Wednesday, 4 April 2012

Không đầu không đuôi 46 - 50



46.  Có hai điều thú vị khi đọc Chết ở Venice của Thomas Mann, bản dịch mới của Nguyễn Hồng Vân trong tủ sách Cánh cửa mở rộng: Thứ nhất, cầm cuốn sách lên mới biết cuốn này được dịch từ nguyên bản tiếng Đức, chứ không phải qua bản tiếng Anh như mọi người đồn đoán. Điều thứ hai, đây là một bản dịch rất đầy đặn, thể hiện qua cách sử dụng tiếng Việt chắc chắn và phong phú. Bản dịch này hoàn toàn vượt trội so với bản dịch Thần tượng lạ của Nguyễn Tử Lộc của miền Nam trước đây. Nói tới đây thì tôi nhận ra mình đã mắc phải một thói quen rất xấu đó là khi đọc sách dịch cứ chăm chăm xem người ta dịch như thế nào, đôi khi quên mất bản thân tác phẩm. Đôi khi, thèm được vô tư như ngày xưa, khi đọc mà chẳng cần phải quan tâm người dịch là ông bà cha căng chú kiết nào. Cứ như bây giờ, đọc xong thì chỉ biết nhận xét bản dịch, chứ chẳng biết nói gì về tác phẩm, chỉ thắc mắc tại sao Ngô Bảo Châu lại chọn cuốn này vào tủ sách:) (tôi đoán đây là lựa chọn của Ngô Bảo Châu chứ không phải Phan Việt). Ngoài ra, tôi cũng tin rằng viết “đồng tính luyến ái” thành “đồng tình luyến ái” là nhầm lẫn của nhà xuất bản hay thợ sắp chữ chứ không phải của giáo sư.:)

47.  Nhìn vào đây, nhất định phải tìm cho được Never Any End to Paris của Vila-Matas.  Review có vẻ rất ấn tượng: “I am emphatically telling you it is virtually impossible to dislike this novel” (Tôi nhấn mạnh với bạn rằng không thích cuốn tiểu thuyết này gần như là điều không thể).

48.  Trích bài trả lời phỏng vấn của Nguyễn Huy Thiệp trên Sài Gòn Tiếp Thị: Thật sự con người rất oái oăm. Muốn trở thành nhà văn, phải rất tinh vi, đi vào cái vi tế của con người. Lòng người càng ngày càng oái oăm, trẻ con lấy nhau, bỏ nhau như bỡn.

Vừa rồi tôi đi thăm mấy nhà trọ của khu công nghiệp Bình Dương, thấy nhiều đôi trai gái đẻ con không đủ tiền nuôi, đem cho một cách thản nhiên. Một người đàn ông làm từ thiện phải than trời vì nhiều trẻ bị bỏ rơi đến nỗi ông nhận không xuể. Cái ác phổ biến đến nỗi người ta không biết đó là ác nữa. Nếu chỉ nhìn những khu công nghiệp hào nhoáng, làm sao thấy được những nhà trọ chật chội đầy trẻ con có cha mẹ mà vẫn mồ côi, những người công nhân cuộc sống ức chế, thiếu hụt nghiêm trọng cả về đời sống tinh thần, vật chất. Chứng kiến những điều đang diễn ra, tôi đau lòng, giật mình. Chúng ta đâu cần phải hoành tráng, hào nhoáng, hãy phát triển từ từ để nâng cao trình độ dân chúng. Hoà nhập thế giới là chơi với người giỏi hơn mình, nếu không vững sẽ rất dễ bị áp đặt luật chơi của họ. Trong xã hội chỉ có một bộ phận theo kịp, nhưng dân chúng thì bị thiệt thòi rất nhiều. Bất ổn từ đó mà sinh ra. Vong bướm cảnh tỉnh con người đừng rời bỏ thiên nhiên, hãy quay trở về với cái gốc gác làng quê của mình. Văn học như cái phanh, làm cho con người sống chậm, sống tử tế hơn.”

49.  Đợt hội sách vừa rồi, tôi có đi nghe Nguyễn Huy Thiệp trong buổi ra mắt Vong bướm. Thực ra, việc nghe bất thành: các thứ loa trong hội sách to quá, mà Nguyễn Huy Thiệp thì nói nhỏ, và cũng không nói nhiều mấy. Ông ngồi đó nghe người ta tôn vinh mình và nghe người ta hô hào giết mình. Dẫu biết “hãy giết Nguyễn Huy Thiệp” là một cách nói hình tượng, nghe vẫn cứ sờ sợ, nhất là khi nhà văn của chúng ta ngồi sờ sờ ở đó. 

Ở dưới nhìn lên, tôi thấy ông đúng thực là một nhà văn.

Tôi nghĩ, nhà văn ở Việt Nam hiện tại, nhất định phải tư tưởng về cái ác. Đó là lý do vì sao tôi luôn yêu  Nguyễn Huy Thiệp, cho dù tôi không thích những cái ông viết trong giai đoạn sau này.

50.  Chương trình Mỗi ngày một cuốn sách hôm nay: Thiên sứ của Phạm Thị Hoài. Kể người đọc ở ta cũng khổ. Tác phẩm hay thì chẳng có mấy. Những cuốn hay thì hoặc không được tái bản, hoặc không được xuất bản. Cuốn này, dĩ nhiên tôi đã đọc nhiều lần, nhưng đây là bản mới kiếm được. Như thế, tôi dư ra bản Thiên sứ trên tạp chí Tác phẩm văn học. Có ai muốn đổi không?:)


26 comments:

  1. Em nghĩ những người làm tủ sách đã có ý định làm The magic mountain, nhưng cho dịch Death in Venice trước vì dễ làm hơn và chờ đợi đón nhận của độc giả.

    ReplyDelete
  2. Magic mountain nghe danh từ hồi đọc Rừng Na-uy đến giờ, đọc bản tiếng Anh mà chả hiểu mấy :(

    ReplyDelete
  3. Số bác đỏ thế, em tìm Thiên Sứ ấy mãi mà chẳng được. :(

    ReplyDelete
    Replies
    1. bác tìm không được là đúng rồi, ai bảo bác cứ tìm thiên sứ để "ấy", thiên sứ chạy mất cả dép:)

      Delete
  4. tối qua em nằm mơ thấy mình nhắc tới cuốn này, cảm giác như thể mình đọc rồi vậy, thật là kỳ lạ.

    ReplyDelete
  5. Em nghĩ là em hỏi nhiều quá, nhưng cầm lòng không đậu. "Trẻ con" không hỏi thì biết làm gì bây giờ. :D

    1. "Tôi nghĩ, nhà văn ở Việt Nam hiện tại, nhất định phải tư tưởng về cái ác." --> Anh nói chi tiết hơn ý này giúp em được không?

    2. Nếu người viết không "tư tưởng về cái ác", nghĩa là người đó không đúng thực là một nhà văn [ở Việt Nam hiện tại] theo cách nghĩ của Anh?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ơ, lần này không tra Google à?:)

      Delete
    2. Thế bác nhất định không trả lời em Bảo Anh công khai trên blog à :)

      Delete
    3. @GM: Hahaha, tức là từ rày những gì Goldmund nghĩ và lý do của cái nghĩ đó có thể tra qua Google à?

      @thaothucsg: hihi, cảm ơn "đồng minh". :D

      Delete
    4. thì hôm nọ vụ tiểu thuyết đa nguyên đã chẳng đi tra google là gì? :)

      thaothucsg: đã định trả lời BA, thấy bác vào, giật mình, nên thôi:)

      Delete
  6. cho mềnh đổi Thiên sứ đi :-)

    ReplyDelete
    Replies
    1. đổi không thế này khó nói chuyện lắm:)

      Delete
    2. Tại mềnh không biết bạn Gỗ thiếu cái gì để mà trao :-D

      Delete
  7. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  8. Trời ơi "Cái ác phổ biến đến nỗi người ta không biết đó là ác nữa" nghe mà rùng mình, nổi ốc!!!! Sợ quá

    ReplyDelete
  9. 47. se tang cho Mun, nhung ma den he moi co nguoi cam ve, cho khong?

    ReplyDelete
  10. Nguyen Le My Hoan26 April 2012 at 09:54

    46. bác chỉ kỹ giùm em mấy chữ "đồng tình luyến ái" mà bác phát hiện nó nằm ở đâu để em sửa trong lần tái bản. Thú thiệt là em có đọc tới đọc lui mà chẳng phát hiện ra mấy chữ ấy ở đâu cả. (Em cận 6 độ :D). Em đã coi lại kỹ, trong lời giới thiệu của giáo sư Châu ở trang 7, 8 không có mấy từ đó. Còn trong lời giới thiệu về Thomas Mann thì mấy chữ "đồng tính luyến ái" viết đúng mà. Bác chỉ giùm, em hậu tạ bác một chầu cà phê:D

    ReplyDelete
  11. ơ, chào Lối đi ngay dưới chân mình

    Hiện không có sách bên cạnh, nhưng nhớ là nó nằm đâu đó ở bìa hai, hay trang lót trước trang tựa đề sách ấy

    mình cũng cận nhưng mắt lắp kính lúp nên mới đọc mấy chỗ ấy:)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Le My Hoan8 May 2012 at 15:52

      Thứ Hai hoặc Thứ Năm trong tuần, lúc nào tiện thì ghé nhà xuất bản Trẻ nhé, MH sẽ tặng bạn mấy cuốn sách hình như hôm nào đó bạn ghé nxb mà chưa mua được, rồi tụi mình chồng đúp 2 cái kính hiển vi lên xem vụ "đồng tình luyến ái" kia nhé, nhân thể hỏi ý kiến bạn về mấy thứ nữa... được không?

      Delete
    2. Email cho mình vào goldmundthanglong@gmail.com nhé

      Delete
  12. Cái chữ nó nằm ở gần cuối trang2 ( Dòng thứ 9 tính từ dưới lên trên )ko tính bìa sách. Hihi... Have fun.

    ReplyDelete
  13. Trang 2 ko tính bìa sách ( Dòng thứ 9 tính từ dưới lên trên ) Phần Biểu ghi Biên mục... hihi... Have fun.

    ReplyDelete
  14. Em thấy "Chết ở Venice" không hay bằng "Narcissus and Goldmund", luẩn quẩn quá.

    ReplyDelete

Bánh mì kẹp và Ocean Vương