Đầu tiên phải cảm ơn bạn nào đã mách cho tôi bộ Nguyên Ngọc tác phẩm. Lúc trước tôi chỉ bị đọc Đất nước đứng lên và Rừng Xà nu, ngoài ra có đọc Rẻo cao vì tình cờ trong nhà có cuốn ấy. Ngoài ra, chỉ đọc các bản dịch của bác - thường rất mướt và rất mạch lạc. Trong số những người dịch Kundera ở Việt Nam chắc Nguyên Ngọc là người dịch hay nhất:)
Báo và tiểu luận của ông trước đây tôi chỉ đọc rải rác, nên không thật sự chú ý lắm. Đọc bộ tác phẩm này tôi mới biết Nguyên Ngọc viết nhiều và rộng về các đề tài văn học, văn hóa, nghệ thuật xã hội. Và viết rất hấp dẫn. Có nhiều người viết ý tưởng độc đáo, nhưng đọc chán [như con gián]. Còn các bài viết của Nguyên Ngọc không phải lúc nào ý tưởng cũng độc nhưng lúc nào đọc cũng thú [như con tu hú] do cách trình bày rõ ràng, cuốn hút (làm tôi nhớ một người khác, viết sử kinh tế nhưng rất cuốn hút, đó là Đặng Phong). Tôi thích những bài ông viết về văn hóa (như bài Quảng Nam trên hành trình dân tộc), giáo dục, dịch thuật, văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Hẳn Nguyên Ngọc rất quan tâm đến tiểu thuyết nên mới dịch Nghệ thuật tiểu thuyết của Kundera và viết tương đối nhiều về tiểu thuyết.
Tuy vậy, bộ sách này dường như chỉ là tập hợp tác phẩm của ông mà không được biên tập một cách thích đáng. Chẳng hạn, một số bài viết người đọc cần biết thời điểm ra đời của nó mới hiểu tại sao vấn đề trong bài được nêu ra, nhưng lại không thấy ghi viết khi nào, đăng lần đầu tiên ở đâu, v.v.. Đặc biệt, có một nhầm lẫn của Nguyên Ngọc, mà lẽ ra phải được nhìn thấy và sửa, vì nó liên quan đến hai bài được xếp khá gần nhau trong tập 2. Ta biết Nguyên Ngọc dịch cả Kundera lẫn Roland Barthes, nên không lạ khi ông hay trích dẫn hai ông này, và cũng không lạ khi ông lẫn giữa hai ông này. Ở bài "Đôi điều về chuyện dịch" (trang 330), ông dẫn Roland Barthes: "tiểu thuyết là một kiểu hình chiếu phẳng của một thế giới cong và nối liền". Liền sau đó, bài "Suy nghĩ nhân đọc thơ dịch của Khương Hữu Dụng", ông lại dẫn y chang câu đó, nhưng lần này người nói là Milan Kundera!
Tóm lại, Kundera hay Barthes, ai nói, giơ tay lên!
Còn theo kiểu Sát thủ đầu mưng mủ thì ta có thể đặt ra thành ngữ mới: Lẩm cẩm như...Nguyên Ngọc tác phẩm.:)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
-
Từ điển Bắc - Nam Những ai đã từng sống ở cả Sài Gòn (tiêu biểu cho miền Nam) và Hà Nội (tiêu biểu cho miền Bắc) sẽ không khó mà nhận ra ...
-
BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN Tôi có người bạn viết ba cuốn sách vài trăm nghìn chữ mất 7 năm, lấy tựa chung “Bất hạnh là một ...
-
Chỉ có đọc lại mới đáng kể - một nhà nào đó đã nói về việc đọc sách, chính xác lại là "đọc lại sách", như thế. Một nhà nào đó k...
E hèm, "Nghệ thuật tiểu thuyết" của Kundera ;))
ReplyDeleteCũng giống như Barthes, Nguyên Ngọc có thể chia làm hai (thậm chí ba) thời kỳ :D.
ReplyDeleteThời kỳ đầu (truyện ký) xuất sắc; thời kỳ sau (dịch)-"rất mướt và mạch lạc", chuẩn hay không chưa biết; thời kỳ này (viết báo và xyz), em không có ý kiến :|
Nể Mund quá, đọc vừa nhanh vừa kỹ.
ReplyDeletemắt lắp đèn pin đấy, chứ đã đọc hết đâu:)
ReplyDeletethật chớ, làm sao anh Mund vừa có thể đọc sách, dịch sách, viết blog, chăm con, làm nghề được vây?!??! siu nhưn quá! +_+
ReplyDeleteHum nay mình cũng đọc một văn bản dám nhét nghiên cứu sinh học cơ thể người cho Max Plank , nhà vật lý, cha đẻ thuyết lượng tử xuất sắc :-((
ReplyDelete