Wednesday, 1 February 2012

Về sức mạnh châu Âu và văn hóa của nó

Trái ngược với các nền văn hóa khác, nó có khả năng phê phán, mà trước hết là tự phê, trong nghệ thuật phân tích và thẩm vấn của nó, trong những tìm tòi không ngừng của nó, trong sự bất an của nó. Trí tuệ châu Âu thừa nhận rằng mình có các giới hạn, nó chấp nhận các khiếm khuyết của mình, nó hoài nghi, nó ngờ vực, đặt ra các dấu hỏi. Trong các nền văn hóa khác không có tinh thần phê phán này. Hơn thế nữa, chúng có xu hướng tự cao, công nhận tất cả những gì của mình là hoàn hảo, tóm lại, chúng thiếu tính phê bình đối với chính mình. Chúng đổ hết trách nhiệm về mọi thứ xấu xa lên người khác, lên các lực lượng khác (các âm mưu, các tác nhân, sự thống trị ngoại lai dưới nhiều hình thức.) Mọi chỉ trích đều bị coi là sự công kích ác ý, là biểu hiện của phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc,.v.v. Các đại diện của những nền văn hóa khác coi phê bình như sự xúc phạm cá nhân, như một cố gắng chủ tâm để hạ thấp chúng, thậm chí là một hình thức hạ nhục. Nếu nói với họ rằng thành phố bẩn, họ xem như thể có người nói rằng chính họ bẩn, rằng tai, cổ, móng tay .v.v. của họ bẩn. Thay vì tinh thần tự phê, họ mang trong mình đầy ác cảm, tự ti, đố kỵ, hờn dỗi, gàn dở. Điều này dẫn đến việc họ không có khả năng tiến bộ một cách lâu dài, về văn hóa, cấu trúc, không có khả năng tạo ra trong mình ý muốn thay đổi và phát triển.

(Trích Gỗ mun, Ryszard Kapuscinski, Nguyễn Thái Linh dịch)




7 comments:

  1. Lại phải tốn tiền mua sách rồi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. phải nói là "lại có một cuốn sách hay để mua rồi":)

      Delete
  2. Chau Au bao gom: Tay Au,Dong Au, Bac Au, Nam Au. Ve van hoa thi tat ca hoan toan khac nhau. Dung vo dua ca nam nhe! Tac gia RK chac
    viet ve van hoa cua Ba Lan, Cong Hoa So Viet hay Cong Hoa Sec day!!

    ReplyDelete
  3. Chữ "phê bình" trong đoạn này rất đắt, bởi phê bình bao hàm ý muốn thay đổi. Mặc dù đặt tư tưởng eurocentric ở đây không xác đáng lắm, nhưng RK sâu sắc và tài tình muốn nói nhiều điều hơn chỉ là vấn đề châu Âu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dĩ nhiên anh trích đoạn này ra không phải để mọi người nghĩ về văn hóa châu Âu:)

      Delete
  4. Từ thời Lev Tolstoy và đến cả bây giờ , người Nga vẫn tách mình ra khỏi văn hóa châu Âu , và nhận mình là một nền văn hóa độc lập .

    ReplyDelete
  5. Tác giả này có rất nhiều đoạn quan sát xuất sắc, mình ấn tượng ở đoạn nói về những gì châu Âu đã bòn rút, ăn cướp và làm nhục châu Phi. hix

    ReplyDelete

Bánh mì kẹp và Ocean Vương