Tuesday 17 April 2012

Ngợi ca đọc chậm

Bài này nói về việc đọc chậm rất thú vị. Nhân lúc bản thân cũng đang thực hành đọc chậm, tôi dịch phiên phiến một số đoạn của bài này.  Tôi chép tiếng Anh trên tiếng Việt dưới, theo format của bác TV:), để mọi người tiện bề ném đá.  Tôi cũng chỉ mới dịch thoáng qua, chưa xem lại, mà chắc cũng không xem lại trừ chỗ nào sai rành rành. Bài dịch này thân mến tặng chị Sonata.


-----



In our leisure moments, whenever we have down time, we should turn to literature—to works that took some time to write and will take some time to read, but will also stay with us longer than anything else. They'll help us unwind better than any electronic device—and they'll pleasurably sharpen our minds and identities, too.

Bất cứ khi nào thư thả, có chút thời gian rỗi, ta hãy nên quay sang văn chương - sang những tác phẩm mất khá thời gian để viết và cũng sẽ mất khá thời gian để đọc, nhưng sẽ ở lại với ta dài lâu hơn bất cứ thứ gì khác. Chúng sẽ giúp ta thư giãn đã hơn bất cứ thiết bị điện tử nào - và chúng cũng sẽ mài giũa tâm hồn và căn tính ta đầy khoái thú.

To borrow a cadence from Michael Pollan: Read books. As often as you can. Mostly classics.

Mượn câu khẩu hiệu của Michael Pollan: Hãy đọc sách. Càng thường xuyên càng tốt. Chủ yếu là cổ điển. (Cadence: nhịp, phách, ở đây dịch tạm là khẩu hiệu, vì bác này có câu: Eat food. Not too much. Mostly plants. - Ăn. Nhưng đừng nhiều quá. Chủ yếu là thực vật.)

Aim for 30 minutes a day. You can squeeze in that half hour pretty easily if only, during your free moments—whenever you find yourself automatically switching on that boob tube, or firing up your laptop to check your favorite site, or scanning Twitter for something to pass the time—you pick up a meaningful work of literature. Reach for your e-reader, if you like. The Slow Books movement won't stand opposed to technology on purely nostalgic or aesthetic grounds. (Kindles et al make books like War and Peace less heavy, not less substantive, and also ensure you'll never lose your place.)

Nhắm khoảng 30 phút một ngày [mỗi ngày mình chơi được hai đến ba tiếng:)]. Nửa tiếng đồng hồ ấy có thể tòi ra khá dễ dàng nếu như mà bất cứ lúc nào bạn có thời gian rảnh - tức là những lúc mà bạn thấy mình tự động bật ti vi, hay mở máy tính nghía trang web ưa thích của mình, hay lướt Twitter [ở Việt Nam mình thì có thể thay Twitter bằng Facebook] cho qua ngày đoạn tháng - thì  bạn hãy cầm một tác phẩm văn học có ý nghĩa lên. Nếu thích thì cứ thò tay mà lấy cái máy đọc sách. Phong trào Đọc Chậm hổng có phản đối công nghệ đơn thuần trên các cơ sở hoài cổ hay mỹ mẽo học. (Kindle và mấy cái máy tương tự khiến những cuốn như Chiến tranh và hòa bình bớt nặng hơn, chớ hông có bớt xén gì, ngoài ra nó còn giúp bạn khỏi phải lo quên đang đọc chỗ nào).

Why the emphasis on literature? By playing with language, plot structure, and images, it challenges us cognitively even as it entertains. It invites us to see the world in a different way, demands that we interpret unusual descriptions, and pushes our memories to recall characters and plot details. 

Sao lại nhấn mạnh  tới văn học? Tại vì bằng cách chơi đùa với ngôn ngữ, cấu trúc câu chuyện, và các hình ảnh, văn học thách đố ta về mặt nhận thức ngay cả khi nó giải trí cho ta. Nó mời mọc ta ngó nhìn thế giới theo một cách khác, đòi hỏi ta diễn giải những miêu tả khác thường, và thúc đẩy trí nhớ [suy tàn] của ta, buộc ta phải nhớ các nhân vật và chi tiết của cốt truyện.

…neuroscientists have found plenty of proof that reading fiction stimulates all sorts of cognitive areas—not just language regions but also those responsible for coordinating movement and interpreting smells. Because literary books are so mentally invigorating, and require such engagement, they make us smarter than other kinds of reading material, as a 2009 University of Santa Barbara indicated. Researchers found that subjects who read Kafka's "The Country Doctor"—which includes feverish hallucinations from the narrator and surreal elements—performed better on a subsequent learning task than a control group that read a straightforward summary of the story. (They probably enjoyed themselves a lot more while reading, too.)

Các nhà thần kinh học đã tìm ra khơ khớ bằng chứng rằng đọc văn chương hư cấu kích thích mọi trung khu nhận thức - hông phải chỉ vùng ngôn ngữ mà còn cả các vùng chịu trách nhiệm điều phối cử động và phiên dịch mùi [ref: Mưa rơi không cần tinh dịch]. Một nghiên cứu năm 2009 của Đại học Santa Barbara đã chỉ ra, vì sách văn học khiến người ta hết sức phấn chấn về tinh thần, và đòi hỏi sự tập trung, chúng khiến ta thông minh hơn các loại tài liệu đọc khác. Các nhà nghiên cứu thấy rằng các đối tượng đọc “The Country Doctor” của Kafka - [tôi chưa đọc] truyện này có những ảo giác bồn chồn [chắc phải đọc truyện mới biết feverish hallucinations thực sự là gì - chỗ này dịch loạn] của người kể chuyện và những yếu tố siêu thực - thì sau đó làm một bài tập tốt hơn một nhóm đối chứng đọc một bản tóm tắt truyện giản đơn. (Có thể trong khi đọc họ cũng thấy thích thú hơn nhiều.)

Literature doesn't just make us smarter, however; it makes us us, shaping our consciences and our identities. Strong narratives—from Moby-Dick to William Styron's suicide memoir, Darkness Visible—help us develop empathy

Tuy nhiên, văn học không chỉ khiến ta thông minh hơn; nó còn khiến ta là ta, định hình lương tâm và căn tính của ta. Những tự sự mạnh mẽ - từ Moby-Dick [Cá voi trắng] cho đến hồi ký tự sát của William Styron, Darkness Visible (hem biết cuốn này) - còn giúp khả năng đồng cảm của ta lớn lên thêm.

With empathy comes self-awareness, of course. By discovering affinities between ourselves and characters we never imagined we'd be able to comprehend (like the accused murderer Dimitri Karamazov), we better understand who we are personally and politically; what we want to change; what we care about defending.

Dĩ nhiên, đồng hành với đồng cảm là sự tự ý thức. Bằng cách khám phá ra những tương đồng giữa chính ta và các nhân vật ta không bao giờ tưởng tượng ta có thể hiểu được (như anh chàng Dimitri Karamazov bị cáo buộc giết người ấy), chúng ta sẽ hiểu rõ hơn ta là ai cả về mặt cá nhân con người cũng như mặt chính trị;  ta muốn thay đổi cái gì; và ta quan tâm đến bảo vệ cái gì.

Best of all, perhaps, serious reading will make you feel good about yourself. Surveys show that TV viewing makes people unhappy and remorseful—but when has anyone ever felt anything but satisfied after finishing a classic?

Trên hết, có lẽ là việc đọc thực thụ sẽ khiến bạn cảm thấy chính mình tốt đẹp hơn. Các khảo sát cho thấy xem tivi làm cho người ta buồn bã, hối hận [đấy, cứ coi Vietnam’s  Got Talent mí lại Vietnam Idols cho lắm vào:)] - nhưng đọc xong một tác phẩm cổ điển thì liệu có ai cảm thấy gì khác ngoài cảm giác thỏa mãn.

… if you're not reading slowly, you're doing yourself—and your community—a great wrong. As poet Joseph Brodsky said in his 1987 Nobel Prize acceptance speech, "Though we can condemn ... the persecution of writers, acts of censorship, the burning of books, we are powerless when it comes to [the worst crime against literature]: that of not reading the books. For that ... a person pays with his whole life; ... a nation ... pays with its history."

Nếu bạn không đọc chậm, bạn đang phạm một sai lầm vĩ đại đối với bản thân bạn và cả cộng đồng của bạn nữa. Như nhà thơ Joseph Brodsky đã nói trong bài diễn văn đợp giải Nobel 1987 (chữ "đợp" của Mr. Tin Văn, ha ha), “Mặc dù chúng ta có thể chỉ trích sự khủng bố các nhà văn, các hành vi kiểm duyệt, việc đốt sách, chúng ta bất lực khi động tới [tội ác tệ hại nhất đối với văn chương]: đó là tội không đọc sách. Về việc đó, một người trả giá cả cuộc đời; còn một quốc gia trả giá bằng lịch sử của mình.”

----------


Cơ hội mua sách rẻ của NXB Trẻ (vốn thường rất đắt): Nhân ngày Sách và Bản quyền thế giới, từ 20/4 đến 25/4/2012 tại Cửa hàng sách NXB Trẻ 161B Lý Chính Thắng, quận 3, Tp.HCM sẽ giảm giá 20% cho bạn đọc đến mua sách, ngoài ra bạn đọc còn được tặng sách miễn phí. 
Từ 18/4 đến 2/5 tại Hà Nội, bạn đọc sẽ được ưu đãi từ 20% - 30% tại Chi nhánh NXb Trẻ và một số nhà sách lớn như Fahasa, hệ thống nhà sách Tiền Phong, nhà sách Trí Tuệ, hệ thống nhà sách Phương Nam, Sách Việt Nam nhân 10 năm thành lập chi nhánh Hà Nội


17 comments:

  1. Cảm ơn bạn hiền :)) Nếu theo nghĩa đen thì đọc chậm là sở trường của mình, hề hề, chậm rì rì luôn.

    ReplyDelete
  2. đồng chí anh dịch sót một câu rồi: (They probably enjoyed themselves a lot more while reading, too.)

    ReplyDelete
  3. Và đây là đá cho đoạn đầu :p
    - "ta hãy nên quay sang văn chương": hãy thì thôi nên; nên thì thôi hãy.
    -"...đầy khoái thú" hay là thoát í tí nhỉ: và chúng cũng sẽ mài giũa tâm hồn và căn tính ta một cách dễ chịu.
    He he, đang mùa thu hoạch gạch đá của các bác Giò mình cũng không bỏ lỡ cơ hội nhá.

    ReplyDelete
  4. Y sĩ đồng quê mà chưa đọc, thì nên đọc lắm, và phải đọc thật chậm!

    Hà, hà!
    Rồi đọc bài này nữa:

    http://www.tanvien.net/tgtp/tgtp04_chekhov_kafka.html
    Cheers [chôm CVD, e-mail]

    ReplyDelete
  5. Yeah, cứ lúc nào bận quá hem còn time đọc, mình thấy đời buồn thê thảm :-P

    ReplyDelete
  6. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
    Replies
    1. ui, sao xóa rồi, kẹo ngon mà!

      Delete
    2. sorry anh, chắc em bị rối loạn lưỡng phân đó anh, akak, mời anh ăn kẹo lúc khác vậy :))

      Delete
  7. Mình hông hiểu nếu thay chữ "chậm" bằng chữ "truyện" thì bài này có gì khác không? ý là mình hơi thắc mắc "Ngợi ca đọc chậm" dễ nghĩ đến khái niệm đọc nhanh đọc chậm, cái thú đọc chậm khác cái thú đọc nhanh (lướt) ra sao chứ có vẻ tác giả chỉ nói là đọc (truyện) thú vị bổ ích hơn không đọc(hoặc hơn xem TV, lướt web..)
    Vậy thì "reading slowly" có thể còn nghĩa gì khác hơn không bạn Mun?

    ReplyDelete
    Replies
    1. chữ chậm ở đây là chữ "chậm" như ở mấy phong trào ăn chậm, sống chậm đó chị. Chẳng hạn, "ăn chậm" (ăn đồ ăn tự nấu) đối với "ăn nhanh" (ăn đồ có người làm sẵn). Đọc chậm ở đây không hẳn là nói về tốc độ đọc, mà đúng hơn là "đọc" (tự chuẩn bị thức ăn cho tinh thần) đối lại với "nhìn" cụ thể là nhìn TV (là một dạng thức ăn sẵn). Em dịch kg hết bài nên có thể chị kg rõ ý đấy.

      còn khi em nói em đang thực hành đọc chậm, thì ý em hơi khác: đọc chậm với em là đọc lại.

      và cái tít Ngợi ca đọc chậm cũng không phải tít bài báo, mà là tít của em, chính xác mượn tự bạn Trà Đá/ Ngựa Sắt, nhại theo "Ngợi ca sống chậm" - tên một cuốn sách.

      Delete
  8. Cảm ơn bạn Mun đã giảng giải rõ hơn :))

    ReplyDelete
  9. Cám ơn anh Mun, vừa lượn qua Lý Chính Thắng xong, ngoài vụ giảm giá 20% thì cũng ko có gì đặc biệt. Còn tặng sách thì, ôi thôi, hihi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. giảm được 20% là cũng tốt rồi, mình đang tia mấy cuốn mới trong bộ các tác gia VN mà chưa đi được

      Delete
    2. Bên nhà sách nxb Tổng hợp ở đường Minh Khai cũng đang có giảm 20% đó anh.

      Delete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN