Trước giờ tôi không quan tâm đến văn học Trung Quốc đương đại mấy. Tôi có đọc các nhà văn lưu vong Mã Kiến, Cao Hành Kiện, Cáp Kim, còn trong nước chỉ đọc một số cuốn của Mạc Ngôn. Mạc Ngôn, đọc Báu vật của đời và Đàn hương hình thì thích, sang Cây tỏi nổi giận bắt đầu chán, tới Ma chiến hữu thì chán hẳn, tôi nghỉ Mạc Ngôn từ đó. Cách đây vài hôm, được một bạn chỉ tới link này, đọc xong nghĩ bụng phải kiếm cuốn Pow! đọc thử, ngặt nỗi không biết cuốn này dịch chưa, và tựa tiếng Việt là gì.
Điều thú vị là trong bài viết, tác giả có nói ông thích Yu Hua và Su Tong hơn Mo Yan - Mạc Ngôn. Tra ngược tra xuôi một hồi mới biết Yu Hua là Dư Hoa, còn Su Tong là Tô Đồng. Cái kiểu phiên âm nhân danh, địa danh tiếng Hoa ra âm Hán Việt, một mặt tạo cảm giác gần gũi, dễ đọc, dễ nhớ, dễ tiêu hóa, mặc khác không thuận tiện cho việc giao lưu hợp tác quốc tế lắm, đặc biệt khi cần tra cứu tài liệu tiếng Anh. Mấy lần nói chuyện với các bạn nước ngoài, họ nhắc đến một cái tên Trung Quốc, mình lại chả rõ họ muốn nói về ai, đến khi vỡ lẽ ra, thì đã muộn. Dư Hoa, đã nghe tên nhiều lần, có lần nguyên một chị nhà văn còn bảo đọc Dư Hoa đi. Tô Đồng hoàn toàn chưa nghe tên.
Tuy nhiên, chỉ cần rao vài phút, thì có bạn chạy vào mách ngay Tô Đồng là tác giả Đèn lồng đỏ treo cao. Tưởng gì, Đèn lồng đỏ thì đã xem cả phim lẫn truyện, thậm chí có sẵn sách trong nhà, mà trước giờ không để ý tên tác giả.
Lại có bạn mang luôn hai cuốn của Dư Hoa tới tận nhà. Đúng là ở hiền gặp lành. Thêm một ngạc nhiên thú vị nữa: hóa ra, Sống, mà Trương Nghệ Mưu dựng thành phim, chính là dựa trên tác phẩm cùng tên này của Dư Hoa.
Theo tin mật báo, cả Dư Hoa và Tô Đồng đều còn một số cuốn khác đã dịch. Tôi tiếp tục ở hiền chờ sung rụng.
Nhân tiện, tôi cũng đang kiếm sách của Tiền Trung Thư và A Thành.
* Nhân nói chuyện nhân danh, địa danh tiếng Hoa, lại đọc ngay được bài này.Tôi nghĩ đây là đề nghị hợp lý.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
-
Từ điển Bắc - Nam Những ai đã từng sống ở cả Sài Gòn (tiêu biểu cho miền Nam) và Hà Nội (tiêu biểu cho miền Bắc) sẽ không khó mà nhận ra ...
-
BẠN BÈ CŨNG LÀ MỘT TÀI SẢN Tôi có người bạn viết ba cuốn sách vài trăm nghìn chữ mất 7 năm, lấy tựa chung “Bất hạnh là một ...
-
Chỉ có đọc lại mới đáng kể - một nhà nào đó đã nói về việc đọc sách, chính xác lại là "đọc lại sách", như thế. Một nhà nào đó k...
thế đã đọc Một nửa đàn ônh là đàn bà (Trương Hiền Lượng) chưa? và Chuồng bò trong tháng mù sương nữa, hay lắm.
ReplyDeleteEm đã nhìn thấy vô số lần nhưng chưa bao giờ cầm lên, đừng nói tới đọc. Chị So nói hay thì phen này khỏi phải mua rồi, hì hì:)
Deleteô thế ra gu mình lạc xa gu bạn Mund à :(
Deletechị So hiểu nhầm ý rồi đấy; ý em khác cơ:)
DeleteCác bạn này thành kiến với văn học Tung Của, thích xa xa hơn đó chị So. Cho nên thấy mà không chịu cầm. Đây gọi là tự rào nhốt mình lại (rốt cuộc ai thiệt thòi nào, đến Chuồng bò trong tháng mù sương mà còn hong biết, quê độ quá :))
DeleteChỉ có thể biết ít hay biết nhiều, chớ làm sao biết bao nhiêu cho đủ. Hổng biết chuồng bò, thì mình biết chuồng khác, lo gì :)
DeleteĐọc đi mà nhớ mãi, quê thiệt tình ;p
Deletehttp://forum.phunuviet.org/yaf_postst4528_Chuong-bo-trong-thang-mu-suong---Tri-Tu-Kien.aspx
Dư Hoa còn Gào thét trong mưa bụi, Huynh đệ (2 tập). Thêm mấy tác giả này : Diêm Liên Khoa (Phong nhã tụng), Lưu Chấn Vân (giọng cũng lạ, viết hiện thực theo kiểu chẻ sợi tóc làm tư làm tám, có mấy cuốn Lông gà bay khắp mặt đất, hoa vàng cố hương), Trần Trung Thực (Bạch Lộc Nguyên, một tiểu thuyết đồ sộ kinh điển)...
ReplyDeleteĐọc cho biết thứ văn chương hổn hà hổn hển nhưng chuyện trong truyện sinh động, phong phú :D
Chuồng bò trong tháng mù sương mà chị So nói, mình cũng thích thích thích:), hình như là của Trì Tử Kiến, chị hén ?!
Tối qua ngồi đọc Dư Hoa, chợt nhận ra một điểm chung của các nhà văn Trung Quốc và các nhà văn Việt Nam; cũng là điểm khác biệt cốt tử so với các nhà văn phương Tây. Để nghĩ kỹ kỹ bữa nào khai triển điểm này thọc lét chị Tư hè. :)
Deleteđúng rồi bạn Sầu, cũng là một nhà văn nữ và đọc cũng sầu đứt ruột
Deletenhưng cũng thật khác ...
Có phải điểm chung là quá tiểu tiết, vụn vặt ?
ReplyDeletehông phải, mà để từ từ nghĩ kỹ đã, kẻo bị ném đá:)
Deletequá ít humor. Quá nhiều trầm trọng.
ReplyDeleteKhi humor không đủ humor. Khi trầm trọng không đủ trầm trọng.
(chắc lại nói sai nữa rồi :))
không có sai hay đúng, đơn thuần là quan sát và ý kiến; nhưng mà đề tài hấp dẫn ha :)
DeleteĐọc Thành phố trong mơ và Trường An loạn của Hàn Hàn bùn cười chết đó chị.
DeleteCòn humor theo kiểu humor thì em nghĩ đó chính là Sống của Dư Hoa rồi. Em thì thích Gỉa Bình Ao cuốn Phế Đô cũng cười nghiêng ngả.
DeletePhế Đô quá hay nhỉ. Lúc nào phải đọc lại lần nữa vì quên mất nhiều rồi.
DeleteNếu mà vừa thích thử Tung Của, vừa thích uy-mua, thì đề nghị đọc ngay Trông lên rất đẹp của Vương Sóc. Em cũng chịu, không biết phiên âm quốc tế là gì. Vừa đau vừa buồn cười.
ReplyDeleteĐiểm danh thì còn có Đới Tư Kiệt. Ông này hình như không phải ai cũng thích, cũng không hài mấy, nhưng ít nhất thì có Balzac và cô thợ may Trung Hoa em thích, đã làm thành phim. Mặc cảm của Đ. (Le complexe de Di.) tạm được. Ông Đới này còn làm phim, chính là cái phim Vườn thảo dược - The botanic garden về đồng tính nữ, quay ở Việt Nam, đặc biệt là Hồ Tây, Hà Nội, vì bên Trung Quốc cấm quay.
Trông lên rất đẹp cũng được dựng phim quái và hóm không kém gì truyện.
Deletehttp://www.youtube.com/watch?v=ghOad7MKzfo
Thế thì phải tìm xem thôi. Cảm ơn nhé :)
DeleteTrông Lên Rất Đẹp Youtube có full film with Engsub : )
Deletehttp://www.youtube.com/watch?v=l6LBiuDpH5A
(Balzac và cô thợ may Trung Hoa là về cách mạng văn hóa).
ReplyDeleteBalzac mình từng nhắc đến ở đây này: http://bloggoldmund.blogspot.com/2009/12/danh-sach-2009.html
DeleteÀ thế là cũng thích :)
DeleteDư Hoa còn có " Huynh đệ" ( 2 tập) trải dài từ cách mạng văn hóa đến thời kinh tế thị trường . Chuồng bò trong tháng mù sương của Trì Tử Kiến có in trong tập truyện ngắn Trung Quốc " Dòng sông thấm đẫm nước mưa" , cuốn này giờ có lẽ hơi khó tìm .
ReplyDeletecác bạn mua truyện của Dư Hoa ở đâu thế ạ? mình đi tìm nhiều nơi, nhưng họ đều nói không có. ai biết chỉ mình với nhé
ReplyDeletetruyện của Dư Hoa chịu khó dạo nhà sách cũ thể nào cũng ra một mớ :b, nhiều đến độ tớ chẳng nhớ đc nó có ở nhà sách nào.
Deleteriêng cuốn Sống thì ở Nguyễn Văn Cừ quận 7 còn vài cuốn.