Thử đọc đoạn này trong Kẻ vô luân của Andre Gide, bản dịch của Bùi Giáng:
“…Phần nào là phần của chim ưng bởi chưng thương mẻ chuột. Phần nào là phần của trau chuốt cho lấp liếm hội đàm hồng lâu thập lý, với bích lạc thiên thai. Hoàng tuyền chẻ một ra hai? Suối vàng chín ngọn xin mài miệt mơ? Chẩm ma trầm túy căn cơ? Tầm sưu yến tuyệt xin tờ dửng dưng? Hùng tâm tiêu táp gội lừng? Niềm đau tiểu đệ xin mừng đại ca? Tiều phong kiều vũ giang hà? Rừng liêu quốc dậy giang hà cố nhân?”
Đọc đoạn này xong, ắt hẳn phần lớn chúng ta sẽ nhìn nhau bối rối: Andre Gide viết cái gì vậy? Hay, câu hỏi đúng ra phải là, Bùi thi sĩ viết cái gì vậy?
Chẳng riêng bản dịch này mà cả trong nhiều bản dịch khác, Bùi Giáng cũng dùng toàn một thứ ngôn ngữ đặc Bùi Giáng. Chưa kể nhiều đoạn ngẫu hứng ông phóng thành thơ lục bát luôn. Đọc bản dịch của ông, có lẽ ta cần thêm một “dịch giả” nữa để dịch từ tiếng Việt Bùi Giáng ra tiếng Việt phổ thông. Các bản dịch của Bùi Giáng có lẽ có ích hơn để ta tìm hiểu về Bùi Giáng, chứ nếu muốn tìm hiểu về Andre Gide hay Heidegger thông qua Bùi Giáng e rằng hơi vất vả.
"vất vả" chứ ạ! @_@"
ReplyDeleteokie:)
ReplyDeleteChắc phải đọc chừng thêm chục lần nữa mới hiểu anh Gỗ Mun ơi.
ReplyDeleteMoon từng bị sự cố này với Hoàng Tử Bé, đọc lần đầu, khó hiểu quá, thắc mắc đọc lại lần 2, chưa hiểu lắm, nhưng thấy khó chịu, đọc đến lần thứ 3 thì không quên được, giờ thì không nhớ đọc đến bao nhiêu lần. Mỗi lần đọc càng thấy một góc khác. Sẽ tìm đọc cái này. :)
Shakespeare quen thuộc với độc giả VN thế- nhưng đọc bản dịch Hamlet của BG cứ rối bèng beng, huống chi Andre Gide.
ReplyDeleteSuy nhảm: cứ đọc bản dịch của BG mà không hiểu thì ấy là văn chương của Bùi tiên sinh ạ :D
Mà hiểu được BG thì e rằng các bác phải lo book chỗ trong BV Tâm thần thôi ạ.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteMuốn đọc mà "hiểu" ngay thì đọc erotic vậy. ;-)
ReplyDeleteerotic thật mới sướng
ReplyDeleteà, bác bánhtrungthu kia sành điệu đấy
This comment has been removed by the author.
ReplyDeletehai bạn Tân với qt sao thập thò thế?
ReplyDeleteÀ ban đầu em comment phong cách BG là dịch-phóng tác, nhưng sau khi xem qua bản Mùi hương xuân sắc tiếng Pháp và bản của BG thì mới thấy mình lỡ lời. BG quả là cao thủ võ lâm đấy :D
ReplyDeleteAnh muốn đọc Mùi hương xuân sắc thì vào talawas nhé ;)
"BG quả là cao thủ võ lâm đấy": vái chào bác Tân, độc giả như bác mới đáng đồng tiền bát gạo!
ReplyDeleteôi zời các anh kia chữ ngoại chữ ta đều ít cả, vừa dịch vừa đánh trống ầm ĩ cả lên thì đáng ngờ lắm
Bác quá lời rồi. Tinh thần phản biện thôi mà.
ReplyDeleteTân: Mùi hương xuân sắc bán đầy Fahasa mà. Anh thuộc khá nhiều đoạn lục bát trong đó: "Rằng trong buổi mới lạ lùng. Hai lòng một cuộc phiêu bồng dậy cơn. Xanh buông đầu liễu rập rờn. Lời ca, điệu hát, dì còn nghe vang. Đong đưa chúc phúc hàng hàng. Lời trong tiếng cũ lên đàng gọi nhau. Người nghe kẻ nói nghiêng đầu. Chúng tôi thành mộng căn lầu bình minh. Một thời mùa hạ sơ sinh. Em dàn tơ tóc bên mình chiêm bao. Mùa vang xa biệt hội nào. Tôi bây giờ dậy biển trào khơi lên. Mùa vang sóng vỗ bên đời. Còn trang phương cảo thu rời chân đi"
ReplyDeleteem comment rồi đổi ý, không muốn comment nữa. :)
ReplyDeletehix, em lỡ mua cuốn Trường học đờn bà rồi, :(( Mà em đọc Hoàng Tử bé bản dịch của Bùi Giáng cũng thấy ông dịch đậm chất hán việt +__+ trong khi đó là một tác phẩm tiếng Pháp! +__+ hix
ReplyDeleteGiờ mới đang "gặm" cuốn này và thấy đúng là Bàng Giúi chứ không phải Gide.
ReplyDeleteMùi hưng xuân sắc đang được nhà sách Đông Tây (62 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội - nhưng không phải xa lộ Hà Nội, Sài Gòn đâu nhé) giảm giá để chuyển cửa hàng về Đinh Lễ để buôn có hội bán có phường.