Trước hết, xem thử cái giọng chua ngoa của bạn Giò Trắng có thể từ đâu ra:
"Thưa quý vị, cố nhiên là tôi pha trò, và tôi cũng biết rằng những câu pha trò của tôi là vô duyên, tuy nhiên cũng không hẳn là pha trò cả đâu. Có thể tôi vừa pha trò vừa nghiến răng lại cũng nên." Câu này trích trong Bút ký dưới hầm của Dostoyevsky!
Sau khi nói xấu Giò Trắng, ta hãy nói xấu phụ nữ, nhưng kỳ thực là để quy chiếu về những đám đông xuất hiện gần đây:
"Tính giản đơn và phóng đại những tình cảm của đám đông đã khiến nó không biết đến nghi ngờ và lưỡng lự. Giống như phụ nữ, những tình cảm lập tức đi tới cực đoan." Câu này dĩ nhiên của chuyên gia đám đông Gustave le Bon (Tâm lý học đám đông).
Kế tiếp, không phải châm ngôn mà là sự phân biệt giữa hai từ "đĩnh đạc" và "đĩnh đạt".
- Đĩnh đạc: - Đĩnh: thẳng; đạc: đo. Đĩnh đạc là đo thẳng, nghĩa bóng là nghiêm nghị, đứng đắn.
- Đĩnh đạt: - Đĩnh: thẳng; đạt: thấu. Đĩnh đạt là thấu tới, ngay thẳng, thẳng thắn.
Ai không ưa Sartre (như tôi chẳng hạn:), hẳn khoái trá khi đọc câu này của Vargas Llosa viết về các tác phẩm của Sartre: "They have aged terribly." Cũng trong bài này, Vargas Llosa còn viết: "There is no great art without a certain measure of unreason, because great art always expresses the whole of human experience, in which tuition, obsession, madness and fantasy play their part as well as ideas. In Sartre's work, man seems to be made of ideas alone." Câu này trong tập Making Waves.
Câu kế tiếp sẽ là một châm ngôn thực sự: "In omnibus requiem quaesivi, et nusquam inventi nisi in angulo cum libro." - "Tôi đã tìm kiếm sự an ngơi trong tất cả, nhưng tôi chỉ có thể tìm thấy nó trong góc đọc sách mà thôi". Câu này trích trong cuốn Tên của đóa hồng của Umberto Eco, nhưng không phải là câu của Eco. Eco chỉ dẫn lại một người khác.
Kết thúc bằng một khổ thơ Tô Thùy Yên vậy:
Ta ngồi bên đống lửa man rợ
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.
(Trường Sa hành)
(Trường Sa hành)
giời mưa ăn lẩu công nhận ngon ;P
ReplyDeletelẩu ngon nhờ trộn khéo:)
ReplyDeletetrộn khéo cho bằng rau cỏ tươi ;)
ReplyDeletecông nhận công nhận (trộn khéo) mà không chỉ trộn Giò với Dos với Bon với Eco với Tô đâu nhé, còn trộn văn học nghê thuật với cả thời sự nóng bỏng nữa cơ, he he, bạn Mun mình khéo tay thật! :))
ReplyDeleteTóm lại có sự tương đồng giữa Giò trắng và phụ nữ?!
ReplyDeletelạc hậu rồi, một bạn họa sĩ (nữ) vừa chính thức gọi mình là "cái thằng chân lắm lông" :p
ReplyDeleteTúm lại, câu về đọc sách kia là của ai chứ? Hix...
ReplyDeleteTiti: của Kempis :) (he he bạn Mund dím đâu có được)
ReplyDeletehí hí, ai dím làm gì, tạo cơ hội cho chị So đeo kính lão giở cuốn sách rách bươm ra tra cứu ấy chứ
ReplyDelete@Sonata: cám ơn chị Âm thanh ạ. Bạn Gỗ khéo tạo dáng ghê... hi hi...
ReplyDelete"Tính giản đơn và phóng đại những tình cảm của đám đông đã khiến nó không biết đến nghi ngờ và lưỡng lự. Giống như phụ nữ, những tình cảm lập tức đi tới cực đoan."
ReplyDeleteLa simplicité et l'exagération des sentiments des foules font que ces dernières ne connaissent ni le doute ni l'incertitude. Comme les femmes, elles vont tout de suite aux extrêmes (Gustave Le Bon)
"elles" phải dịch là "đám đông" chứ sao lại là "những tình cảm" nhỉ?
Em không biết. Bác hỏi hai bác Nguyễn Xuân Khánh và Bùi Văn Nam Sơn í!
ReplyDeleteGọi là "hỏi" cho nó phải phép thôi chứ vỡ lòng tiếng Tây cũng biết là dịch sai: "sentiments" là giống đực thì "elles" thế nào được?
ReplyDeleteThêm cái nữa: "les foules" đại số nhiều như thế mà dịch là "nó"?
Thêm cái nữa: "les sentiments" là "tình cảm", thêm chữ "những" vào làm gì?
Lâu rồi mới đọc lại Blog của bác Gỗ nghe bác dẫn lại ( của dẫn lại) Kempes vĩ đại. Răng bác không làm một cái chi đó về "Tên của đóa hồng" hỉ.
ReplyDeleteRồi một ngày hoa hồng sẽ nở:)
ReplyDelete