Tuesday 25 May 2010

Nhân trường hợp bạn Cỏ Nâu


Những ngày này, có vẻ không thể nào không nói về Lưu Quang Vũ, cũng như không thể nào không nói về Vô tri. "Thời thượng" mà! Vô tri sẽ nói đến sau. Nhân trường hợp bạn Cỏ Nâu, hãy đá qua Lưu Quang Vũ một tí!

Bạn Cỏ Nâu là bạn
này. Trên FB của bạn, bạn dẫn link của bạn này, và tóm tắt như sau:

Về bài thơ Nơi ấy trong tập Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ:
1/ câu “Ngọn gió chiều hoa NỞ trắng như mưa” bị in thành “Ngọn gió chiều hoa SỞ trắng như mưa”;


2/ câu “Nắng ĐỌNG vàng thung lũng tiếng ong bay” bị in thành “Nắng DONG vàng thung lũng tiếng ong bay”;


3/ và câu “Vẫn nguyên vẹn những QUẢ rừng thơ dại” bị in thành “Vẫn nguyên vẹn những HOA rừng thơ dại”. (?)


Bạn của bạn Cỏ Nâu kết luận: "Sử dụng thơ mà vô tình làm cho nó có thêm dị bản, đã là không nên. Đằng này, làm tuyển tập mà sinh thêm dị bản cho những bài thơ tuyệt tác của một tác giả tuyệt vời như Lưu Quang Vũ, là không chấp nhận được."

Ý kiến của bạn GM:


1/ Hoa sở là hoa có thật, nó trông như thế này.



Vì vậy, hoa sở trắng như mưa hòan toàn có lý và hay hơn hoa nở trắng như mưa. Hoa cụ thể hay hơn hoa chung chung.

Chị So có thêm: hoa sở nở đầy trong Vợ chồng A Phủ!

2/ Nắng DONG vàng nghe hay hơn nắng ĐỌNG vàng. Đọng nghe nó tù đọng quá, còn dong như trong dong buồm hay dong ruổi nghe cao xa bay hơn.

3/ HOA rừng hay QUẢ rừng? Chỉ có bác Vũ may ra mới biết bác ấy viết hoa hay quả. Hoa thì đẹp, quả thì ăn được. Tôi thiên về quả hơn, vì tôi thích thứ ăn được!:)

Nói chung, đối với những tác phẩm có nhiều dị bản, người đọc hay có khuynh hướng cho rằng bản tiếp cận đầu tiên là bản đúng nhất, vì bản đấy là bản gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc. Love at first sight:) ấn tượng đầu tiên khó phai mờ.

Về bài thơ trên đây của Lưu Quang Vũ, tôi cũng đọc lần đầu trong cuốn thơ nho nhỏ Thơ Tình bạn Tình yêu của NXB Giáo dục 1986. Tuy nhiên,tôi thấy những điểm khác trong bản của Nhã Nam không làm bài thơ bị dở đi, ngược lại, có chỗ tôi thấy hay hơn. Vả lại, tôi cũng tin Nhã Nam. Không tin Nhã Nam thì biết tin ai?:))



29 comments:

  1. 1. Trời ơi, cái title! Thỏ bông có xơi cỏ ko? ;)
    2. Anh đùa cụ Nhị hay là ca Nhã Nam thật? :p
    3. Chuyển qua Vô tri đi anh! Riêng cái này có thể ca Nhã Nam ;))
    cỏ nâu

    ReplyDelete
  2. Bác ơi, "rong ruổi" mới đúng chứ.

    ReplyDelete
  3. Entry này của bác GM gãi đúng chỗ ngứa của CÂNT. Trước hết , bác vào link này đọc topic sau ở 1 forum vô danh tiểu tốt :

    http://bien19.biz/forum/showthread.php?t=49277


    Theo đó, CÂNT ( đồng thời là tác giả cái topic trên) cho rằng " Nơi ấy" chính là nơi thủa nhỏ LQV đã từng sống qua ,đọc bài thơ thấy một cảm giác êm dịu, thanh bình vô cùng, đó chắc hẳn là nơi LQV từng có những kỉ niệm êm đẹp. Trong thơ , LQV thường nhắc nhiều đến thời thơ ấu ấy :

    Bản nhạc ngày xưa khúc hát ngày xưa
    Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
    (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa )

    Cậu bé con đôi mắt ngây thơ
    Đã đánh mất kho vàng và tiếng hát
    Anh bỏ hồ trong, bỏ vườn cây mát
    Đi tìm chân trời nhưng chỉ thấy cô đơn
    (Những ngày chưa có em )

    Bỗng một ngày em tới em ơi
    Anh gặp biển khơi gặp nhà ga bóng mát
    Anh thấy chân trời tuổi thơ bát ngát
    Em dạy anh nhìn cái thật của đời
    (Những ngày chưa có em )

    Do CÂNT ở gần " Thôn Chu Hưng " nên nói luôn ở đấy ko có hoa sở , quả rừng thì cũng ko có nhiều đâu ( chủ yếu là quả cọ) , hoa rừng thì có nhiều hơn ( xấu hổ, mua , chè, trạng nguyên , ...) , các loại cỏ gianh, tế .

    ReplyDelete
  4. hehe ca gì mình, mình hoàn toàn không liên quan tới nhóm thực hiện quyển sách, bây giờ có đọc LQV cũng toàn giở mấy tập cũ ra đọc, nhất là tập "Mây trắng của đời tôi" in sớm nhất sau khi LQV chết

    ReplyDelete
  5. Cảm ơn Cậu ấm. Đọc lại cả bài thơ thì thấy đúng tả không khí trung du thật mà theo chỗ tôi biết thì hoa sở có nhiều ở Tây Bắc. Tuy nhiên, một nhà thơ từng đến Phú Thọ vừa bảo với tôi rằng Phú Thọ cũng có hoa sở! Nhà thơ ơi có ở đâu đây vào làm chứng với:)

    ReplyDelete
  6. Gà thiến: lâu quá mới thấy - chắc là chấp nhận cả hai, bạn tra từ điển lại xem

    ReplyDelete
  7. tuy vậy cũng hết sức cám ơn

    tôi vừa chuyển các thông tin tới nhóm phụ trách bản thảo, cùng người biên soạn LKT để xem xét, kiểm tra và tìm giải pháp nếu cần

    cheers,

    ReplyDelete
  8. mà bác GM có ý định dọa dẫm gì mà gớm thế ấy nhỉ :d

    ReplyDelete
  9. dọa dẫm gì mà dùng cả hai nick gớm thế ấy nhỉ:d

    ReplyDelete
  10. À xin thông báo thêm hiệp hội các nhà thơ underground (tức là dưới hầm) đã họp bàn về vấn đề này và kết luận như sau:
    1) hoa sở
    2) nắng dong vàng
    3) quả rừng

    Đấy, còn các nhà soạn sách và nghiên cứu văn bản muốn kết luận thế nào thì mặc!:)

    ReplyDelete
  11. vừa thử check nhanh, các phê phán của bạn gì chả có tí cơ sở nào cả :)

    ReplyDelete
  12. em không phải nhà thơ, cũng vào vốt cho hội các nhà thơ dưới hầm một phát. :D

    ReplyDelete
  13. vốt theo luôn, chữ "nắng dong" đẹp thế

    ReplyDelete
  14. Vote cho cả 3 lựa chọn của bác Goldmund :D

    ReplyDelete
  15. Chữ "dong" còn cùng vần với chữ "ong", nên nghe nó ong ong hơn đúng không? Ngoài ra, còn không có cả đấu nặng nên nhẹ nhõm hơn nữa!:)

    ReplyDelete
  16. 1) hoa sở
    2) nắng dong vàng
    3) quả rừng
    một lần nữa, mình xin đưa tay đồng ý.
    Dong đẹp hơn đọng,
    mà bạn gì đấy dựa trên cơ sở nào để khẳng định bản nào là đúng gốc bản nào là sai nhỉ?

    ReplyDelete
  17. Ly do cac vote cua underground gang: duoi ham cha co hoa, cha co qua, khong co nang :D cu vote dai di, dau co sao dau :D

    Ky ten: under another ground :D

    ReplyDelete
  18. Dong thì hiển nhiên là hay hơn đọng rồi . Nhưng vấn đề đang tranh cãi là trong bản gốc , LQV viết là dong hay đọng . Hay đây lại là chuyện " lấy thân làm bức thành đồng cho con " như của Nguyễn Bính . Theo CÂNT , trong bản gốc LQV viết là "đọng " . Đọc kỹ lại thơ Vũ, thấy Vũ rất giỏi ở việc xếp đặt tứ thơ :

    Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh
    Thắp một ngọn đèn hồng như ánh lửa
    Đêm sâu quá , đêm nào biết ngủ
    Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi

    Và việc tạo ra mạch thơ phóng khoáng, dạt dào, trùng điệp như những ngọn đồi vùng trung du dễ dàng xâm chiếm tâm hồn người đọc :

    Vườn em là nơi đọng gió trời xa
    Nơi tiếng chim kêu bàng thưa lá nắng
    Con nhện đi về giăng tơ trắng
    Trái đất tròn căng mập nhựa sinh sôi .

    Nhưng thơ Vũ hay không phải theo lối " nhãn tự", tức chỉ có 1 câu hay 1 chữ mà làm sáng cả bài thơ . Vũ không phải là một người "phu chữ " , 1 người thợ kim hoàn chuyên lo chuốt tỉa từ ngữ như Tản Đà với một chữ "vèo" :

    Vèo trông lá rụng đầy sân

    Chữ "dong" kia rõ ràng là rất công phu , trau chuốt , nhưng e không hợp với phong cách thơ Vũ .

    Trên đây là 1 ý kiến nhỏ của CÂNT đem ra bàn bạc với mọi người .

    ReplyDelete
  19. :) I love Vũ and (kết luận)của bác:P

    ReplyDelete
  20. Còn về chuyện hoa SỞ hay hoa NỞ để đầu tháng 6 , CÂNT có dịp về quê sẽ lên lại " Thôn Chu Hưng " ( cách nhà CÂNT 10km ) check xem ở đấy có hoa sở ko . Về chuyện hoa hoét, tôi cũng ko rành lắm .

    ReplyDelete
  21. Cậu ấm: Bạn viết về LQV như thế là hay lắm rồi, tôi không viết hay hơn được:)

    Có điều, cái kết luận của hiệp hội nhà thơ dưới hầm trên kia, vì ở dưới hầm, nên là một cái kết luận đâm hơi, ngang xương, kiểu tớ thích thế đấy, bạn chấp làm gì!

    Về nhãn tự, đúng là LQV không có nhãn tự, mà thật ra nhiều nhiều nhà thơ khác cũng không có nhãn tự. Thậm chí, nhãn câu, nhãn bài cũng không có, bi đát lắm!:))

    ReplyDelete
  22. Mượn nhà anh Goldmund hỏi bạn Cậu ấm ngây thơ chút :), nick của cậu có liên quan chi không với cuốn tiểu thuyết của Natsume Soseki :).

    Cô chiêu yêu Bốt chang :)

    ReplyDelete
  23. Đính chính về chuyện hoa SỞ hay hoa NỞ . CÂNT vừa liên lạc với 1 người họ hàng , bác này cười nói CÂNT sao ngờ nghệch thế không biết . Hoa SỞ mọc đầy ở trên đồi , màu trắng giống hoa chè , nở vào mùa đông , nhất là kỳ rét đậm .
    Tự kiểm điểm : thế mới tự nhận mình là Cậu ấm NGÂY THƠ .

    ReplyDelete
  24. @nac danh : da vang , dung day a . Botchang chao Co chieu .

    ReplyDelete
  25. vụ này lại giống kiểu anh vương an thạch làm thơ "minh nguyệt sơn đầu khiếu,hoàng khuyển ngọa hoa tâm" (trăng sáng kêu đầu núi/chó bàng nằm giữa bông hoa)bị anh tô đông pha chê trăng sáng thì hót thế éo nào được,chó vàng mà lại nằm được giữa nhụy hoa à, đem sửa lại thành sơn đầu chiếu mới ngoại hoa âm (chiếu đầu núi/nằm dưới bóng hoa), sau này mới biết minh nguyệt là tên chim hoàng khuyển là tên sâu...
    http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng_An_Th%E1%BA%A1ch

    ReplyDelete
  26. gớm, chỉ một bước bác đã so anh bạn kia với Tô Đông Pha rồi:)

    ReplyDelete
  27. sau khi đọc nguyên bài thì em phản trắc, đổi qua ủng hộ phe hoa, cái quả quả bỏ vào đọc lên nghe rất là quả.

    ReplyDelete
  28. đúng là phản trắc!:)

    ReplyDelete

BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN