Nói đến đười ươi, ta thường nghĩ ngay đến Bùi Giáng. Chẳng
nhớ rõ Đười ươi thi sĩ là biệt hiệu
ông tự xưng hay ai đặt cho, nhưng nhớ rất rõ Đười ươi chân kinh là do Thiên Hải Đoạn Trường Nhân biên soạn. Cái
hay là, tập Đười ươi chân kinh ấy tôi
còn chưa có, làm sao nhớ cái tên dài ngoằng kia, nếu cái hôm hôm ấy hôm gì MC
Phương Văn tự Xu béo cầm chịch phiên đấu giá ở Nhã Nam Tụ hiền trang không tự
dưng tặng thêm cho người thắng đấu giá cuốn Sông
Đà có chữ ký Nguyễn Tuân cuốn Đười
ươi chân kinh, chua thêm Thiên Hải Đoạn Trường Nhân là người đứt ruột nơi chân trời góc bể. Đôi khi trí nhớ hoạt động theo cơ chế tào lao như thế: chuyện
nghiêm chỉnh, tập trung đầu óc đàng hoàng, thì hôm trước hôm sau là quên lửng;
còn chuyện tào lao do một người tào lao nói lại nhớ như in :).
Trước khi biết đến Đười ươi thi sĩ, mỗi khi nhắc tới đười
ươi, là tôi nhớ đến câu chuyện kinh dị hay được nghe kể hồi nhỏ. Chuyện kể rằng,
đười ươi là con giống như khỉ, to như con người, sống ở trong rừng. Ai đi vô rừng
mà gặp đười ươi, đười ươi sẽ nắm lấy tay người đó ngó vô mặt mà cười, nắm chặt
lắm không thể nào gỡ ra được… Có người kể, đười ươi nắm tay người ta cười miết,
tới khi nào mặt trời lặn thì ăn thịt. (Bây giờ nghĩ lại, tôi nghĩ cái kết này
chắc không đúng lắm. Đười ươi đâu có ăn thịt, cùng lắm nó xáng cho một xáng bể
đầu chơi cho zui thôi. Với lại, nếu người
ta đi vào rừng buổi tối thì sao? Lúc đó,
đười ươi sẽ chờ tới khi mặt trời mọc, hay chờ tới chiều hôm sau khi mặt trời lặn
để động thủ?) Có người lại kể, đười ươi nắm tay người ta cười miết, người không
tay gỡ ra được nên rốt cuộc chết đói.
(Đoạn kết này coi bộ có lý hơn, cho dù tôi biết, thường người ta chết
khát trước khi chết đói.)
Dù kể thế nào, người kể cũng nói thêm rằng, để khỏi bị đười
ươi nắm tay, khi đi vô rừng, người ta nghĩ ra cái mánh xỏ hai tay vô hai cái ống
tre. Đười ươi nắm được cái ống tre, trong lúc nó tít mắt cười thì người ta lẳng
lặng rút tay ra khỏi ống tre rồi bỏ đi.
Sao tôi tự dưng nhớ chuyện xỏ tay ống tre? Là vầy: hôm qua
đi ăn trưa về, tình cờ tôi gặp một hội bạn ở công ty cỹ. Tán chuyện một hồi, mọi
người bàn sang chuyện chặt tay cướp xe cướp điện thoại. Một người nói thời buổi
này làm nghề bán chân tay giả chắc phát đạt. Một tia chớp chợt lóe lên trong đầu
tôi: Sao mình không kinh doanh ống tre? Tay giả
đắt tiền lại khó lắp, với lại mất tay là chuyện đã rồi, ráng giữ tay cho khỏi bị
chặt không phải hơn sao? Bán ống
tre do vậy có khi đắt hàng hơn hơn bán
tay giả, nhất là khi ống tre rẻ hơn rất nhiều.
Ra đường, cứ xỏ hai tay vô ống tre, hễ thấy cướp vung dao
thì giơ ống tre ra đỡ, xong rút tay ra khỏi ống tre rồi lẳng lặng bỏ đi. Cứ lặng mà đi rồi khuất bóng/ Rừng tre xao
xác ống tre rơi.
Truyền thuyết đười ươi này phủ rộng cả vùng Tây Nguyên xuống tới Đông Nam Bộ (dưới đó người ta gọi là Xà Niêng).
ReplyDeleteMà nhắc đười ươi sao bác không nghĩ tới Nỗi buồn chiến tranh nhỉ. Em đọc cuốn này vài lần, mà cứ tới đoạn đó là cố đọc nhanh cho mau qua, hic.
còn nhớ tới nhiều thứ kinh nữa mà không nói ra đó thôi:)
DeleteHiểu được vấn đề rồi đó. Không có gì là không có ích, đúng hong ? :D
ReplyDeletenhất chị Tư!
DeleteKinh dị quá !
ReplyDeleteMình cũng rất thích cái tên tuyển tập kỳ lạ của Bùi Giáng, cái tên này khiến người yếu bóng vía không dám động tay vào sách nữa ... ka ka...
ReplyDelete