bất cứ ngã tư nào
cột đèn nào
đại lộ nào
hàng cây nào
cũng làm tôi nhớ Người
Tiểu thuyết Những đại lộ chưa biết bao giờ mới ra mắt. Nếu biết Những ngã tư và những cột đèn phải mất đến 45 năm mới ra mắt được bạn đọc, thì Những đại lộ có khả năng lâu hơn thế nhiều, mà khả năng dễ xảy ra nhất là không bao giờ. Vì, tất nhiên, nó chưa bao giờ tồn tại.
Tôi tán nhảm thế chỉ vì tôi chưa có cuốn này, chưa nhìn thấy cuốn này; nhưng tôi biết chắc tôi sẽ mua ngay khi nào nhìn đó, thậm chí không chỉ một bản. Rút kinh nghiệm cuốn Thơ Trần Dần của NXB Đà Nẵng cách đây mấy năm, hồi đấy tôi chỉ mua một bản, và sau đó không còn thấy nó ở đâu nữa. Có lẽ bản sách này đã được đưa vào sách đỏ, không quá nhiều người sở hữu.
Về cuốn Những ngã tư và những cột đèn, Sài Gòn Tiếp Thị sáng nay đã có bài review của Nguyễn Vĩnh Nguyên, nhưng chịu không thể nào tìm được link bài này trên SGTT online [cập nhật: đã có link]. Nghe đâu tác giả bài điểm sách này chuẩn bị chuyển sang nghề đi chụp ảnh mướp:). SGTT là tờ báo có mục điểm sách đầy đặn nhất hiện nay trên cả nước, luôn giới thiệu được rất sớm những cuốn quan trọng. (Nhận xét này tất nhiên chủ quan, vì tôi chẳng biết cách nào để khỏi chủ quan. Đằng nào thì tôi cũng có đọc Tiền phong, Công an, An ninh thế giới, và vô số tờ báo khác đâu, kể cả một tờ tôi mà trong vòng 10 năm qua tôi chưa bao giờ nhìn thấy trên sạp báo là Văn Nghệ Trẻ:))
Tuy chưa cầm cuốn này, nhưng tôi nhận thấy ưu điểm đầu tiên của nó là bìa đẹp. Không có ngã tư hay cột đèn nào trên bìa. Trên một cái nền xám như cuộc đời và số phận Trần Dần, có một góc người liêu xiêu. Trên bàn, có cái gì trông giống như một con dấu. Và, như là có một cánh tay cơ bắp thò ra từ trong tường. Tất cả đều gợi nhiều liên tưởng.
+ Trang này đã quảng cáo bán cuốn này giảm giá 30%: http://www.zokik.com/book/detail/id/2900000059283/Nhung_nga_tu_va_nhung_cot_den. Tôi chưa mua thử ở trang này bao giờ.
Thế hóa ra tớ là kẻ may mắn, khi được cầm trên tay cuốn Thơ Trần Dần.
ReplyDeleteLại cầu cho cái bác điểm sách của SGTT báo in ấy nếu có phải chuyển nghề thì cũng phát tài phát lộc hơn cả làm báo.
Hihi, em đoán ngay là thơ bác Mun. Có một hồi em hay vào Tienve. Y như rằng, kiểm tra lại thấy đúng.
ReplyDeleteCông nhận bác Mun viết cái gì cũng duyên. Đọc bài này muốn xem ngay tiểu thuyết của Trần Dần.
Đầu năm bác cứ phấn chấn thế là tốt lắm. Dân Việt ta đang đứng đầu thế giới về độ optimisme.
À hôm gì, em hỏi bác đi chơi đâu dịp Noel, mà bác chối, rồi hồi sau lại khoe ảnh đứng trước biển của các bạn Alpha và Pi (?)
bác azur cho xin cái email nhé
ReplyDeletehôm Noel đúng thật tôi chả đi đâu; đi là đi sau Noel mà:)
tranh bìa của Trần Trọng Vũ, chọn theo nguyên tắc cổ điển của bìa sách 3 chọn 1 ;p, một trong những chủ đề của nó là: "khói", nhưng không phải kiểu Gác Khói của Vũ Hoàng Chương
ReplyDeleteTranh của Trần Trọng Vũ à, thảo nào...
ReplyDeleteSao sách mới mà đã giảm giá là lào?
ReplyDeletekhông thích à? không phải chỗ nào cũng giảm đâu!
ReplyDeleteBác Mun, cho e-mail đi để azur đưa lại cho e-mail.
ReplyDeletegoldmundthanglong@gmail.com
ReplyDeleteKhông thích, thấy thương sách :-(
ReplyDeletebất cứ ngã tư nào/ cột đèn nào/ đại lộ nào/ hàng cây nào/ cũng làm tôi nhớ Người...
ReplyDeleteTác giả của những dòng này chỉ có thể là 1 trong 2 người sau:
1/ Tố Hữu (nhớ ông cụ)
2/ Lâm Vũ Thao (nhớ 1 ông cụ khác)
Titi: không giảm thì thấy thương mình:)
ReplyDeleteCavenui: hí hí
"tôi nhận thấy ưu điểm đầu tiên của nó là bìa đẹp. Không có ngã tư hay cột đèn nào trên bìa."- câu review hay nhất trong cái note này :P (Z)
ReplyDeleteô dè:)
ReplyDeleteỞ nhà sách Phương Nam 940 đường 3/2 còn đúng một cuốn Thơ Trần Dần đấy bác.
ReplyDeleteBạn Kazenka còn không biết mau đi mua để còn...bán lại:)
ReplyDeleteCám ơn Kazenka và cả Goldmund, vì mình vừa chộp lấy cuốn Thơ Trần Dần cuối cùng ở nhà sách PN 3/2 ấy ^^
ReplyDeleteTôi khóc những chân trời không có người bay.
ReplyDeleteLại khóc những người bay không có chân trời.
Ngày mai là Trần Dần sang thế giới bên kia được đúng 14 năm rồi đấy, các bác ạ.
Xin lỗi các bác, tôi vừa mới xem lại lịch, ngày kia mới là ngày giỗ Trần Dần.
ReplyDeleteChúc mừng bạn hoàng tử pé mua được sách quý hiếm.
ReplyDeleteBác azur, đố bác "ngày kia" với "hôm kia" khác nhau thế nào đấy?:)
Ối bác Mun lại tưởng tôi quên tiếng Việt có chết không: cái đầu là tương lại, cái sau là quá khứ.
ReplyDeleteNhưng nếu bác thấy còn gì nữa, thì mách nhé. Cám ơn trước đấy.
Thế dùng "ngày qua" và "hôm mai" không đặng sao? :p (góp vui chút ít (nếu vui))
ReplyDeletevầng, thế là bác Azur chửa quên tiếng Việt rồi. Thế "ngày kia" là ngày thứ mấy sau "ngày mai"?:))
ReplyDeleteBác Mun hỏi câu này hóc rồi, để tôi học lại môn tính trừ đã nhé.
ReplyDelete(giơ tay phát biểu giựt câu trà lời!) theo thứ tự là ngày mai, ngày mốt, ngày kia, vậy là ngày thứ 2, phải không ạ?
ReplyDeletehoangtupe chắc là người Nam rồi, vì người Bắc sẽ nói ngày mai, ngày kia, ngày kìa, do đó đối với người Bắc ngày kia là ngày kế sau ngày mai
ReplyDeletebác Azur ôn tính trừ xong chưa?:)
"bất cứ ngã tư nào
ReplyDeletecột đèn nào
đại lộ nào
hàng cây nào
cũng làm tôi nhớ Người"
"Người" ở đây có thể hiểu là "Bác Hồ",mà "Bác Hồ" có thể hiểu là "tiền"(vì hình Bác Hồ in trên tiền nên nhiều khi người ta nói "có Bác Hồ rồi " tức là có tiền rồi).Vậy bài thơ của bạn Goldmund có thể sửa lại như sau :D
bất cứ ngã tư nào
cột đèn nào
đại lộ nào
hàng cây nào
cũng làm tôi nhớ tiền
cười như thóc vàng sân hợp tác
mắt phố lệ non đùi hoang hoác
lòm đỏ son chiều mưa bạc mẹ môi
Bác Mun à, ôn lại bảng trừ cửu chương, tham khảo cả ý kiến nobel toán học, định gửi kết quả cho bác thì lại nghĩ hay là chưa hiểu câu hỏi của bác.
ReplyDeleteBác Duy ơi, "Người" viết hoa từng là cái bi kịch của bác Trần Dần đấy ạ.
đã mua thử trên trang zokik nhưng chưa nhận được sách nên chưa có ý kiến :p
ReplyDeleteđã mua thử và đã nhận được sách!
ReplyDeleteSách chưa đến nhưng có trể tracking. Giống Amazon ra phết :p
ReplyDelete@ bác azur : tôi nghĩ "Người" viết hoa không phải là bi kịch của Trần Dần."Người" cũng chỉ làm được đến thế .Bi kịch của Trần Dần giống bi kịch của nhiều trí thức ưu tú khác: đấy là bi kịch của tự do khi đối lập với chuyên chế.
ReplyDelete@bác Duy, bác phân tích đúng đấy ạ. Tôi xin đính chính thế này: Khi bác Trần Dần viết "Ôi xưa nay Người vẫn thiếu tin Người" thì "Người" là người vậy thôi, nhưng các bác ở trển các bác ấy sâu sắc quá, các bác ấy bảo dám đả kích lãnh tụ à. Từ đấy bi kịch bắt đầu.
ReplyDeleteNhưng có vẻ như người ngoài thì coi là bi kịch, chứ bác Trần Dần bác ấy lạc quan, tuy là "lạc quan đen" thôi.
"Hãy đắm đuối đi vào bóng tối".
@ bác azur: Tôi cho là nếu ko có câu thơ ấy(Ôi xưa nay Người vẫn thiếu tin Người)thì người ta sẽ vẫn cư xử như thế với bác Trần Dần,vì người ta sẽ dựa vào những câu thơ khác cúa bác ấy.
ReplyDeleteNhiều trí thức VN thế hệ 7X-trong đó có tôi- say mê Trần Dần .Tôi nghĩ nguyên nhân của sự say mê này là vì ngoài tài năng thì Trần Dần còn có sự dũng cảm mà trí thức 7X muốn có nhưng không có được ,sự dũng cảm đó là nói ra những gì mình nghĩ.
Bác (azur ) thì sao?