Wednesday, 4 November 2009

Nghệ thuật lãnh đạo

Cách đây ít lâu,tôi có đọc một bài báo của Trung tá Christopher D. Kolenda viết về nghệ thuật lãnh đạo trong quân sự. Bài báo tên là “Ten ways great commanders lead” (tạm dịch Mười phương thức lãnh đạo của các chỉ huy tài ba). Bài viết giới hạn trong lĩnh vực quân sự, nhưng tôi thấy có thể áp dụng những điều ông viết vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt nếu bạn đang làm việc trong một công ty hay tổ chức khác. Tôi chép lại những câu yêu thích tại đây. Tôi không cố dịch ra tiếng Việt, mà chỉ diễn giải một số chỗ để những bạn không sử dụng tiếng Anh có thể tiện theo dõi.

Decisions at platoon headquarters might be great for the platoon but no so great for 3rd Squad. The necessity for policies and decisions at one level might not be apparent at another level . Trong một tổ chức, người ta thường thấy có những quyết định được đưa từ trên xuống và áp dụng cho toàn bộ tổ chức. Quyết định đó có thể phù hợp đối với tổ chức, nhưng chưa chắc đã phù hợp cho một bộ phận của tổ chức. Người lãnh đạo do đó cần nhìn thấy sự khác biệt đó và cân nhắc hoặc áp dụng chế độ riêng cho bộ phận để bộ phận đó hoạt động hiệu quả hơn, hoặc vẫn tiếp tục áp dụng một chế độ chung cho toàn bộ tổ chức trong trường hợp có lợi hơn cho tổ chức.

Fighting everything, like attempting to be strong everywhere tactically, undermines effectiveness. The focus should be on the important battles. Người lãnh đạo phải biết tập trung vào những việc quan trọng nếu muốn thành công. Không thể chia sức cho mọi thứ. Trong cuộc sống cũng thế, bạn nên biết đâu là ưu tiên của mình và tập trung sức lực cho những ưu tiên đó. Cái gì cũng xông vào làm thì có thể dẫn đến hậu quả không cái nào ra cái nào cả, mà bạn thì chết sớm!

Knowing what to do is knowing the letter of the law; knowing why you do it is knowing its spirit. Phải làm cho nhân viên hiểu được tại sao họ cần phải làm một việc gì đó, chứ không chỉ biết phải làm gì.

Managers get paid to make decisions, but leaders get paid to make decisions and set the example in implementing them. Người lãnh đạo không chỉ ra quyết định, mà còn phải làm gương trong khi thực hiện những quyết định đó.

Failure is not an option on the battlefield, but it certainly is in training. Khi ra trận/thi đấu/ chính thức làm công việc, thì phải hướng tới chiến thắng; nhưng trong khi tập luyện thất bại là điều cần thiết, vì bạn sẽ học từ những thất bại.

Instead of asking them to try harder, how about asking them to think differently? Thay vì bảo nhân viên của mình phải nỗ lực hơn, thì hãy bảo họ nghĩ khác đi. Thay vì hùng hục lao đầu vào đá, thì hãy nghĩ xem có cách làm nào khác thông minh hơn không.

Real leaders promote the idea that disagreement does not equal disrespect. Những ngưỡi lãnh đạo có tài luôn cổ súy cho việc tranh luận. Bất đồng ý kiến không có nghĩa là không tôn trọng.

The magic of exchanging ideas is getting to know what and how other people think. Trao đổi ý kiến là một phương thức kỳ diệu để biết người khác nghĩ gì, và như thế nào. Nếu bạn không comment ở blog này, thì ai mà biết bạn nghĩ gì?:)

Demonstrating that you care about people as individuals rather than as personnel or “human resources” is absolutely critical. Hãy chú ý đến từng con người trong đơn vị bạn, chứ không phải chú ý đến nhân sự hay “nguồn nhân lực”. Nói cách khác, hãy “người ” hơn. Sếp của tôi khi họp với tôi bao giờ cũng hỏi thăm về gia đình, sức khỏe trước thay vì nhảy ngay vào chủ đề công việc.

Professional respect requires that we recognize and value the unique contribution of every individual in the organization. Phải biết ghi nhận đóng góp của từng cá nhân trong tập thể. Như thế mới là tôn trọng.

The foundation of every healthy relationship is trust. Relationships usually fail because of an actual or perceived breach of trust. Just as he earns professional respect, a leader must earn trust. Mọi mối quan hệ lành mạnh cần được xây dựng trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau. Quan hệ thường đổ vỡ từ chỗ mất lòng tin. Điều này không chỉ áp dụng trong nghệ thuật lãnh đạo, nơi người lãnh đạo cần phải tạo dựng niềm tin trong nhân viên/quần chúng, mà còn đúng trong mọi quan hệ khác. Chẳng hạn các quan hệ cúc cu thường không còn cúc cu khi bên này cho rằng bên kia cúc cu với một bên thứ ba, hoặc vì một lý do nào khác không còn cúc cu với mình nữa, mặc dù sự thật cúc cu có thể vẫn còn cúc cu lắm.

20 comments:

  1. Cảm ơn bác Goldmund cho chuyên mục đọc hiểu TA ::)

    ReplyDelete
  2. "Cúc cu" !

    Em thích bài này ! ^^

    -Land-

    ReplyDelete
  3. Bác Tùng: Từ đó từ tiếng Tây ra, em nghĩ viết thế nào chả được.

    Bác nào biết tiếng Anh rồi thì không cần phải đọc tiếng Việt nhé.

    ReplyDelete
  4. ư, có ai làm ơn giải thích cách sử dụng từ "cúc cu" hay khuyến mãi thêm nguồn gốc cách dùng từ này hộ nào. có dịp sẽ hậu tạ :)

    @Gm: không cần nhưng muốn đọc tiếng Việt được không?

    ReplyDelete
  5. anh ơi, có người muốn cúc cu cái tiếng Việt của anh kìa!

    ReplyDelete
  6. Bác kiki: Từ "cúc cu" mà bạn Land dùng em hiểu có nghĩa là "thumbs up". Còn từ "cúc cu" em dùng phía trên từ từ bác sẽ luận ra thôi.

    Cái vụ tiếng Anh, là vì có bác bảo em làm chuyên mục đọc hiểu, chứ bác muốn đọc tiếng Việt thì em khuyến khích, vì tiếng Việt có hoàn toàn tương đương tiếng Anh đâu.

    ReplyDelete
  7. "viết thế nào chả được"

    chết chết sao bác lại nói thế được nhỉ, nguy quá nguy quá

    đố bác biết tại sao người ta nói "xà phòng", săm lốp", "quần xi líp" đấy

    với cả cái từ hay bị sai này thì thế nào mới đúng: "súp" hay "xúp"?

    chậc, càng nghĩ càng thấy nguy

    ReplyDelete
  8. (dùng "cúc cu" = à ha như trên có được không nhỉ?)

    ReplyDelete
  9. Chời chời, cái vụ "Nếu bạn không comment ở blog này, thì ai mà biết bạn nghĩ gì?:)" nghe hay ho ghê nhỉ! Thành ra tui phải nhanh nhẩu còm liền kiểu bị cho là không biết nghĩ, hahahaha.

    Tui rất tâm đắc câu "Khi ra trận/thi đấu/ chính thức làm công việc, thì phải hướng tới chiến thắng." Và cũng chính vì thế mà tui rất không thích những ai nói kiểu, "Tôi đến với cuộc thi này trước hết là để học hỏi kinh nghiệm, bla bla bla..." Phải học nhiều trước khi thi chứ không phải vào phòng thi mới học!

    ReplyDelete
  10. excellence interpretation, cảm ơn bạn vì bài viết này :), mà cúc cu nghĩa là gì hả bạn? mình không hiểu mỗi từ này.:)

    ReplyDelete
  11. Cúc cu bài biết này!

    ReplyDelete
  12. Nghe có vẽ như ông đang làm sếp thì phải? Mà nếu là sếp nhớ mời cafe nhé !

    ReplyDelete
  13. Phaỉ giải thích ra "cúc cu" có nghĩa là gì thì không còn hay bạn ạ:)

    Lãnh đạo không có nghĩa là làm sếp. Lúc khác, tôi sẽ viết về việc một nhân viên bình thường có thể "lãnh đạo" như thế nào.

    ReplyDelete
  14. Em có góp ý nhỏ là "cổ súy" không đúng, "cổ xúy" mới đúng ạ.

    ReplyDelete
  15. Hồi nào đến giờ mình vẫn viết cổ súy, mà hình như cổ xúy đúng hơn thật. Cái vụ sờ sung sướng và xờ xấu xa này coi vậy mà khó!

    ReplyDelete
  16. ở VN xứ ta phổ biến kiểu sếp thích người nịnh nọt,vâng lời tuyệt đối.Họ chỉ quan tâm lính có nhớ SN mình không,lễ tết đứa nào không đến nhà là chết với mình!Bạn GM học ở tây về nên tư duy làm sếp có "khác"!"
    Thói đời "hễ lính thương thì sếp cao hơn nó ghét" nên cố gắng "SỐNG ĐỂ ĐỨC CHO CON NÓ NHỜ"
    ừ mà comment vào bài cũ có bị blog chạy trên corei7 extreme lọc tự động không dzậy GM?

    ReplyDelete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN