Thứ nhất, nhịp tim của Murakami và tôi tương đương nhau: lúc bình thường khoảng năm mươi. Đó là nhịp tim của một người chạy bộ. Ai đã đọc Tôi nói khi nói về chạy bộ của Murakami đọc câu này của tôi hẳn sẽ ngỡ rằng tôi là một chuyên gia chạy marathon như ông nhà văn người Nhật. Vì tôi là người hết sức trung thực nên tôi nói ngay: Không phải đâu. Có một thời gian tôi chạy khá đều đặn vào mỗi buổi sáng, nhưng nhiều nhất chừng 5 ki lô mét. Chứ còn Murakami là một tay chạy marathon thực thụ, chưa kể có lần ông còn tham gia một cuộc chạy siêu marathon kinh hồn táng đởm sáu mươi hai dặm tức ngót nghét 100 cây số. Dã man như con ngan, man rợ như con vợ. Chả trách ông có thể viết trường thiên tiểu thuyết, cuốn mới nhất 1Q84 ra tiếng Việt chắc phải trên ngàn trang. Còn tôi thì viết được blog, entry nào dài lắm tầm nghìn chữ. 1Q84 bản tiếng Anh Amazon cho đặt hàng trước giá giảm những 47% so với giá bìa, nhưng nghe đâu tiếng Việt cũng sắp có nên chờ bản dịch tiếng Việt vậy.
Điểm chung thứ hai, Murakami kể chuyện ông mất rất nhiều thời gian chuẩn bị như những bài diễn thuyết bằng tiếng Anh. Cụ thể trước khi bước lên bục ông học thuộc lòng cả bài diễn văn và phải tập dượt bài diễn văn nhiều lần. Cái này hao hao giống tôi. Với những bài thuyết trình trong phạm vi công ty tôi chỉ cần xem qua trước khi trình bày, tuy nhiên, khi phải thuyết trình bằng tiếng Anh tại các hội nghị quốc tế, để đảm bảo mình có thể nói rõ ràng và lưu loát, tôi thường tập qua chừng mười lăm đến hai chục lần, có khi còn ghi âm để tự mình nghe lại và canh thời gian. Sau khi đã tập qua từng đó lần thì tuy không cố ý học thuộc, tôi cũng có thể thuộc lòng cả bài nói. Cũng giống như Murakami, tôi nghĩ sẵn một vài chiêu chọc cười khán giả, nhưng thường tùy tình hình tại buổi trình bày mà tôi ứng biến vài trò mới. Nếu sau một hai phút mà tôi đã làm khán giả cười được tôi sẽ tự tin hơn rất nhiều.
Như có lần tôi nói, Murakami quả có duyên với độc giả Việt Nam khi tác phẩm của ông gần như được dịch trọn vẹn. Nhìn chung, tôi thích tiểu thuyết của ông hơn, vì ông luôn có khả năng tạo dựng ra một thế giới quyến rũ cho các tiểu thuyết của mình. Văn phi hư cấu ông có hai cuốn đã dịch, cuốn Ngầm, có lần tôi đã nhắc đến, còn cuốn này, Tôi nói gì khi nói về chạy bộ, khiến tôi khâm phục ông với một tư cách khác hơn tư cách nhà văn. Một khi cuốn sách đã kể về chạy bộ, tất nhiên người đọc sẽ chờ đợi những câu như thế này: “Đích cuộc đua chỉ là một cái mốc tạm thời không có ý nghĩa gì nhiều. Cũng hệt như đời sống của chúng ta. Chẳng phải vì có một cái kết thúc mà tồn tại là có ý nghĩa.” Hoặc thế này, “Chạy đua với thời gian không quan trọng. Điều có ý nghĩa với tôi hơn nhiều giờ đây là tôi có thể vui thú chừng nào, tôi có hoàn tất được hai mươi sáu dặm với cảm giác mãn nguyện không.” Những câu văn không phải là khó đoán định đối với độc giả biết rằng mình đang đọc sách của một nhà văn kiêm người chạy bộ. Có lẽ tôi trông đợi nhiều hơn từ một cuốn sách như thế này, cụ thể, tôi mong ông viết nhiều hơn về nghề văn, thay vì chỉ kể hết cuộc chạy marathon này sang cuộc chạy marathon khác. Dẫu vậy, Murakami vẫn là Murakami, và không có quá nhiều người vừa là nhà văn vừa là người chạy bộ.
em xếp cuốn này vào bộ sảng khoái chung với chim nhại và suối nguồn đấy :D
ReplyDeleteCũng không có quá nhiều người vừa là hot lawyer vừa là hot blogger, -:)
ReplyDeletehot gì, dạo này có mấy ai đọc đâu!:)
ReplyDeleteTập thể thao và đọc tham luận ròi còn pha trò cười được thì quả là siêu nhân, à siêu Gỗ chứ :-D
ReplyDeletethuyết trình, chứ không phải "đọc tham luận":)
ReplyDeletelừa tình quá đó mà:P
ReplyDeleteVậy à, sori nhé, nhưng mà như thế thì vẫn không thay đổi được gì, luật sư kiêm người chạy bộ kiêm nhà văn và ông bố tốt ạ :-P
ReplyDeletehehe, bây giờ hết chạy rồi; chạy thường xuyên là chuyện trong quá khứ:)
ReplyDeleteKhông, vẫn không thay đổi gì, chỉ vì bi giờ hoàn cảnh xô đẩy phải chuyển sang chạy theo 2 nhóc và giá sữa đang leo thang thoai :-P
ReplyDeleteEm thì thấy tiếc một điều là VN mỗi người dịch một quyển. Không hẳn ai chuyên trị về Murakami như ông Jay Rubin bên Mỹ, chất lượng dịch chắc ít nhiều bị ảnh hưởng. :(
ReplyDeleteEm cũng trông đợi nhiều hơn ở cuốn này: cả phần "văn" lẫn phần "chạy bộ", nhưng vẫn thấy thú vị vì đúng như anh nói, ít người "chạy để viết" như ổng.
ReplyDeleteEm đọc cuốn này lâu rồi, giờ nhớ mang máng. Trong đó ổng có nói một ý gì mà nhà văn phải liên tục đào sâu vào mạch nguồn cảm hứng sáng tác gì gì í. Em nghĩ, chạy bộ là cách để Murakami làm điều đó.
Anh có thời gian năm mươi thật á? Chắc đo lúc vừa mới ngủ dậy xong đúng không?
năm mươi hoặc bốn chín, bốn chín gặp năm mươi, cả lúc tỉnh cũng như lúc mê:)
ReplyDeleteMurakami nói ổng viết tiểu thuyết giống như đào một cái hố sâu, viết cuốn khác lại phải đi đào một cái hố khác, rất mất sức, thế nên ổng phải chạy, nhưng lúc chạy thì ông không nghĩ gì cả, mà chạy vào cái trống rỗng.
Cảm giác đấy anh cũng có, lúc chưa chạy cứ nghĩ mình sẽ nghĩ ngợi nhiều lắm, chạy rồi thì chỉ nghĩ tới việc điều hòa hơi thở và làm sao để nhấc chân lên!
Ahhh, công nhận. Có một thời gian em không thể vừa chạy vừa nghe nhạc được, vì mất tập trung lắm, giống như tay phải vẽ hình vuông tay trái vẽ hình tròn cùng lúc vậy.
ReplyDeleteÀ có câu này quên hỏi, sao anh nghĩ Murakami được Nobel lại là chuyện lạ?
Tạm dừng Murakami từ độ Kafka ra bờ biển :)
ReplyDeleteKafka là cuốn đỉnh nhất của ông đấy chứ, theo mình là thế.
ReplyDeleteBA: Pop quá!
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteÀ, nghĩa là Kafka là cuốn anh thích nhất của ổng?
ReplyDeleteEm tạm dừng Murakami từ "Biên niên ký chim vặn dây cót". Lần nào cầm lên cũng bỏ xuống, dù đã cố đến hơn 2/3 cuốn rồi vẫn không đi hết được.
Em đã thấy lạ từ khi Murakami có tên trong danh sách đề cử.
danh sách đó là danh sách cá cược, chứ mãi đến 50 mươi năm sau người ta mới công bố danh sách đề cử em
ReplyDeleteCảm ơn Anh. Em đã tưởng nó là danh sách đề cử, híc.
ReplyDeletethấy chữ Anh viết hoa cứ giật mình nhớ anh Trỗi!:)
ReplyDeletehahaha, lúc nào viết hoa cũng đều có lý do hết mà.
ReplyDeleteGoldmund viết tiếp cái gì cho em (và các bạn khác) đọc với. :D Tự nhiên dạo này thèm đọc blogs và notes quá mà không có ai viết hết trơn, huhu.
ReplyDeletephải gà đâu mà ngày nào cũng đẻ:)
ReplyDeletequa nhà Giò Trắng xem hình quái nhơn đê!
Gà đâu phải ngày nào cũng đẻ!
ReplyDeleteHầu như ngày nào cũng "sách" thế mà không đẻ thì rất chi là phí, đồng chí ợ!
:D
he he, like cái còm trên của Bảo Anh ;P
ReplyDeleteBA: "sách" để mà "sách", chứ không phải sách để đẻ. Nghệ thuật vị nghệ thuật:)
ReplyDeletehí hí hí, Thích Nhất Mund! "Sách" để mà "Sách". Đi để đi. Chạy để chạy. Ăn để ăn.
ReplyDeletekhông có button "Like" giống FB nhỉ ? để e like rồi chạy ra mà không biết cmt gì . :d :d :d .
ReplyDeleteNN vừa xuất bản cuốn "Dance Dance Dance" không biết bác đã đọc chưa .
Trong đống trên kia không thấy "Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời "
ReplyDeleteCái môi đỏ chót rất chi erotic kia thiếu thế nào được!:)
ReplyDeleteNhảy nhảy nhảy chưa mua.
Cuốn "Rừng Nauy" nằm bên trái cuốn "Ngầm" có phải là cuốn do Hạnh Liên và Hải Thanh dịch không anh?
ReplyDeleteEm đang tìm quyển này mà không thấy.
là nó đó!
ReplyDeleteEm tìm được vài truyện ngắn của Murakami chưa xuất bản ở nước mình. Anh muốn đọc thì em gửi cho.
ReplyDeletekhông chừng nó nằm trong cái tập góc dưới bên phải hình đó:)
ReplyDeleteTít của Mun quả tình làm cho người ta nhung nhớ chàng Raymond Carver.
ReplyDeleteô, thật thế hả bác?:)
ReplyDelete:) chắc là thế thật.
ReplyDelete"What We Talk About When We Talk About Love" nhỉ?
đố bác lục ra trên blog này có bao nhiêu entry đặt tên theo cấu trúc này đấy!:)
ReplyDeleteTôi cố gắng đọc 2 cuôn (Biên niên ký... và Rừng Na Uy) nhưng sẽ cạch HM từ đây. Nản quá.
ReplyDelete