Lối xưa/ xe ngựa/ hồn thu thảo
Nền cũ/ lâu đài/ bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan/ cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt/ với tang thương
Nguyễn Khuyến:
Mấy chùm trước giậu/ hoa năm ngoái
Một tiếng trên không/ ngỗng nước nào
Xuân Diệu:
Gió sáng bay về/ thi sĩ nhớ
Thương ai không biết/ đứng buồn trăng
Huy hoàng trăng rộng/ nguy nga gió
Xanh biếc trời cao/ bạc đất bằng
Nguyễn Bính:
Tôi lạnh đầu sông/ giá ngọn nguồn
Nhớ nhà thì ít/ nhớ em luôn
Chênh vênh bóng ngả/ sầu lau lách
Chiều ngái hương rừng/ lối nhạt son
Huy Cận:
Người ở phương trời/ta ở đây
Sầu mong phương nọ/ nhớ phương này
Tương tư đôi chốn/ tình ngàn dặm
Vạn lý sầu/ lên núi/ tiếp mây
(Cái này coi như mở đề. Entry kế tiếp tôi sẽ viết về một nhà thơ có lối sử dụng bằng trắc rất đặc biệt. Stay tuned!)
Bi giờ bạn Goldmund còn câu bài kiểu này nữa!
ReplyDeleteThật!!!
ờ câu đấy, thì sao? :)
ReplyDeletemình cứ hở chiêu câu view nào ra là bị bạn này chôm mất, chết thật hehe
ReplyDeletehừm, cho nó vui đời, chứ view có phải cá đâu mà câu làm giề!
ReplyDeletethôi thì đố luôn, cái nhà thơ sắp được viết trong entry kế tiếp là ai? Ai đoán đúng nhường quyền viết luôn cho người đó:)
Bác đang ví dụ về ngắt nhịp chứ có phải bằng trắc đâu nhỉ? Chứ còn cái bác kia chắc lại Bích Khê không trật được :)
ReplyDeleteô hay buồn vương cây ngô đồng
ReplyDeleteNgắt nhịp là để nhìn rõ cái bằng trắc, chứ Bích Khê cũng sẽ được nhắc đến để minh họa, nhưng người sử dụng nó thành một hệ thống là người khác cơ, người khác cơ, hehe.
ReplyDeleteNói BÍch Khê thì Xuân Diệu bỏ đâu, cả một bài Nhị hồ thế cơ mà.
ca'i na`y vui qua, ba`n tiep di anh GM! Can't wait!
ReplyDeleteQt: chắc chắn sẽ bàn tiếp, nhưng phải đợi hôm nào rảnh ngồi ở nhà, và có cuốn thơ của tác giả đó bên cạnh mới viết tiếp được.
ReplyDeleteNhân tiện, hình như có mấy bạn còm vào đây mà sao mất cả.