Hay chỉ là sự đãng trí cũng một người vẫn còn đang mải miết Kafka?
ReplyDelete@Saigonese: Biết nói thế nào nhỉ? Thế giới hậu Murakami - Kafka tràn ngập những sự đãng trí một cách chủ ý.
ReplyDeleteBác ơi, không phải Kafka hay Dos đâu. Vệ Tuệ đấy. Hị hị. Hai quán quân Kafka bên bờ biển đang ngồi thở dốc ở cùng chỗ, sao mà thương thế :))
ReplyDeleteHai bạn (SG n Mun) hơi Đỗ Hoàng Diệu nhau đấy nhé, tớ thấy Kafka quá đi mất.
ReplyDeleteVệ Tuệ là nhà văn Tàu tre trẻ.
ReplyDeleteNghe quảng cáo Kafka thía thì lại phải đọc rồi. Hy vọng là được đọc thêm 1 cuốn hay!
ReplyDelete